Triển lãm hàng không Airshow 2022 tại Việt Nam
Ngày 5-6/11, lần đầu tiên tại Việt Nam, một triển lãm hàng không ( Airshow 2022) đã được tổ chức bởi hãng máy bay sang trọng bậc nhất thế giới Gulfstream (Mỹ) và hãng hàng không chung cao cấp Sun Air của Tập đoàn Sun Group.
Hàng không chung là một phân khúc kinh doanh hàng không thương mại gồm loại như máy bay thương gia thuê chuyến.
Sự kiện diễn ra tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn ( Quảng Ninh) và mở cửa giới hạn cho khách mời là các doanh nhân và khách hàng tiềm năng của hai thương hiệu.
Triển lãm hàng không Airshow 2022 tại Việt Nam. Ảnh: baoquangninh.com.vn
Quy tụ của những dòng máy bay siêu tốc độ, an toàn và tiện nghi bậc nhất thế giới đến từ Gulfstream- hãng chuyên cơ được các doanh nhân, tỷ phú toàn cầu lựa chọn, Triển lãm hàng không Airshow 2022 ghi một dấu mốc quan trọng, trong sự phát triển của phân khúc hàng không cao cấp cũng như trong phát triển giao thương quốc tế và du lịch hạng sang tại Việt Nam.
Tại triển lãm, khách tham quan đã được tận mắt chiêm ngưỡng hai huyền thoại Gulfstream đã chinh phục nhiều giải thưởng trong lĩnh vực hàng không: G600 và G650ER. Đây là hai dòng máy bay có hiệu suất bay vượt trội và khả năng bay ở tốc độ cao, có thể bay xa hơn và nhanh hơn bất kì chuyên cơ nào, tiết kiệm hơn 50 giờ bay mỗi năm với tốc độ bay Mach 0.90 (1,103km/h), tiếp cận những điểm đến đòi hỏi kỹ thuật cao nhất với khả năng cất cánh và hạ cánh ấn tượng trong phạm vi đặc biệt, thiết lập những tiêu chuẩn về hiệu suất, an toàn và tiện nghi.
Gulfstream cũng đặc biệt chọn sự kiện này để lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam và châu Á dòng chuyên cơ Gulfstream G700.
Theo đại diện của hãng, Gulfstream G700 hiện là chuyên cơ dẫn đầu thị trường máy bay thương gia hiện nay, với khoang máy bay dài nhất, rộng nhất và cao nhất, sức chở tối đa 19 hành khách và được thiết kế đến 5 khu vực sinh hoạt linh động, gồm phòng lớn, khu vực bếp, phòng tắm tiện nghi.
Video đang HOT
Phát biểu tại sự kiện, ông Wayne Oedewalt, Phó Chủ tịch Gulfstream khu vực châu Á- Thái Bình Dương chia sẻ, Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ và cho thấy tiềm năng phát triển không ngừng đối với ngành hàng không thương gia, cũng như hàng không nói chung. Với Gulfstream, hãng không ngừng nỗ lực hoàn thiện trải nghiệm bay tốt nhất cho khách hàng. Gulfstream đồng hành cùng Sun Air trong hành trình “nâng tầm tinh hoa” tại thị trường Việt Nam, và đó là lý do Việt Nam được chọn là điểm đến đầu tiên trong hoạt động quảng bá G700 đến với thị trường châu Á.
Triển lãm hàng không Airshow 2022 được coi là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực hàng không chung nói riêng và hàng không Việt Nam nói chung, bởi đây là lần hiếm hoi hãng máy bay danh tiếng Gulfstream tổ chức triển lãm máy bay riêng ngoài quy mô các triển lãm hàng không thông thường.
Theo ông Reiner Suess – Giám đốc Vận hành Sun Air, đây là một sự kiện đặc biệt, không chỉ với Việt Nam hay Sun Air mà còn với chính hãng Gulfstream.
Việc Gulfstream chọn Vân Đồn là điểm đến để tổ chức triển lãm tàu bay riêng cũng đã cho thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng của ngành hàng không cao cấp. Triển lãm lần này không chỉ cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ bay cao cấp ngày càng tăng mà còn khẳng định Việt Nam đang tạo nên một vị thế mới trên trường quốc tế.
Đặc biệt, với vai trò kết nối thị trường Việt Nam với một trong những thương hiệu đại diện cho ngành hàng không cao cấp trên thế giới, Triển lãm hàng không Airshow 2022 sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động thương mại, giao thương quốc tế, từ đó thu hút các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài đến với Việt Nam.
Đối với riêng ngành du lịch, sự kiện này một lần nữa khẳng định Việt Nam đã từ một điểm đến giá rẻ trở thành điểm đến sang trọng.
Tại Việt Nam, ra mắt từ tháng 3/2022, Sun Air là hãng hàng không chung phân khúc hạng sang đầu tiên với loại hình Dịch vụ thương mại và quản lý tàu bay tư nhân và Dịch vụ bay thuê chuyến, bay tham quan ngắm cảnh.
Sáu tháng sau sự kiện ra mắt, thông qua việc kiểm chứng đảm bảo tuân thủ đầy đủ và tuyệt đối các tiêu chuẩn khai thác nghiêm ngặt, Sun Air chính thức được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận Người khai thác tàu bay (AOC) ngày 29/09/2022, với phạm vi khai thác gồm nội địa và quốc tế. Lần lượt trong tháng 9 và tháng 10/2022, các tàu bay Gulfstream G650ER đầu tiên của Sun Air chính thức đưa vào khai thác, đặt nền móng cho đội bay tốc độ, an toàn và tiện nghi của hãng.
Khẩn trương phương án xây dựng Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hiện đã hoàn thành các công tác chuẩn bị đầu tư, bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thu hồi đất dự án và sàng khởi công dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhưng vẫn chưa được địa phương bàn giao mặt bằng.
Ảnh hưởng tiến độ
Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 657/TTg ngày 19/5/2020, với công suất 20 triệu hành khách/năm. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, ACV kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh sớm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm hiện trường.
Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: TTXVN.
Dự án dự kiến thực hiện từ năm 2021 - 2024, với khoảng 24 tháng thi công sau khi được bàn giao mặt bằng.
Qua tìm hiểu, hiện tại, các gói thầu thi công phá dỡ, nền đất, móng cọc, sàn đáy tầng hầm công trình đã động thổ và triển khai thi công cọc thử từ ngày 26/7. Đến nay, công tác thi công cọc thử đã hoàn thành 9/10 cọc, đang chờ bàn giao mặt bằng để thi công cọc đại trà. Tư vấn thiết kế dự án cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán. Từ cuối tháng 9/2022, ACV đã trình Cục Quản lý xây dựng & Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán xây dựng công trình cho toàn bộ dự án, đảm bảo điều kiện khởi công. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa được nhận bàn giao mặt bằng thi công, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công trình.
Theo kế hoạch, sau khi thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong dự án cần thu hồi theo quy định; xác minh, xác nhận nguồn gốc sử dụng nhà đất do người sử dụng đất kê khai làm cơ sở để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, các cơ quan liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án thẩm định từ ngày 29/9/2022 đến 15/10/2022.
Dự kiến, việc bàn giao mặt bằng khoảng 16 ha để khởi công dự án sẽ hoàn thành trong tháng 10/2022.
Khẩn trương bàn giao mặt bằng
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Cụ thể, diện tích khu đất cần thu hồi khoảng 16,05 ha, vị trí khu đất tại Phường 4, Phường 12, Phường 15 (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh).
Căn cứ Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 28/7/2022 của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án Nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, việc tổ chức bàn giao khu đất diện tích khoảng 16,05 ha để xây dựng Nhà ga hành khách T3 chia làm 2 đợt: Đợt 1 bàn giao 14,757 ha (dự kiến đầu tháng 10/2022); đợt 2 bàn giao 1,293 ha sau khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định (dự kiến trước 30/10).
Dự án Nhà ga hành khách T3 và công trình phụ trợ được xây dựng nhằm phục vụ khai thác nội địa tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất; giảm tải cho Nhà ga T1, T2 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng đã ban hành Thông báo số 204/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp các dự án đang triển khai tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Để nâng cao năng lực khai thác Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Chính phủ đã đồng ý triển khai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3.
Thủ tướng yêu cầu ACV và UBND TP Hồ Chí Minh tiến hành khởi công trong quý III/2022 sau khi nhận bàn giao mặt bằng, hoàn thành đồng bộ đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 9/2024. Quá trình triển khai các dự án phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, thất thoát. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thành các thủ tục theo thẩm quyền trong thời gian nhanh nhất.
Ngoài ra, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp kịp thời giải quyết, hướng dẫn các nội dung thuộc thẩm quyền, bảo đảm việc triển khai các dự án nêu trên trong thời gian nhanh nhất. Dự án Nhà ga hành khách T3 chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
Phê duyệt kế hoạch thu hồi hơn 16 ha đất xây dựng Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay Tân...