Triển vọng chăn nuôi 2022: Sẽ là năm khó khăn, đặc biệt với chăn nuôi gia cầm
Chia sẻ tại tọa đàm và bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp tiêu biểu 2021, ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi ( Bộ Nông nghiệp và PTNT) nhận định 2022 tiếp tục sẽ là năm khó khăn của ngành chăn nuôi,đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.
Cụ thể, TS Nguyễn Xuân Dương- Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) nhận định: Theo dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi thì năm 2022 tiếp tục sẽ là năm khó khăn của ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Nguyên nhân là do giá vật tư đầu vào dự báo sẽ tiếp tục tăng cao.
TS Nguyễn Xuân Dương- Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).
“Điều này cũng phụ thuộc vào mặt bằng nông sản thế giới tăng, khi giá gạo, ngô, đậu tương cũng đang tăng phi mã. Chúng ta lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nhiều nên chắc chắn việc giảm giá đầu vào là rất khó. Chưa kể, giá trị trường các sản phẩm chăn nuôi sẽ không tăng mạnh như giá đầu vào nên khó khăn là điều nhìn thấy rõ”, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đã có nhiều tác động lên ngành chăn nuôi, làm đứt gẫy hàng loạt các chuỗi sản xuất, cung ứng của ngành, đồng thời, tác động làm giá nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là thức ăn tăng 16-36%, trong khi đó giá sản phẩm đầu ra rất thấp, có giai đoạn có loại vật nuôi chỉ bán được 25-30% giá thành như gà công nghiệp lông trắng.
Nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm nên các cơ sở chăn nuôi gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ. Chỉ có các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, cung cấp các kênh phân phối như: siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại vẫn đảm bảo tiêu thụ, giá bán được duy trì với mức ổn định.
Thực tế, do ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19, khó khăn trong vận chuyển, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm nhiều, nhất là khối khu công nghiệp, trường học, bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, sản phẩm chăn nuôi ứ đọng quá tuổi. Đặc biệt các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, các doanh nghiệp chăn nuôi chỉ tiêu thụ được 5-10% gà công nghiệp trắng, gà lông màu và lợn tiêu thụ được khoảng 70%.
Bên cạnh việc dự báo, ông Dương cũng bày tỏ thêm về việc bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp tiêu biểu năm 2021. “Tôi đánh giá cao ý kiến của báo NTNN/Dân Việt, chúng ta nên chọn theo tính tiêu biểu, kể cả tích cực và tiêu cực. Việc đánh giá và nhìn nhận các sự kiện thì quan điểm của tôi là chúng ta không nên cầu toàn quá vì mỗi năm 1 lần đều thực hiện việc này, và nên chọn theo tính tiêu điểm, có cả những sự kiện tác động tốt và tác động xấu đến ngành nông nghiệp” – ông Dương cho hay.
Video đang HOT
Tọa đàm và bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật 2021
Việc tổ chức bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật năm 2021 nhằm mục đích nhìn lại những kết quả, hiệu quả đạt được. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định và rút ra những bài học kinh nghiệm để đạt được kết quả đó.
Đồng thời, việc bình chọn mang ý nghĩa truyền thông rộng rãi nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ bà con nông dân cả nước tham gia hưởng ứng, tích cực đầu tư vào sản xuất và có những phát minh, sáng kiến trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật trong năm sẽ là một hoạt động thường niên do Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt chủ trì với sự tham gia của 10 chuyên gia đầu ngành trong ngành nông nghiệp.
Các sự kiện nổi bật được đề cử và bình chọn sẽ nằm ở các lĩnh vực như: Tăng trưởng ngành nông nghiệp; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản; chương trình xây dựng nông thôn mới; sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp…
Thông qua tọa đàm, Ban Tổ chức mong muốn cùng các chuyên gia đưa ra những đánh giá, nhận định từ chủ trương, chiến lược, chính sách đến việc thực thi các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sau dịch Covid-19. Đồng thời, đưa ra các nhận định, dự báo về chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp năm 2022, dự báo về các mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam.
Tọa đàm Nông nghiệp Việt Nam phục hồi sau dịch Covid-19 tập trung vào các chủ đề: Nhìn lại kết quả toàn diện của ngành trong năm 2021; việc phát huy tính linh hoạt, chủ động và nhanh chóng chuyển sang thích ứng trong trạng thái bình thường với dịch Covid-19. Phân tích, đánh giá, nhận định và dự báo về các kịch bản tăng trưởng, các số liệu dự đạt của ngành nông nghiệp trong năm 2022.
Gần 5.000 container đang ùn ứ ở cửa khẩu tại Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Dương cũng nhấn mạnh một số vấn đề như: về việc tăng giá vật tư đầu vào, chúng ta cũng cần tìm hiểu rõ xem ngoài giá thức ăn chăn nuôi và phân bón tăng thì còn yếu tố gì tăng nữa hay không. Có thể nói gián tiếp là vật tư nông nghiệp đầu vào tăng chứ không nên đưa cụ thể những mặt hàng gì.
Trong điều kiện dịch mà xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu phá kỷ lục đạt 47 tỷ USD, vượt 5 tỷ USD so với KH Chính phủ giao, như vậy rất đáng lưu tâm. Chỉ có lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thì chưa thấy đưa vào, vì đây là những ngành sẽ chịu tác động rất lớn của việc biến động thị trường, và nếu 2 ngành này có biến động thì ngành nông nghiệp nói chung cũng sẽ chịu tác động lớn.
Bên cạnh đó, sự kiện 5.000 container đang ùn ứ ở cửa khẩu tại Lạng Sơn và Quảng Ninh là vấn đề lớn, đã kéo dài nhiều năm. Chúng ta có thể đưa lên để chia sẻ với nông dân và để nước bạn cũng biết, thay đổi tư duy “win-win”, và để các ban ngành chức năng chú trọng hơn trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
Giá sản phẩm chăn nuôi vẫn giảm
Hiện giá các sản phẩm chăn nuôi như lợn hơi, gia cầm trên thị trường trong nước tiếp tục xu hướng giảm.
Chăm sóc đàn lợn thịt tại trang trại của gia đình anh Phạm Văn Thụy, xã Phú Châu, huyện Ba Vì. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến nhiều người chăn nuôi điêu đứng, khả năng tái đàn với các hộ chăn nuôi nhỏ vô cùng khó.
Hiện trên thị trường miền Bắc, giá lợn hơi thu mua trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg. Tại miền Trung - Tây Nguyên, lợn hơi giá khoảng từ 54.000 - 55.000 đồng/kg. Khu vực miền Nam phổ biến trong khoảng từ 52.000 - 55.000 đồng/kg. Với mức hiện nay, giá lợn hơi giảm từ 12 - 14% so với bình quân tháng trước.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, khu vực Hà Nội và Hưng Yên đang thu mua giá lợn hơi tốt nhất với mức lần lượt 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá gà lông màu ngắn ngày khoảng 25.000-28.000 đồng/kg, giảm 19% so với tháng trước. Gà trắng tại miền Bắc là 21.000 đồng/kg, các vùng còn lại trong khoảng từ 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, từ tháng 7/2021 đến nay, giá lợn thịt giảm mạnh, còn bình quân từ 51.000 - 54.000 đồng/kg, trong khi đó đầu năm nay là trên 80.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp kỷ lục từ 10/2019.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai, giá thành sản xuất 1 con lợn thịt trọng lượng 110 kg hiện nay khoảng 6.290.000 đồng, tương đương với 57.180 đồng/kg. Đối với các doanh nghiệp, trang trại chủ động được con giống; giá thành khoảng 46.000 - 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá thành sản xuất so với giá bán hiện nay là hòa vốn (đối với chăn nuôi quy mô nhỏ) và lãi khoảng 500.000-1.000.000 đồng/con đối với các doanh nghiệp, trang trại quy mô lớn tự sản xuất được con giống.
Với giá thức ăn tăng liên tục vừa qua, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, mỗi con lợn thành phẩm cõng thêm chi phí thức ăn từ 700.000 - 1.000.000 đồng so với tháng 11 năm ngoái.
Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp, kéo dài càng gây bất ổn trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Dịch đã làm tăng và phát sinh nhiều khoản chi phí liên quan tới hoạt động phòng và chữa bệnh, ổn định cuộc sống và xã hội. Hầu hết các khoản chi phí trong sản xuất và kinh doanh đều tăng, làm gia tăng giá thành sản xuất, gây bất lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.
Do giá bán sản phẩm đều giảm sâu, tiêu thụ khó khăn, sản xuất thua lỗ nên khá nhiều trang trại chăn nuôi giảm quy mô, nhiều nông hộ phải bỏ trống chuồng... Ông Đoàn Xuân Trúc cho rằng, người nuôi phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tái đàn và tăng đàn, chăn nuôi an toàn sinh học theo chu kỳ sản xuất.
Nhà nước cần có chính sách lãi suất tiền vay, đất đai. Chính sách cần có sớm nếu không nông dân sẽ khó tái đàn, tăng đàn. Từ đó tạo ra khoảng trống trong chu kỳ sản xuất, nguồn cung sản phẩm.
Ông Đoàn Xuân Trúc cho rằng, trong điều kiện đại dịch COVID-19 phức tạp và còn kéo dài, cần có các cơ chế, chính sách để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động phân phối, lưu thông cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi. Các bộ, ngành cần nghiên cứu, xem xét quy định về việc thu mua, giết mổ và chế biến dự trữ thịt gà, thịt lợn khi ứ đọng, chậm tiêu thụ do cung vượt cầu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...
Bên cạnh đó, các nông hộ phải nâng cao trình độ chăn nuôi, không thể duy trì chăn nuôi tận dụng, phải chăn nuôi an toàn sinh học. Nông hộ phải tham gia vào các chuỗi của hợp tác xã, doanh nghiệp. Phát huy vai trò dẫn dắt chuỗi của các doanh nghiệp lớn.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngoài khâu sản xuất còn có các khâu: thu gom, giết mổ - chế biến, phân phối. Hiện nay, phần lớn các khâu này dễ bị đứt gãy, trừ những doanh nghiệp lớn. Do đó các địa phương cần rà soát sớm để cho các khâu được tiếp cận các điều kiện phòng chống dịch tốt nhất như tiêm vaccine cho lao động.
Về khả năng tái đàn, ông Nguyễn Kim Đoán đánh giá, với các hộ chăn nuôi gia cầm như: gà trắng vịt thời gian qua bị thua lỗ rất nặng nên khả năng tái đàn rất khó. Với doanh nghiệp với chu trình khép kín, có vốn thì họ vẫn đầu tư để đón "sóng" tăng giá mới do nguồn cung sắp tới có khả năng thấp.
Khi chăn nuôi công nghiệp phát triển thì nông dân rất khó cạnh tranh về giá thành sản xuất nên bà con cần có sự chuyển đổi phù hợp sang các loại vật nuôi khác. Ngành nông nghiệp khuyến cáo các nông hộ chuyển đổi sang chăn nuôi những con được ngành nông nghiệp khuyến cáo như gia súc ăn cỏ, lợn đặc sản, thỏ, dê...
Giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao, vì sao? Giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao. Giá neo ở mức rất cao nhưng có nhận định vẫn cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao bởi nhiều yếu tố chi phối. Giá nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi vẫn đang ở mức cao. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN Giá thức ăn chăn nuôi thời...