Triển vọng mong manh của cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã không thể trao đổi với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hoà bất chấp nỗ lực của Lầu Năm Góc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: AP
Nhiều quan chức Lầu Năm Góc ngày 21/5 đã tiết lộ thông tin trên với hãng thông tấn Reuters (Anh). Nguồn tin giấu tên chia sẻ với Reuters: “Mối quan hệ quân sự đang căng thẳng. Nhưng chúng tôi chắc chắn muốn có đối thoại”.
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong thời gian qua căng thẳng liên quan đến bất đồng về thương mại, tranh cãi nhân quyền…
Mặc dù vậy, các quan chức quân đội Mỹ từ lâu vẫn tìm phương pháp để mở đường dây liên lạc với những người đồng cấp Trung Quốc nhằm mục tiêu đối thoại giảm nguy cơ đối đầu hoặc đạt thỏa thuận trước viễn cảnh xảy ra sự cố.
Video đang HOT
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời câu hỏi của Reuters về thông tin trên.
Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng chia sẻ với Reuters rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn tranh cãi nội bộ về việc liệu Bộ trưởng Austin có nên đối thoại với người đồng cấp Ngụy Phượng Hoà hoặc Thượng tướng Hứa Kì Lượng, phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc hay không.
Bộ trưởng Austin còn có cơ hội gặp gỡ Tướng Ngụy Phượng Hoà ở Singapore vào cuối tháng này trong khuôn khổ hội nghị Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La 2021. Tuy nhiên, mới đây sự kiện này bị hủy do làn sóng dịch COVID-19 tại châu Á.
Cuối năm 2020, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức trao đổi về khủng hoảng liên lạc.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á
Ngày 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bắt đầu chuyến công du châu Á nhằm củng cố quan hệ với các đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực.
Ngoại trưởng Antony Blinken (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. (Nguồn: AFP/Reuters)
Chuyến công du này là chuyến "xuất ngoại" đầu tiên của hai quan chức cấp cao trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ. Hai bộ trưởng khởi hành riêng rẽ, theo đó ông Austin đã đến Nhật Bản - chặng dừng chân đầu tiên.
Theo kế hoạch, tại Nhật Bản, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin sẽ tham dự Đối thoại Chiến lược và An ninh với những người đồng cấp nước chủ nhà theo cơ chế Đối thoại "2 2." Hai quan chức cũng sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, sau đó sẽ đến Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, Ngoại trưởng Blinken sẽ trao đổi và tham vấn giới chức nước chủ nhà về việc xem xét lại chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với Triều Tiên .
Ông Blinken sau đó sẽ trở về Mỹ để cùng Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan tham dự cuộc đối thoại với những người đồng cấp Trung Quốc ở Anchorage, Alaska.
Trong khi đó, Bộ trưởng Austin sẽ rời Seoul tới Ấn Độ để hội đàm với người đồng cấp Rajnath Singh nhằm thắt chặt mối quan hệ đối tác với quốc gia Nam Á này.
Trong phát biểu chung trên tờ Washington Post, Bộ trưởng Austin và Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh sẽ nỗ lực "làm hồi sinh các mối quan hệ (của Mỹ) với các bạn bè và đối tác" và tăng cường củng cố liên minh.
Trước đó, phát biểu tại Hawaii trước khi lên đường đến Nhật Bản, Bộ trưởng Austin cho biết ông và Ngoại trưởng Blinken sẽ "lắng nghe và nghiên cứu," cũng như nỗ lực củng cố năng lực quân sự của Mỹ với các đồng minh.
Chuyến công du châu Á của người đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của nhóm Bộ Tứ bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản thảo luận các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.
Tuyên bố chung "Tinh thần Bộ Tứ" được đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh cam kết của nhóm này trong việc thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Mỹ muốn cùng đồng minh châu Á răn đe Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đề cao hợp tác quân sự với các đồng minh châu Á nhằm duy trì lợi thế, xây dựng khả năng răn đe Trung Quốc. "Chuyến đi sẽ tập trung vào quan hệ đồng minh và đối tác, cũng nhằm cải thiện năng lực tác chiến. Mục tiêu của chúng tôi là bảo đảm có năng lực và...