Triển vọng ký kết hiệp ước hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời ông Armen Grigoryan – Thư ký Hội đồng An ninh Armenia – ngày 4/6 nhận định hiện có cơ hội để Yerevan và Baku ký thỏa thuận hòa bình vào cuối năm 2023, qua đó chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt nhiều thập kỷ.
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia Armenia, ông Grigoryan khẳng định tiến trình đàm phán đang được thực hiện một cách hết sức tích cực. Quan chức an ninh Armenia chia sẻ: “Nếu chúng ta có thể duy trì được cường độ này và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế để đạt được tiến triền, thì sau đó sẽ xuất hiện cơ hội có được hiệp ước hòa bình vào cuối năm nay”.
Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều đang cố gắng thúc đẩy mục tiêu xây dựng nền hòa bình lâu dài giữa Armenia và nước láng giềng Azerbaijan, vốn rơi vào vòng xoáy của 2 cuộc chiến trong 30 năm qua liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Trước đó, ngày 3/6, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc trao đổi ngắn tại lễ nhậm chức của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara. Hôm 1/6, hai bên cũng đã gặp nhau ở gần thủ đô Chisinau của Moldova để thảo luận về tiến trình hòa bình và phân định biên giới.
Quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia vùng Trung Á này liên quan đến quyền kiểm soát Nagorny-Karabakh, khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tiến hành hàng chục cuộc gặp cấp cao, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp cho các các vấn đề, trong đó có việc phân định biên giới và trao đổi tù nhân. Quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng sau khi ngày 23/4 vừa qua, Azerbaijan thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ nước này và nối Armenia với khu vực Nagorny-Karabakh.
Armenia, Azerbaijan lạc quan về triển vọng bình thường hóa quan hệ
Ngày 25/5, sau các cuộc gặp tại Moskva (LB Nga), Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ sau khi công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hai nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan đã có các cuộc hội đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi bước vào cuộc gặp ba bên diễn ra cùng ngày.
Phát biểu trước các cuộc đàm phán này, Tổng thống Azerbaijan Aliyev cho rằng "có khả năng đi đến một thỏa thuận hòa bình, xét đến việc Armenia chính thức công nhận Karabakh là một phần của Azerbaijan". Về phần mình, Thủ tướng Armenia Pashinyan cho biết hai bên "đã đạt được bước tiến tốt trong việc bình thường hóa quan hệ dựa trên sự công nhận toàn vẹn lãnh thổ của nhau". Ông Pashinyan khẳng định Yerevan "sẵn sàng giải tỏa tất cả các tuyến giao thông trong khu vực đi qua lãnh thổ Armenia".
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc gặp ba bên Nga-Armenia-Azerbaijan, Tổng thống Putin cũng nhận định tình hình giữa Armenia và Azerbaijan đang tiến triển theo hướng giải quyết vấn đề dù vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định nhưng chỉ mang tính kỹ thuật. Theo ông Putin, một trong những vấn đề còn tồn tại là các tuyến giao thông, nhưng vấn đề này có thể giải quyết được.
Tổng thống Putin cho biết thêm các Phó Thủ tướng của Nga, Armenia và Azerbaijan sẽ gặp nhau vào tuần tới tại Moskva để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh, khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tiến hành hàng chục cuộc gặp cấp cao, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp đối với các vấn đề, trong đó có việc phân định biên giới và trao đổi tù nhân. Quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng sau khi Baku ngày 23/4 vừa qua thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực Nagorny-Karabakh.
Armenia kêu gọi ICJ yêu cầu Azerbaijan chấm dứt kiểm soát Hành lang Lachin Ngày 24/5, Armenia đã kêu gọi Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) yêu cầu Azerbaijan dỡ bỏ trạm kiểm soát mà Baku thiết lập trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với...