Triển vọng hợp tác Mỹ – Nhật trong lĩnh vực chip
Ngày 9/4, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng ông nhận thấy nước này có nhiều cơ hội hợp tác hơn với Mỹ trong lĩnh vực chế tạo chip máy tính thế hệ tiếp theo.
Thủ tướng Kishida đưa ra nhận định như vậy tại hội nghị bàn tròn về công nghệ quan trọng và mới nổi do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức tại Washington, một ngày trước khi nhà lãnh đạo Nhật Bản dự cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tại hội nghị trên, Thủ tướng Kishida đề cập đến việc tập đoàn sản xuất chip bán dẫn Rapidus của Nhật Bản hợp tác với tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM có trụ sở ở Mỹ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển chip thế hệ mới. Trong khuôn khổ hợp tác với IBM, mục tiêu của Rapidus là kể từ năm 2027 có thể sản xuất hàng loạt chip tiên tiến nhất hiện nay tại một nhà máy ở Hokkaido, phía Bắc Nhật Bản. Thủ tướng Kishida nhấn mạnh việc Nhật Bản và Mỹ hợp tác để thiết lập nền kinh tế của mỗi nước có khả năng phục hồi, chống chịu và thích ứng đã trở nên ngày càng quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết nước này sẽ cung cấp khoản hỗ trợ bổ sung lên đến 590 tỷ yen (3,9 tỷ USD) cho tập đoàn Rapidus. Đây là một trong những nỗ lực nhằm vực dậy ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt giữa các nước nhằm thu hút các công ty bán dẫn.
Nhật Bản đang “đặt cược” vào những nỗ lực khôi phục ngành công nghiệp chip bán dẫn của mình như thời kỳ những năm 1980 khi các công ty của nước này như Toshiba và NEC đóng vai trò chủ đạo trong thị trường bộ vi xử lý. Trong cuộc cạnh tranh hiện nay, thị phần bán dẫn toàn cầu của Nhật Bản hiện đã sụt giảm từ mức 50% xuống còn khoảng 10%.
Nhật Bản và Mỹ đang tăng cường hợp tác để củng cố khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng chip toàn cầu trước nguy cơ gián đoạn do các yếu tố như biến động chính trị và xung đột trên thế giới. Ngày 9/4, tập đoàn Microsoft của Mỹ thông báo sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD trong 2 năm để mở rộng cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Nhật Bản. Đây là khoản đầu tư lớn nhất của hãng trong 46 năm hoạt động tại quốc gia Đông Bắc Á này.
Triều Tiên để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với Nhật Bản
Theo hãng tin Yonhap, ngày 15/2, bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, cho biết chính quyền Triều Tiên để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với Nhật Bản, trong đó có việc mời lãnh đạo Nhật Bản tới thăm Bình Nhưỡng.
Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Phát biểu trên của bà Kim Yo-jong được đưa ra sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, trong một bài phát biểu hồi tuần trước, cho biết ông cảm thấy sự cần thiết mạnh mẽ phải thay đổi mối quan hệ hiện nay giữa Tokyo và Bình Nhưỡng, và rằng ông đang triển khai những hành động liên quan.
Trong một tuyên bố do Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố, bà Kim Yo-jong nhấn mạnh, không có lý do nào để hai nước không xích lại gần nhau hơn. Bà cho hay lãnh đạo Nhật Bản có thể tới thăm Bình Nhưỡng vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng Triều Tiên hiện chưa có bất cứ kế hoạch nào nhằm cải thiện quan hệ với Nhật Bản trong thời điểm hiện nay, và cho biết thêm rằng Triều Tiên sẽ áp dụng cách tiếp cận "chờ và xem" đối với những ý định của Thủ tướng Kishida.
Trong khi đó, theo tin của một hãng truyền thông Nhật Bản hồi đầu tuần, Thủ tướng Kishida đang cân nhắc thăm Hàn Quốc vào cuối tháng 3 và tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Nếu chuyến thăm này diễn ra, đây sẽ là lần thứ hai ông Kishida tới Hàn Quốc với tư cách thủ tướng.
Nhà Trắng xác nhận thời điểm thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Ngày 25/1, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ vào ngày 10/4 tới. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AFP/TTXVN Cùng ngày, Đại sứ Nhật Bản tại Washington Shigeo Yamada cho hay Thủ tướng Kishida sẽ thực hiện một chuyến thăm chính thức tới...