Triển vọng kinh tế thế giới năm 2019: Bức tranh thiếu lạc quan
Trước những ảnh hưởng của căng thẳng thương mại cũng như mức độ vay nợ ngày càng tăng, đã có không ít dự báo về triển vọng kém lạc quan của kinh tế toàn cầu trong năm 2019.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
GDP toàn cầu năm 2019 dự báo giảm
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa được công bố ngày 8/10, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đang diễn biến hết sức phức tạp, triển vọng GDP toàn cầu sẽ dự báo xuống còn 3,7% trong năm 2018 và 2019.
Những thay đổi được dự báo sẽ xảy ra cho các nền kinh tế đang phát triển trong năm nay, cũng như sự sụt giảm khá lớn cho Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019. Đây là lần đầu tiên IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ tháng 7/2016.
IMF nhấn mạnh cảnh báo rằng những rủi ro đã được đề cập trong báo cáo trước đó đã “trở nên rõ ràng hơn, hay nói cách khác là đã chính thức xuất hiện” trong thế giới thực. Cụ thể, căng thẳng thương mại gia tăng dẫn đến những chính sách thuế khắc nghiệt giữa các đối tác thương mại lớn đã tác động không nhỏ đến Trung Quốc, cũng như nhiều nền kinh tế châu Á khác và các nước dễ bị tổn thương như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina.
Video đang HOT
Đối với 2 nền kinh tế lớn, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ ở mức 2,9% trong năm 2018, sau đó giảm xuống còn 2,5% vào năm 2019. Về phía Trung Quốc, dự báo tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 6,6% trong năm 2018 và 6,2% vào năm 2019. Dự đoán tăng trưởng cho khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh cũng giảm mạnh.
Ngày 21/11, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019. Theo OECD, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 dự kiến tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo 3,7% được đưa ra hồi tháng Chín vừa qua.
Cụ thể, tổ chức này điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6,6% năm 2018, 6,3% năm 2019 và 6% năm 2020 do hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm. Tuy nhiên, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Mỹ lần lượt 2,9%, 2,7% và 2,1% cho năm 2018, 2019 và 2020 khi chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Donald Trump hỗ trợ tốt cho đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó, kinh tế khu vực Eurozone dự kiến tăng 1,9% năm 2018, 1,8% vào năm 2019 và 1,6% vào năm 2020, giảm nhẹ so với các dự báo trước đó.
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 cũng đã lần đầu tiên bị xấu đi trong góc nhìn của các chuyên gia kinh tế được Hãng tin Reuters khảo sát ý kiến cuối tháng 10 vừa qua. Các chuyên gia nói rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các điều kiện tài chính thắt chặt có thể châm ngòi cho một cuộc suy giảm tăng trưởng mới của nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia cho rằng, trong năm 2019, kinh tế thế giới chỉ tăng 3,6%, giảm so với lần dự báo trước, đồng thời thấp hơn mức dự báo tăng 3,7% mà IMF đưa ra gần đây.
Trong báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (Việt Nam) cũng cho rằng kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo giảm tốc hoặc nhiều nhất chỉ duy trì được mức tăng như năm 2018. Những rủi ro chủ yếu đối với kinh tế toàn cầu năm 2019 là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ – Trung Quốc; rủi ro rút vốn và khủng hoảng cơ chế tỷ giá hối đoái tại các nước mới nổi.
Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng
Theo IMF, tình trạng bất ổn do căng thẳng thương mại gây ra có thể khiến các doanh nghiệp tạm ngưng hoặc chấm dứt hoàn toàn việc rót vốn, hậu quả nhìn thấy sẽ là làm chậm sự tăng trưởng về các hoạt động đầu tư. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mang tính hệ thống vô cùng nghiêm trọng.
Thương mại toàn cầu được dự đoán sẽ chỉ tăng thêm 4,2% vào năm 2018, thấp hơn 6/10 điểm so với những kỳ vọng đã được đưa ra vào tháng 7, cùng lúc thấp hơn gần 1 điểm so với dự đoán của tháng 4. Trong năm 2019, thương mại toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 4%, thấp hơn một nửa so với triển vọng trước đó.
Trong khi đó, theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm. Tháng 10/2018, tăng trưởng thương mại thế giới năm 2019 được IMF dự báo khoảng 4%, giảm 0,2 điểm % so với năm 2018 do chịu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, giá hàng hóa, giá dầu dự báo biến động không nhiều. Dự báo năm 2019, giá dầu sẽ được giữ ở mức ổn định hoặc tăng nhẹ khoảng 3% so với giá dầu bình quân năm 2018 (IMF, WB)…
Theo tapchitaichinh.vn
Fed tăng lãi suất, chứng khoán Mỹ đỏ lửa
Rạng sáng hôm nay theo giờ địa phương, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất mục tiêu lần thứ tư trong năm, bất chấp những phản đối từ Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, Fed bày tỏ sự thận trọng hơn trong lộ trình tăng lãi suất năm 2019.
Biểu đồ dot plot thể hiện kỳ vọng của các thành viên FOMC về mức lãi suất thời gian tới trong cuộc họp hôm qua. Nguồn: Blooomberg
Cuộc họp Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) vào 2 giờ sáng nay theo giờ địa phương đã phát đi thông báo về việc Fed tăng 0,25% lãi suất mục tiêu lần cuối cùng trong năm 2018. Đây cũng là lần thứ 10 Fed tăng lãi suất kể từ cuối năm 2015. Theo đó, lãi suất mục tiêu nằm trong khoảng 2,25 - 2,5%. Fed tăng lãi suất bất chấp Tổng thống Donald Trump phản đối mạnh mẽ, vì theo ông lạm phát vẫn ở mức thấp và bản thân ông Trump luôn muốn một đồng nội tệ yếu hơn để hỗ trợ cán cân thương mại Mỹ.
Khi được hỏi về áp lực từ phía Nhà Trắng, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng: "Các cân nhắc về chính trị không có vai trò gì trong hoạch định chính sách của Fed. Chúng tôi sẽ làm công việc của chúng tôi theo cách mà chúng tôi vẫn luôn làm".
Tuy nhiên, Fed bày tỏ thận trọng trong kế hoạch tăng lãi suất 2019-2020. Theo biểu đồ dot plot (thể hiện kỳ vọng của các thành viên FOMC về mức lãi suất trong thời gian tới) trong cuộc họp hôm qua thì khả năng năm 2019 sẽ có 2 hoặc 3 đợt tăng lãi suất nữa trước khi chấm dứt kế hoạch nâng lãi suất vào năm 2020-2021. Lãi suất chuẩn vào năm 2021 có thể ở mức 3,1%, giảm so với kỳ vọng trước đó ở mức 3,4%.
Phản ứng với việc Fed tăng lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt giảm, chỉ số S&P 500 đo lường mức biến động giá của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn NYSE và NASDAQ đã giảm 1,5% - đứng ở mức thấp nhất trong 15 tháng trở lại.
Chỉ số S&P 500 ngày 19-12. Nguồn: Bloomberg
Tại cuộc họp, Fed tái khẳng định rằng sẽ thúc đẩy trước kế hoạch giảm 4,1 nghìn tỉ đô la Mỹ trái phiếu trên bản cân đối. Đây có thể là biện pháp thắt chặt tín dụng, sau khi thị trường chứng khoán Mỹ gần đây có biểu hiện của sự hỗn loạn. Đồng thời, Fed thể hiện rõ mục tiêu thu hẹp quy mô bản cân đối, sau các gói mua outright (mua hẳn) khối lượng lớn trong thời gian khủng hoảng kinh tế từ 2008.
Thị trường trái phiếu chính phủ, vốn được coi là phản ánh kinh tế vĩ mô tổng thể của một nền kinh tế, rạng sáng nay cũng chứng kiến sự sụt giảm của đường lợi suất trái phiếu kho bạc, cho thấy các nhà đầu tư đang tỏ ra bi quan và nhìn nhận việc tăng lãi suất của Fed như một hành động thắt chặt tiền tệ, dự báo về kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, cũng như thất nghiệp ở mức cao hơn.
Theo thesaigontimes.vn
SonKim Land giới thiệu Giai đoạn 1 dự án The Metropole Thủ Thiêm - "The Galleria Residences" 17/12/2018, Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát (Quốc Lộc Phát) - chủ đầu tư và Công ty cổ phần Bất động sản SonKim (SonKim Land) - nhà phát triển của The Metropole Thủ Thiêm hân hạnh giới thiệu giai đoạn 1 của Dự án The Metropole Thủ Thiêm - The Galleria Residences. Tọa lạc tại điểm kết nối giữa các quận trung...