Triển vọng bào chế vaccine phòng ngừa các bệnh lây từ động vật sang người
Dựa trên các nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) mới đây nhận định việc phát triển một loại vaccine có khả năng bảo vệ con người trước nguy cơ nhiễm virus corona từ động vật, bao gồm cả virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, là hoàn toàn khả thi.
Vaccine phòng COVID-19. Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Investigation vào tháng trước và được chuyên trang y khoa news-medical.net công bố vào ngày 17/2, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào peptide (các đoạn protein) trên protein gai của virus SARS-CoV-2 có tên gọi S815-827. Peptide này có thể được tìm thấy trên protein gai của virus MERS-CoV gây bệnh Viêm đường hô hấp cấp Trung Đông (MERS) và các loại virus corona có nguồn gốc từ động vật khác.
Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu sự xuất hiện của S815-827 trong virus corona ở dơi, do virus SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ loài động vật này. Bên cạnh đó, các virus corona từ dơi cũng bị xem là mối đe dọa quan trọng khi gây ra các căn bệnh lây nhiễm từ động vật sang người.
Video đang HOT
Các nghiên cứu trước đó đã tập trung vào hàng loạt virus corona ở người gây cảm lạnh thông thường có peptide S815-827 có thể được nhận biết nhờ các tế bào chống nhiễm khuẩn trong hệ miễn dịch gọi là tế bào T hỗ trợ CD4 . Trong phần đầu của nghiên cứu, các nhà khoa học của Đại học Johns Hopkins đã đánh giá phản ứng của tế bào lympho T đối với peptide S815-827 ở 38 người đã tiêm đủ hai mũi vaccine cơ bản ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA do các hãng Moderna hoặc Pfizer/BioNTech sản xuất. Họ phát hiện ra rằng các tế bào lympho T có liên quan trực tiếp tới peptide này được sinh ra trong cơ thể của 16 người tham gia nghiên cứu (chiếm tỷ lệ 42%).
CD4 là những tế bào miễn dịch, còn được biết là tế bào T hỗ trợ, vì chúng hỗ trợ tế bào miễn dịch lympho B trong việc phản ứng với các protein màng/kháng nguyên của của các virus như virus SARS-CoV-2. Sau khi được tế bào T CD4 kích hoạt, tế bào lympho B chưa trưởng thành có thể phát triển thành các tế bào plasma hoặc sản xuất kháng thể nhằm đánh dấu những tế bào bị lây nhiễm để đào thải ra khỏi cơ thể, hoặc những tế bào có khả năng ghi nhớ cấu trúc hóa sinh của kháng nguyên để có thể phản ứng nhanh hơn trong những lần lây nhiễm sau này. Vì vậy, phản ứng của tế bào CD4 T có thể đóng vai trò như một biện pháp giúp đánh giá mức độ hiệu quả khi hệ thống miễn dịch phản ứng với vaccine và tạo ra miễn dịch dịch thể.
Các vaccine theo công nghệ mRNA giúp hệ thống miễn dịch của người nhận biết protein gai của virus SARS-CoV-2 và bắt đầu sản sinh ra các kháng thể chống virus. Do peptide S815-827, một thành phần rất ổn định trong protein gai của virus SARS-CoV-2, có khả năng là mục tiêu cụ thể hơn của các vaccine trong tương lai, nên các nhà nghiên cứu muốn đánh giá xem liệu các tế bào T có khả năng nhận biết và phản ứng với S815-827 mà họ tìm thấy trong những người tham gia nghiên cứu đã tiêm phòng, có phản ứng giống với đoạn protein họ tìm thấy trên protein gai của virus corona hay không.
Thông qua việc sử dụng tế bào bạch huyết lấy từ những người tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học có thể tạo ra loạt tế bào lympho T có khả năng nhận diện và phản ứng với peptide S815-827. Tiếp đó, các nhà khoa học đã sử dụng loạt xét nghiệm để kiểm tra xe liệu những tế bào T này có thể nhận dạng được protein này trong một số virus corona từ dơi hay không. Đây bị xem là những loại virus nguy hiểm nhất có khả năng lây nhiễm thêm bệnh khác sang người.
Kết quả nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học vô cùng hứng thú. Họ phát hiện ra rằng các tế bào lympho T sản xuất ra phản ứng miễn dịch chống lại phần lớn các virus corona từ dơi. Điều này củng cố giả thiết rằng các vaccine theo công nghệ mRNA hiện nay sẽ tạo ra phản ứng của tế bào T, có thể nhận dạng chéo virus corona từ dơi, từ đó có khả năng giúp bảo vệ trước các đợt dịch bệnh lây nhiễm từ động vật trong tương lai.
Trong một thí nghiệm khác, nhóm nghiên cứu đã chỉ rằng peptide S815-827 của virus MERS-CoV và virus corona từ mèo cũng kích hoạt hoạt động của tế bào T hỗ trợ CD4 . Kết quả này, cùng với việc protein của nhiều virus corona từ dơi kích hoạt được phản ứng miễn dịch, cho thấy trong tương lai, các nhà khoa học có thể phát triển được vaccine có khả năng phòng ngừa cùng lúc nhiều loại virus corona từ động vật.
ADB thông qua khoản vay 95 triệu USD cho Campuchia
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 15/2 đã phê duyệt khoản vay trị giá 95 triệu USD cho Chính phủ Campuchia để mua vaccine ngừa COVID-19 từ năm 2022 đến năm 2023.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Chuyên gia cấp cao về lĩnh vực xã hội của ADB, Rikard Elfving, cho biết dự án này sẽ giúp Campuchia giảm thiểu số ca mắc COVID-19 nghiêm trọng, cứu sống được nhiều người hơn và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế của đất nước sau đại dịch.
Chuyên gia này cho biết ADB sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (tương ứng 1 triệu USD) để giúp Campuchia tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý cung ứng và logistics, cũng như giảm bớt các rào cản tiếp cận với vaccine giữa phụ nữ, trẻ em và các nhóm dân cư khó tiếp cận.
Ngoài khoản vay Quỹ Tiếp cận Vaccine châu Á-Thái Bình Dương (APVAX), Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) dự kiến sẽ đồng tài trợ 50 triệu USD, sau khi nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng quản trị.
Theo Bộ Y tế Campuchia, đến nay, có khoảng 13,8 triệu người dân Campuchia đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, tương đương 86,2% dân số.
Khoảng 6,08 triệu dân, tương đương 38% dân số, đã được tiêm mũi thứ ba hay mũi tăng cường và 665.492 người (4%) đã được tiêm mũi thứ 4.
Quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận số ca mắc biến thể Omicron kỷ lục, 184 ca, trong ngày 15/2. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020, nước này đã xác nhận tổng cộng 124.139 số ca mắc COVID-19, trong đó có 3.015 trường hợp tử vong và 119.196 ca phục hồi.
Vaccine ngừa COVID-19 của Novavax có hiệu quả hơn 80% đối với thanh thiếu niên Công ty công nghệ sinh học Novavax (có trụ sở tại bang Maryland, Mỹ) ngày 10/2 cho biết vaccine ngừa COVID-19 của hãng đạt hiệu quả 82% đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn biến thể Delta chiếm ưu thế. Hãng đang lên kế hoạch nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý phê duyệt vaccine dành cho nhóm tuổi này. Vaccine...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan

'Phương Tây cũ' tan rã: EU tìm vị thế mới giữa căng thẳng với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Sức khỏe
05:43:12 18/04/2025
Ly hôn 1 năm, ngày chồng cũ đến nhà xin tái hôn khiến tôi khó xử
Góc tâm tình
05:24:53 18/04/2025
Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
NSND Tự Long và Cục trưởng Xuân Bắc trên 1 chuyến bay, Quang Lê tạo dáng bên hoa
Sao việt
23:46:10 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Quách Ngọc Tuyên nói lý do quyết đến casting phim Lý Hải dù đã nổi tiếng
Hậu trường phim
22:59:58 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025