Triển vọng ngành khai thác gỗ ở Nga
Theo đánh giá của hãng thông tấn AFP ( Pháp), Nga đang chuyển sang khai thác gỗ xuất khẩu nhằm giảm phụ thuộc dầu mỏ.
Nga đầu tư nhiều hơn vào ngành khai thác gỗ. Ảnh: AFP
Điều này được minh chứng rõ tại Vologda, thành phố cách Moskva 500km về phía Đông Bắc, nơi có rừng cây gỗ bu lô và gỗ thông trải dài.
Tập đoàn Segezha đang vận hành hàng loạt thiết bị khai thác gỗ tại Vologda. Theo Phó chủ tịch Segezha – ông Dmitry Rudenko, khung cảnh ở Vologda là minh chứng cho sự đổi thay của ngành khai thác gỗ Nga.
Ông Dmitry Rudenko nói: “Điều chúng ta thấy ngày nay là sự lớn mạnh của ngành khai thác gỗ. Chắc chắn đây chính là tương lai của Nga”.
Có tới 1/5 rừng của thế giới nằm tại Nga và việc khai thác nguồn tài nguyên này có thể giúp kinh tế Nga giảm phụ thuộc dầu mỏ và khí đốt. Gỗ và các sản phẩm liên quan đến gỗ hiện chiếm 3% hàng hóa xuất khẩu của Nga.
Video đang HOT
Những ý kiến ủng hộ cho rằng tập trung vào gỗ sẽ giúp cải thiện hình ảnh môi trường của Nga bởi đây là vật liệu xây dựng “xanh” hơn bê tông vốn sản sinh nhiều carbon trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cây xanh có thể được thay thế và tái tạo.
Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ thô. Ảnh: AFP
Công ty Segezha đang bận rộn với các đơn hàng xuất khẩu gỗ đến Đức, Áo, Italy và Nhật Bản. Bà Marina Zotova tại công ty phân tích WhatWood đánh giá: “Vật liệu sinh học, trong đó có gỗ, mang tới tương lai tươi sáng. Nhu cầu đối với sản phẩm tự nhiên và sinh thái học đang ngày càng tăng mạnh. Trong khi đó, gỗ của Nga có chất lượng tương đương với sản phẩm từ Phần Lan và Mỹ”. Bà Marina Zotova còn đánh giá rất cao kết cấu gỗ của vùng Siberia.
Phó chủ tịch Liên đoàn ngành gỗ Nga, ông Andrei Frolov nhận định rằng ngành này có triển vọng tốt, đặc biệt ở thị trường nước ngoài. Nhưng ông Andrei Frolov cũng nhấn mạnh đầu tư lớn là cần thiết để ngành này cạnh tranh được với dầu mỏ và khí đốt.
Giới chức Nga đã áp dụng một số biện pháp để khuyến khích phát triển ngành gỗ, trong đó bao gồm cấm xuất khẩu một số loại gỗ từ năm 2022 và tập trung vào xử lý gỗ xẻ từ trong nước để xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ có giá trị hơn. Nga hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ thô.
Quản lý nhà máy của Segezha tại Vologda – ông Konstantin Pastukhov – đánh giá: “Gỗ có thể tái tạo. Vì thế, nếu quản lý rừng phù hợp, chặt một cây, trồng một cây thì đây sẽ là nguồn tài nguyên vô tận”.
Nga bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 thứ hai
Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine Covid-19 EpiVacCorona, trong bối cảnh số ca nhiễm của đất nước tăng cao nhanh chóng.
Vaccine EpiVacCorona do Viện Vector phát triển. Ngày 28/10, Anna Popova, người đứng đầu cơ quan giám sát sức khỏe cộng đồng Nga, cho biết lượng vaccine bán ra sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay.
Hồi đầu tháng 10, Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt khẩn cấp EpiVacCorona, sau khi vaccine Sputnik V được chấp thuận vào tháng 8. Cả hai vaccine này đều thử nghiệm trên số lượng tình nguyện viên hạn chế và chưa hoàn thành giai đoạn 3.
Giới chức kỳ vọng phân phối vaccine sớm có thể giúp ngăn chặn làn sóng thứ hai của Covid-19, giảm thiểu thiệt hại kinh tế và rút ngắn thời gian phong tỏa. Hiện Nga ghi nhận số ca nhiễm cao thứ tư toàn cầu. Nước này đang gấp rút khôi phục lệnh hạn chế để ngăn chặn virus quay trở lại.
Các nhà khoa học và hãng dược cho biết cần tiến hành thêm thử nghiệm để chứng minh vaccine an toàn và hiệu quả, trước khi cấp phép sử dụng đại trà. Tại Mỹ, đối với các nghiên cứu được đẩy nhanh tiến độ, giới chuyên gia mất hai tháng để theo dõi dữ liệu của thử nghiệm giai đoạn 3, trước khi đăng ký phê duyệt khẩn cấp. Hôm 27/10, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga đã nộp đơn lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kêu gọi cơ quan sớm chấp nhận sản phẩm.
Vaccine EpiVacCorona, được phát triển bởi Viện Vector, phê duyệt ngày 15/10. Ảnh: La Noticia
Khác với Sputnik V sử dụng vector virus, vaccine EpiVacCorona là một hỗn hợp chuỗi axit amin, gọi là petit, hướng dẫn hệ thống miễn dịch cách nhận biết và vô hiệu hóa virus. Dù Nga đã rút ngắn công đoạn để phê chuẩn vaccine, việc mở rộng quy mô sản xuất vẫn là thách thức lớn. Hôm 14/10, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết 60.000 liều đầu tiên sẽ sớm ra mắt thị trường. Theo Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp, Nga đặt mục tiêu sản xuất 30 triệu liều tiêm trong năm 2020.
Quá trình mở rộng quy mô của vaccine đầu tiên là Sputnik V đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuần trước, hãng dược Generium thông báo họ đã có đủ 90.000 liều, dự kiến tăng sản lượng lên 100 triệu liều hàng năm, song chưa đưa ra lịch trình cụ thể.
Việc điều chế Sputnik V rất phức tạp vì cần số lượng lớn. Vaccine sử dụng hai loại vector virus khác nhau trong mỗi mũi tiêm. Chúng phải được bảo quản lạnh trước khi sử dụng, tạo thêm sức ép cho khâu hậu cần. "Các vấn đề nảy sinh ở giai đoạn chuyển giao sản xuất từ Viện Gamaleya đến các địa điểm khác", Dmitry Kulish, chuyên gia sinh vật, giáo sư Đại học Skoltech, nhận định. Ngành công nghiệp trong nước cũng phụ thuộc vào thiết bị từ nước ngoài.
Nhóm được ưu tiên sử dụng vaccine là nhân viên y tế tuyến đầu. Đầu tháng 10, Thị trưởng Moskva Sergey Sobyanin cho biết thành phố có kế hoạch tiêm chủng vào tháng 12 năm nay hoặc tháng 1 năm sau. Thời gian tới, Nga có thể phê duyệt khẩn cấp vaccine thứ ba, do Trung tâm Khoa học Liên bang Chumakov phát triển. Mỗi loại vaccine sẽ có đối tượng sử dụng riêng biệt.
Nga đề nghị WHO phê duyệt nhanh vaccine Covid-19 Nga đã nộp đơn lên WHO để đề nghị đánh giá và đăng ký nhanh cho Sputnik V, loại vaccine ngừa Covid-19 được Moskva cấp phép hồi tháng 8. Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), cơ quan tài trợ kinh phí cho dự án phát triển Sputnik V, hôm nay cho biết việc đẩy nhanh quá trình đăng ký sẽ giúp vaccine...