Triển vọng lớn nâng cấp máy bay huấn luyện L-39 Việt Nam
Tiến độ chương trình phát triển phiên bản L-39NG tiếp tục đạt thành công tạo ra cơ hội cho Việt Nam kéo dài thời gian sử dụng máy bay huấn luyện L-39.
L-39 hiện là mẫu máy bay huấn luyện chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Hầu hết các lứa phi công tiêm kích của chúng ta đều trải qua bài bay huấn luyện trên mẫu máy bay huyền thoại này. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài sử dụng, các máy bay không khỏi bị xuống cấp.
Với tinh thần tự lực, tự cường, Việt Nam nhiều năm qua đã nỗ lực học hỏi, làm chủ công nghệ tự đại tu, nâng cấp máy bay huấn luyện L-39 để tiếp tục sử dụng trong điều kiện ngân sách quốc phòng chưa đủ khả năng để sắm thêm các máy bay huấn luyện mới, thay thế L-39 trong tương lai gần.
Dẫu vậy, khả năng của chúng ta có thể chỉ thay thế được thiết bị phụ, trong khi đa số thành phần chính trên máy bay (hệ thống điện tử, hệ thống huấn luyện mô phỏng, hệ thống động cơ) của máy bay vẫn là “nguyên bản L-39″. Mà chúng ta biết rằng, L-39 vốn dĩ được thiết kế để đào tạo phi công tiêm kích thế hệ 2-3, cho nên nếu sử dụng để huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4 là “hơi đuối”. Trong khi KQND Việt Nam hiện được trang bị nhiều tiêm kích thế hệ 4, 4 như Su-27SK, Su-27UBK, Su-30MK, Su-30MK2, và tương lai có thể là Su-30SM, Su-35.
Thật may, gần đây, nhà sản xuất AeroVodochady (Cộng hòa Czech) – “cha đẻ” dòng máy bay L-39 đã nối lại dự án nâng cấp dòng máy bay này thích nghi với chiến tranh hiện đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo phi công tiêm kích thế hệ 4-5. Tạp chí Jane’s dẫn nguồn quan chức công ty Aero Vodochody cho hay, giai đoạn I chương trình phát triển phiên bản thế hệ mới L-39NG đã hoàn thành.
Video đang HOT
L-39NG trang bị động cơ mới Williams FJ44-4M (một trong những hạng mục quan trọng nhất trong chương trình nâng cấp máy bay L-39) và đã được phát triển trong hai năm. Chiếc máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 14/9/2015, việc thử nghiệm động cơ mới hoàn thành vào ngày 12/9/2016.
Chương trình nâng cấp L-39NG bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là thay động cơ AI-25T bằng Williams International FJ44-4M; Giai đoạn 2 là trang bị buồng lái kính với thiết bị điện tử hàng không mới, khung thân mới với 5 giá treo và động cơ FJ44-4M.
Milos Trnobransky – nhà thiết kế chính của Aero Vodochody tuyên bố: “Sau thử nghiệm động cơ, chúng tôi đã trả lại cho hãng Williams trong tháng 7/2016 và đề nghị một số cải tiến. Động cơ được gửi lại cho chúng tôi 2 tuần sau đó và chúng tôi thực hiện chuyến bay L-39NG với động cơ nâng cấp vào ngày 12/9/2016. Trong chuyến bay thử nghiệm, chúng tôi kiểm tra tất cả tham số của động cơ”.
Đáng lưu ý, động cơ Williams FJ44 được phát triển cho thị trường máy bay dân dụng thương mạng hạng nhẹ, nhưng nó lại được sử dụng cho cả máy bay huấn luyện quân sự Alenia Aermacchi M-345 và Saab 105. Với phương án rất hay này, dùng động cơ FJ44 sẽ không ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của Aero Vodochody – nhiều khách hàng sẽ không bị hạn chế khi nâng cấp hay mua L-39NG trang bị động cơ của Mỹ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Giuseppe Giordio – người từng có thời gian là CEO Alenia Aermacchi cho biết: “Việc tích hợp động cơ FJ44 là cần thiết bởi việc hỗ trợ động cơ AI-25 do Ukraine sản xuất đã gặp khó khăn trong vài năm qua”.
Các hệ thống quan trọng khác trên L-39NG cũng được chứng minh trong loạt thử nghiệm gần đây gồm hệ thống điện tử trong buồng lái mới Genesys Aerosystems bao gồm màn hình màu MFD và màn hình hiển thị trước mặt phi công HUD.
Sau khi thay động cơ mới, L-39NG tăng đáng kể tốc độ, tầm bay so với L-39 nguyên bản. Cụ thể, nó đạt tốc độ tối đa 775km/h, tầm bay lên tới 2.590km với lượng nhiên liệu trong thân (nguyên bản chỉ đạt 1.100-1.700km), thời gian hoạt động trên không lên tới 4 tiếng 30 phút.
Máy bay vẫn có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí trên 5 giá treo.
Có thể nói, phiên bản L-39NG là một giải pháp khả thi để Việt Nam kéo dài thời gian sử dụng máy bay huấn luyện L-39, cũng như tăng khả năng tác chiến, đào tạo huấn luyện phi công trong chiến tranh hiện đại.
Theo Kiến Thức
Đã từng có 2 vụ tai nạn máy bay huấn luyện L-39 ở Việt Nam
L-39 là máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực đa tính năng do công ty Aero Vodochody (Tiệp Khắc, nay thuộc Cộng hòa Czech) sản xuất từ cuối những năm 1960.
L-39 cất cánh lần đầu ngày 4/11/1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Cộng hòa Czech, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan) từ năm 1971 trở về sau.
Máy bay L-39 và trực thăng Mi-8 của trung đoàn 910 phối hợp bay huấn luyện
Aero Vodochody xuất khẩu hơn 2.800 chiếc L-39 tới 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. L-39 được thiết kế cho vai trò huấn luyện sơ cấp - cao cấp cho phi công quân sự.
Tuy nhiên, khi cần, máy bay huấn luyện L-39 có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất, thậm chí là tác chiến không đối không.
Máy bay L-39 được trang bị 2 động cơ AI-25TL do Ukraine sản xuất, tốc độ bay tối đa đạt 980 km/h, tầm bay với lượng nhiên liệu cực đại là 1.750km, thời gian hoạt động 3 tiếng 50 phút, trần bay 11.000m.
Bên cạnh là một máy bay huấn luyện thì L-39 còn có khả năng chiến đấu với trang bị vũ khí lên tới 1.290 kg trên bốn mấu cứng bên ngoài, gồm: tên lửa không đối không (K-13), Súng máy 7,62 mm, bom rơi tự do và bom bầy, Rocket, thùng dầu phụ.
Trong lịch sử quân đội Việt Nam đã có 2 vụ tai nạn xảy ra với L-39.
Ngày 29/4/2005, L-39 thuộc E910 của Trường Sĩ quan không quân Việt Nam đang bay trên bầu trời Nha Trang thì đột ngột chết máy. Phi công đã điều khiển máy bay bay ra biển và nhảy dù. Phi công bị thương nhẹ, còn người thượng tá, trung đoàn phó đã thiệt mạng.
Ngày 5/6/2007, trong lúc huấn luyện, chiếc L-39 thuộc Trung đoàn 910, Học viện Không quân Nha Trang, Quân chủng Phòng không Không quân - Bộ Quốc phòng xuất phát từ sân bay Thành Sơn đã không may va phải chim làm vỡ kính buồng lái, máy bay đâm xuống vùng biển thuộc thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách bờ 2 km.
Tai nạn làm 2 phi công là Trần Văn Deo và Lê Lâm Phương thiệt mạng.
Theo Infonet
Thêm một bất ngờ, Việt Nam tự đại tu máy bay L-39 Với việc tự lực sửa chữa, tăng hạn máy bay huấn luyện L-39, Việt Nam đã gần như làm chủ 100% việc sửa chữa các loại máy bay quân sự. Trong cuộc triển lãm gần đây tại Bảo tàng Phòng không - Không quân, bảo tàng đã giới thiệu tới khách thăm quan nhiều hình ảnh, hiện vật nêu bật lên sự tiến...