Triển vọng kinh tế ‘nghiệt ngã’ của Đức
Báo cáo kinh tế hằng năm của Chính phủ Đức rất ảm đạm và mọi hy vọng rằng tình hình có thể khởi sắc trở lại vào năm 2024 đã “tan thành mây khói”.
Giá thực phẩm được niêm yết tại Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 23/2, Đức đã hạ đáng kể dự báo tăng trưởng năm 2024 của nền kinh tế nước này. Nhu cầu toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị đã cản trở sự phục hồi của Đức sau suy thoái.
Rõ ràng, kinh tế Đức đối mặt với triển vọng ảm đạm khi mà nước này từng là cường quốc kinh tế của khu vực đồng Euro (Eurozone). Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã xác nhận triển vọng kém đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, hạ thấp đáng kể kỳ vọng tăng trưởng vào năm 2024.
Nền kinh tế Đức đã chao đảo giữa trì trệ và suy thoái trong những quý gần đây, trong đó nước này bị tàn phá bởi điều mà Bộ trưởng Habeck mô tả là “một cơn bão hoàn hảo”.
Chính phủ Đức đã thông qua dự báo kinh tế điều chỉnh mức tăng trưởng xuống 0,2% trong năm nay – thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là 1,3%.
Bộ trưởng Habeck cho biết khi trình bày báo cáo: “Chúng ta đang thoát khỏi cuộc khủng hoảng chậm hơn so với mong đợi. Thực tế là môi trường kinh tế toàn cầu không ổn định và tăng trưởng thương mại toàn cầu thấp trong lịch sử là thách thức đối với một quốc gia xuất khẩu như Đức”.
Video đang HOT
Ngân hàng Bundesbank của Đức cho biết vào đầu tuần này rằng sản lượng kinh tế ở Đức sẽ giảm nhẹ trở lại trong quý đầu tiên của năm 2024, do đó nước này sẽ bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp. Bundesbank trích dẫn các cuộc đình công lan rộng, đặc biệt ảnh hưởng đến giao thông công cộng, là một yếu tố góp phần quan trọng vào tình trạng trên.
Tuy nhiên, ông Habeck đã chỉ ra những “vấn đề mang tính cơ cấu” dài hạn như thiếu hụt công nhân lành nghề, tình trạng quan liêu quá mức và tình trạng đầu tư dưới mức kéo dài cần được giải quyết.
Ông nói: “Không gì khác hơn là bảo vệ khả năng cạnh tranh của Đức với tư cách là cường quốc công nghiệp”. Phó Thủ tướng Đức cũng thừa nhận rằng các tranh cãi công khai thường xuyên giữa các đảng trong liên minh cầm quyền ở Đức đang gây bất ổn cho hoạt động kinh doanh.
Chính phủ liên minh ba đảng của Đức do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo – gồm Đảng Dân chủ Xã hội trung tả, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) – đang chia rẽ về cách thúc đẩy nền kinh tế.
Ông Habeck đã kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh thông qua việc nới lỏng chính sách “phanh nợ” vốn được coi là hạn chế vay mượn của Đức. Đối với FDP, việc bỏ “phanh nợ” là một ranh giới đỏ.
Căng thẳng về vấn đề trên lại gia tăng vào tháng 11 vừa qua khi Tòa án Tối cao Đức ra phán quyết chống lại việc tái phân bổ quỹ đại dịch COVID-19 trị giá 60 tỷ euro (65,3 tỷ USD) cho các sáng kiến xanh.
Sự bất ổn về địa chính trị và nhu cầu toàn cầu thấp hơn từ các thị trường như Trung Quốc là một trong những trở ngại cho sự phục hồi kinh tế của Đức.
Ngành công nghiệp lớn của Đức cũng bị thiệt hại đặc biệt do mất nguồn nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga. Trong khi đó, một loạt các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm mục đích kiềm chế lạm phát đã cản trở hoạt động đầu tư.
Lạm phát cao và sức mua giảm dẫn đến nhu cầu trong nước thấp hơn cũng là một trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Quốc gia châu Âu thiệt hại hơn 200 tỷ USD kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ
Những quyết định được Đức đưa ra kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ cách đây gần 2 năm đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 200 tỷ Euro (216 tỷ USD).
Đây là thông tin được tờ Die Rheinische Post công bố hôm 21/2 sau khi dẫn lời ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức. Theo đó, giá năng lượng tăng là một trong những yếu tố chính gây thiệt hại cho nền kinh tế Đức.
Trong suốt nhiều năm, ngành công nghiệp Đức đã hưởng lợi từ nguồn cung khí đốt tương đối rẻ của Nga. Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính phủ Berlin đã quyết định từ bỏ năng lượng của Moscow, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đắt tiền hơn như khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
"Tổn thất kinh tế đối với Đức sau 2 năm bùng nổ xung đột Ukraine là trên 200 tỷ Euro", ông Fratzscher nói.
Theo ông, vào năm 2022, mức tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm 2,5%, dẫn đến khoản lỗ khoảng 100 tỷ Euro, và năm 2023 cũng có mức giảm tương tự.
Ông Fratzscher nói thêm, lạm phát gia tăng ở Đức đã ảnh hưởng nặng nề đến những người lao động có thu nhập thấp.
Một nghiên cứu khác của Viện Kinh tế Đức cũng đưa ra kết luận tương tự. Theo đó, các chuyên gia ước tính tổn thất do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và xung đột Ukraine đối với nền kinh tế Đức là 240 tỷ Euro trong giai đoạn từ năm 2022 - 2023.
Còn theo tờ Die Rheinische Post, trong tình hình hiện tại, chỉ có các nhà thầu quốc phòng Đức là làm ăn có lãi.
Hôm 19/2, Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank đánh giá nền kinh tế nước này có thể tiếp tục suy thoái trong quý I/2024, và không có khả năng phục hồi.
Bình luận về dự báo tăng trưởng 0,2% trong năm nay, vào tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận triển vọng là "rất tệ".
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng nhấn mạnh, tình hình này là "đáng lo ngại và nguy hiểm về mặt xã hội".
Thận trọng trước nguy cơ suy thoái Bức tranh kinh tế thế giới gần đây chủ yếu là một gam màu xám với tình hình tăng trưởng trì trệ ở những nền kinh tế đầu tàu. Bối cảnh địa chính trị vẫn còn nhiều bất ổn, xung đột tại Ukraine và Trung Đông tiếp tục kéo dài khiến các chuyên gia kinh tế đều tỏ ra thận trọng về triển...