Triển vọng lợi nhuận VietinBank: Chờ 2021!
Xử lý gọn nợ xấu và giữ tăng trưởng lợi nhuận ở mức “chấp nhận được” sẽ là thành công của VietinBank nếu có thể thực hiện từ nay đến hết năm 2020. Sang năm 2021, triển vọng bứt phá lợi nhuận của ngân hàng này sẽ rộng mở hơn khi tỷ lệ sở hữu nhà nước tối thiểu đã được mở đường để hạ về mức 51%, thay vì 65% như hiện tại.
Triển vọng lợi nhuận VietinBank: Chờ 2021!
Đã có một thời gian dài trước đây, giá cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và giá cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngang nhau về thị giá và biến động cùng chiều với nhau.
Tuy nhiên, tình hình nay đã khác hẳn. Thị giá CTG hiện chỉ bằng khoảng một nửa BID (21.600 đồng/cổ phiếu chốt phiên 14/11 so với 42.500 đồng/cổ phiếu) và trong khi BID vẫn miệt mài tìm lại đỉnh cũ thiết lập hồi tháng 4/2018, CTG vẫn tiếp tục xu hướng đi ngang.
Diễn biến đi ngang của giá cổ phiếu phần nào cho thấy, giới đầu tư đang không đặt nhiều kỳ vọng vào triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VietinBank trong thời gian tới.
Sau thời gian dài “sánh đôi” về thị giá, cổ phiếu CTG hiện đã bị BID bỏ xa (Nguồn đồ thị: TradingView. Chú thích: Đường vàng là thị giá CTG, đường xanh dương là thị giá BID)
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là việc hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này đã chạm ngưỡng tối thiểu. Thậm chí nếu áp dụng theo Thông tư 41 (chuẩn Basel II về vốn), CAR của VietinBank thậm chí còn xuống dưới ngưỡng tối thiểu, theo lời của Chủ tịch Lê Đức Thọ chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.
CAR thấp khiến tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, bởi dư nợ tín dụng là mẫu số khi tính CAR.
Hiện chưa có giải pháp cho vấn đề này.
Theo tìm hiểu, Nghị quyết số 25 ngày 9/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 quy định không sử dụng ngân sách nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng.
Cùng với đó, Nghị quyết số 26 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 1023 ngày 28/8/2015 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 cũng không có danh mục kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Vì vậy, muốn mở đường tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước nói chung và VietinBank nói riêng, Quốc hội buộc phải đưa nội dung này vào nghị quyết mới.
Tuy nhiên, ngày 11/11 vừa qua, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là việc hệ trọng, đang được thẩm tra, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy trình. Do vậy, xin chưa thể hiện nội dung trên trong dự thảo nghị quyết.
Đồng nghĩa, việc tăng vốn ngân hàng bằng ngân sách sẽ tiếp tục lỡ hẹn.
Video đang HOT
Trong số các ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ riêng VietinBank là không còn dư địa phát hành cổ phiếu riêng lẻ do tỷ lệ sở hữu nhà nước đã xuống mức tối thiểu (khoảng 65%), do đó nếu muốn tăng vốn để cải thiện CAR thì chỉ còn cách phát hành cho cổ đông hiện hữu, nghĩa là phải dùng ngân sách để tăng vốn.
Trên thực tế, bên cạnh cách dùng nguồn vốn từ bên ngoài, bổ sung vốn thông qua việc giữ lại lợi nhuận cũng là một cách khả thi. Tuy nhiên, VietinBank lại gặp tình trạng “con gà quả trứng”, bởi CAR thấp thì tăng trưởng tín dụng hạn chế, trong khi tín dụng là nguồn thu chính của ngân hàng, dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận cũng hạn chế.
Thêm vào đó, từ khi nhận chức Chủ tịch HĐQT, ông Lê Đức Thọ đã quyết làm sạch bảng cân đối kế toán khi ghi nhận tương đối đầy đủ nợ xấu cũng như thoái lãi dự thu, khiến quý IV/2018 ghi nhận mức lỗ tới hơn 850 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm trước đó lãi gần 2.000 tỷ đồng). Điều này cũng ảnh hưởng đến lượng lợi nhuận giữ lại, nhưng là việc buộc phải làm.
Tuy nhiên, 9 tháng năm 2019, VietinBank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khá cao, 26%, đạt 8.456 tỷ đồng. Tăng trưởng lợi nhuận cả năm sẽ còn cao hơn khá nhiều bởi nền lợi nhuận năm ngoái thấp do quý IV thua lỗ.
Sở dĩ ngân hàng này giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận khá cao trong 9 tháng là bởi thu nhập lãi thuần vẫn tăng 12% bất chấp dư nợ tín dụng chỉ tăng gần 4%, nhiều khả năng do cơ cấu lại dư nợ theo hướng ưu tiên các khoản vay có biên lợi nhuận cao (nhất là cho vay cá nhân) và giữ tăng trưởng chi phí vốn thấp hơn tăng trưởng doanh thu tín dụng. Dù vậy, mức tăng 12% vẫn là khá thấp so với mặt bằng chung.
Cùng với đó, VietinBank cũng giữ chi phí hoạt động ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, ngân hàng này ghi nhận nguồn lãi thuần lên đến hơn 3.000 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng 53%, nhiều khả năng do ghi nhận nguồn phí “khủng” từ mảng bancassurance với đối tác độc quyền là Công ty Bảo hiểm nhân thọ Aviva Việt Nam.
VietinBank đang quyết làm sạch bảng cân đối kế toán
Trong bối cảnh CAR tiếp tục ở mức thấp kéo theo tăng trưởng tín dụng thấp, trong khi hạn mức tăng LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) cũng đã hết từ lâu, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VietinBank từ nay đến hết năm 2020 vẫn tiếp tục phụ thuộc vào việc cải thiện biên lợi nhuận ở mảng tín dụng (bằng cách cơ cấu lại các khoản cho vay theo hướng ưu tiên lãi suất cao, đồng thời giữ tăng trưởng chi phí vốn ở mức thấp hơn tăng trưởng doanh thu tín dụng).
Cùng với đó là việc tiếp tục tiết kiệm chi phí hoạt động, cũng như gia tăng nguồn thu từ dịch vụ, đặc biệt là mảng bancassurance với Aviva.
Táo bạo hơn, để có thêm nguồn vốn, VietinBank vẫn còn dư địa thoái vốn tại các công ty con, trong đó đáng kể nhất là phần vốn tương đương 50% vốn điều lệ tại ngân hàng Indovina. Dù vậy, khả năng này chỉ là giả thiết vì còn tùy thuộc vào điều khoản hợp đồng liên doanh và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước cũng như ban lãnh đạo VietinBank.
Mỗi phần lợi nhuận tăng thêm, VietinBank lại có thêm dư địa để tăng trưởng tín dụng.
Dù thế, nợ xấu vẫn là vấn đề cần lưu tâm khi xem xét triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng này.
Thời gian tới, xử lý nợ xấu vẫn sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của VietinBank và lượng xử lý là không nhỏ, bao gồm cả nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng tại VAMC và nợ xấu tiềm ẩn (quy mô lãi dự thu của VietinBank dù không lớn do đã được thoái “mạnh tay” hồi quý IV/2018 nhưng chất lượng lãi dự thu lại khá kém khi toàn bộ đều có thời gian đáo hạn trên 5 năm, nên nhiều khả năng vẫn còn tiềm ẩn lượng nợ xấu đáng kể, dù không lớn).
Xử lý gọn nợ xấu và giữ tăng trưởng lợi nhuận ở mức “chấp nhận được” sẽ là thành công của VietinBank nếu có thể thực hiện từ nay đến hết năm 2020.
Sang năm 2021, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VietinBank sẽ rộng mở hơn do theo “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″, giai đoạn 2021 – 2025, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu tại các ngân hàng thương mại gốc quốc doanh sẽ ở mức 51%, thay vì 65% như hiện nay. Đồng nghĩa, VietinBank sẽ có cơ hội để phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
14% là lượng cổ phần không hề nhỏ nhưng vẫn có giới hạn, vì vậy, ngân hàng này cũng cần tính toán theo hướng tăng vốn từng phần, song song với việc đẩy mạnh và tối ưu hóa lợi nhuận để giữ CAR ở trên mức quy định trong dài hạn.
Triển vọng lợi nhuận của VietinBank sẽ phải chờ đến năm 2021 để bứt phá, tuy nhiên, giá cổ phiếu có thể đi trước để đón lõng diễn biến này.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Sau cú sốc tháng 4/2018, cổ phiếu 'ông lớn' ngân hàng lên đường tìm về đỉnh cũ
Mặc dù VN-Index thời gian qua diễn biến trồi sụt, dao động quanh ngưỡng 960 - 1.000 điểm nhưng nhiều cổ phiếu ở nhóm ngân hàng top trên đã lên đường tìm về đỉnh cũ, trong đó một số đã ghi nhận thành quả.
Sau cú sốc tháng 4/2018, cổ phiếu 'ông lớn' ngân hàng lên đường tìm về đỉnh cũ
Đầu tháng 4/2018, VN-Index bất ngờ "gãy trend tăng" và giảm một mạch từ đỉnh 1.200 điểm xuống mốc 940 điểm. Mặc dù sau đó dần hồi phục nhưng "năm lần bảy lượt", VN-Index chỉ ghi nhận một vài phiên ngắn ngủi chinh phục được mốc 1.000 điểm rồi lại giảm. Mốc 1.200 điểm thì còn rất xa vời trong kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Trước thời khắc tạo đỉnh, ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất thị trường. Giới đầu tư tưởng chừng như cổ phiếu ngân hàng đang lấy lại vị thế "cổ phiếu vua" từng tạo dựng nhiều năm trước.
Và khi VN-Index "gãy", cổ phiếu vua cũng nhanh chóng tháo bỏ vương miện.
Từ mốc hơn 73.000 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh) chốt phiên giao dịch ngày 3/4/2018, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã giảm một mạch xuống 46.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 28/5/2018. Nghĩa là giảm tới 37% sau chưa đầy 2 tháng.
Cũng trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu BID của BIDV đã mất trên 50% giá trị; cổ phiếu CTG của VietinBank mất trên 40% giá trị.
Hai ngân hàng top trên khác (có vốn chủ sở hữu đến hết ngày 30/6/2019 trên 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận mục tiêu năm 2019 cỡ khoảng 10.000 tỷ đồng) là MB và VPBank cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Thị giá cổ phiếu MBB của MB đã giảm trên 40% từ đỉnh; trong khi đó, cổ phiếu VPB của VPBank mất 37% giá trị.
"Ông lớn" ngân hàng còn lại là Techcombank thì niêm yết 2 tháng sau thời điểm VN-Index tạo đỉnh.
Mặc dù VN-Index thời gian qua diễn biến trồi sụt, dao động quanh ngưỡng 960 - 1.000 điểm nhưng nhiều cổ phiếu ở nhóm ngân hàng top trên đã lên đường tìm về đỉnh cũ, trong đó một số đã ghi nhận thành quả.
Điển hình nhất là trường hợp của Vietcombank. Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu VCB đã tăng một mạch, từ mức 53.600 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 2/1/2019 lên mức 81.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 29/7/2019, tương đương mức tăng trên 50%.
Chốt phiên giao dịch hôm nay (12/9), cổ phiếu VCB vẫn vững vàng ở mức giá cao hơn đỉnh cũ: 79.500 đồng/cổ phiếu.
Với cổ phiếu BID, diễn biến giá cũng đang theo chiều hướng tích cực. Thị giá BID chốt phiên hôm nay ở mức 38.650 đồng/cổ phiếu - tương đương mức giá hồi cuối tháng 4/2018, chỉ còn cách đỉnh cũ thiết lập hồi đầu tháng 4/2018 khoảng 6.400 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 17%.
Cần nhắc lại, từ đỉnh, cổ phiếu BID đã mất tới trên 50% giá trị sau chưa đầy 2 tháng.
Dù chưa quá rõ ràng nhưng cổ phiếu MBB cũng đang hướng về đỉnh cũ khi rục rịch bứt phá khỏi vùng 20.000 - 23.000 đồng/cổ phiếu. Ngày 28/8 vừa qua, thị giá MBB đã đạt mức 23.350 đồng/cổ phiếu, suýt phá đỉnh một năm thiết lập ngày 4/10/2018 (23.360 đồng/cổ phiếu - tính theo giá điều chỉnh).
Chốt phiên hôm nay, cổ phiếu MBB giữ ở mức 23.100 đồng/cổ phiếu.
Xu hướng tăng giá của những cổ phiếu trên khó lòng đến từ thị trường chung, bởi VN-Index vẫn đang diễn biến không mấy tích cực, mà chủ yếu đến từ chuyển động trong hoạt động cốt lõi của ngân hàng.
Với Vietcombank là nền tảng kinh doanh vững chắc, tăng trưởng lợi nhuận đáng kinh ngạc (61% cho năm 2018 và 41% cho nửa đầu năm 2019) giúp ngân hàng này giữ vững ngôi vị quán quân lợi nhuận, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại. Trong khi đó, với BIDV là câu chuyện bán vốn cho đối tác ngoại, kỳ vọng xử lý nợ xấu tồn đọng đi đến hồi kết và nền tảng thị phần tín dụng lớn bậc nhất hệ thống.
Trong khi đó, động thúc đẩy giá cổ phiếu của MB là cả hai câu chuyện: bán vốn cho đối tác ngoại và tăng trưởng lợi nhuận.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mục tiêu giai đoạn 2019 - 2024 của ngân hàng này lên đến 20%/năm, cao bậc nhất hệ thống ngân hàng. Cùng với đó là đòn bẩy từ việc bán vốn cho đối tác ngoại cũng như nới room ngoại (MB dự kiến bán 7,5% vốn điều lệ cho đối tác ngoại trong năm 2019).
Ngoài ra, định giá ở mức thấp với P/E chỉ khoảng 7 lần, trong khi trung bình ngành trên 12 lần, cũng là điểm khiến cổ phiếu MBB hấp dẫn giới đầu tư.
Với VPBank, cổ phiếu VPB của ngân hàng này vẫn chưa cho thấy tín hiệu phục hồi rõ ràng, dù cũng đã có cải thiện nhất định trong 3 tháng qua. Trong một động thái mới đây, đại hội đồng cổ đông VPBank đã thông qua phương án mua lại tối đa 10% lượng cổ phiếu đáng lưu hành để làm cổ phiếu quỹ.
Theo ban lãnh đạo ngân hàng này, thị giá VPB hiện tại không phản ánh đúng giá trị thực tế cũng như tiềm năng phát triển của VPBank. Việc mua cổ phiếu quỹ là để giảm bớt số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhằm tăng tỷ lệ sinh lời trên mỗi cổ phiếu cho nhà đầu tư, cũng như được hiểu là một thương vụ đầu tư của ngân hàng vào một tài sản có giá trị và có khả năng sinh lời cao trong tương lai.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance
BIDV đã quyết định "trả nợ" cổ đông, VietinBank thì sao? Trong số 2 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đang "nợ" cổ tức, BIDV đã có câu trả lời. Sự chú ý còn lại dồn về VietinBank. VietinBank có được là ngoại lệ? Như vậy, với câu hỏi cổ tức từng được đặt ra suốt gần ba năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới...