Triển lãm Biên giới và biển đảo Việt Nam
Ngày 25.11, tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở VH-TT-DL Thừa Thiên-Huế tổ chức triển lãm Biên giới và biển đảo Việt Nam, đồng thời ra mắt đội tuyên truyền thông tin lưu động của tỉnh.
Với hơn 370 tác phẩm ảnh và tranh cổ động, triển lãm được bố cục theo 5 chủ đề: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; Thừa Thiên-Huế với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, biển đảo, biên giới quê hương; Chủ quyền biển đảo Việt Nam; Vì chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; Biên giới, biển đảo và người chiến sĩ. Triển lãm còn giới thiệu những tư liệu lịch sử chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, như: Bản tấu trình của Bộ Công về việc đi khảo sát đo đạc ở Hoàng Sa, Châu bản Triều Nguyễn, ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19 (1838); tư liệu Quan Bố chính sứ tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Đức Thiệm tấu trình xin trừ các hạng thuế trên thuyền đi phục vụ các công vụ ở Hoàng Sa, Châu bản Triều Nguyễn ngày 19 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 19; Sắc chỉ triều Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 15 – 1834) liên quan đến Đội Hoàng Sa, tộc họ Đặng ở xã An Hải (Lý Sơn – Quảng Ngãi) đang lưu giữ hơn 170 năm qua; Hình ảnh cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó trưng bày cận cảnh bản khắc Hoàng Sa – Trường Sa…
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30.11.
Theo TNO
Nghi án tượng Phật Di Lặc bị bán
Một bức tượng Phật Di Lặc ước đoán có niên đại trên 100 năm đặt tại chùa Phổ Minh (P.Đức Ninh Đông, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) bỗng dưng biến mất, khiến Phật tử hoài nghi rằng bức tượng đã bị bán.
Sự việc bắt đầu từ ngày 30.9, ông Hoàng Gia Hy - hội viên Hội Di sản tỉnh Quảng Bình có đơn gửi các cơ quan chức năng như: Sở VH-TT-DL, Giáo hội Phật giáo tỉnh, Chủ tịch Hội Di sản tỉnh, UBND TP.Đồng Hới, Công an TP, UBND P.Đức Ninh Đông về việc bức tượng mà ông cho rằng đã bị thầy chùa trao đổi đi ngoại tỉnh. Theo ông Hy, bức tượng bằng kim loại, cao khoảng 0,8 m, rộng khoảng 0,6 m, nặng từ 500-600 kg. Hiện chưa ai xác minh được nguồn gốc chính xác của bức tượng. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến thì tượng có từ thời nhà Nguyễn, cùng thời với một quả chuông quý đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Tượng đặt ở chùa Kim Phong trên núi Thần Đinh (xã Trường Xuân, H.Quảng Ninh đã được xếp là di tích), sau đó được đưa về thờ ở chùa Phật Học (Đồng Hới). Bom đạn chiến tranh tàn phá chùa Phật Học nên tượng được đưa về đồi Giao tế làm chứng tích tội ác chiến tranh. Năm 1972, các thầy ở chùa Phổ Minh xin về tôn trí tại chùa cho đến ngày nay. Ông Hy, người am hiểu về sử, Hán học, thư pháp đã đánh giá đó là vật quý vô giá của tỉnh Quảng Bình và kiến nghị phải thu về theo luật Di sản.
Tượng Phật Di Lặc (to nhất) ở trên gian thờ của chùa cũ lúc chưa cải tạo lại
Sau khi nhận được kiến nghị trên, Hội Di sản văn hóa VN tỉnh Quảng Bình đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, thu hồi pho tượng Phật Di Lặc cổ. Nhưng chiều 18.10, ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch hội cho biết vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi từ những đơn vị ông gửi đơn là UBND tỉnh Quảng Bình và Sở VH-TT-DL. Ông Lợi nói: "Chúng tôi rất bức xúc vì không biết việc đó đã xử lý đến đâu. Bức tượng có giá trị di sản quan trọng, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an và ngành văn hóa xem xét giải quyết vấn đề này, điều tra tìm ra và thu hồi bức tượng". Về giá trị bức tượng, ông Lợi cho rằng cần phải có nghiên cứu, đánh giá khoa học đầy đủ, nhưng ít nhất bức tượng cũng có trên 100 năm.
Chùa Phổ Minh có từ những năm 1883, năm 1968 bị bom đánh hỏng đến năm 2005 được tôn tạo lại. Hiện chùa chỉ nhỏ như một nhà thờ họ, không có sư thường trực ở chùa mà do các thầy tu tại gia ở xung quanh cùng nhau cai quản.
Nhiều ý kiến cho hay bức tượng được mạ đồng lớp ngoài và lõi bằng đồng đen nên rất nặng, phải 8 người khiêng trong khi kích cỡ không phải lớn. Vì thế người nhà chùa đã mang bán bức tượng. Tuy nhiên, ông Minh Mẫn, Trưởng quản tự chùa Phổ Minh cho biết: "Đã trao đổi cho chùa Phước Tuệ ở Đông Hà (Quảng Trị) vì nó lâu rồi, bị sứt tay mẻ chân, cồng kềnh thờ không tiện nên đổi để họ giúp tu bổ chùa và đổi lại cho một số tượng Phật khác. Họ đã đưa một tượng Phật bằng đồng mới ra thay và mang tượng đó vào". Về vấn đề này, ông Lợi hoàn toàn không đồng tình vì không thể đặt ngang hàng giá trị hiện vật của từng thời điểm khác nhau, không thể đổi cái cũ để lấy cái mới trong giá trị văn hóa, bảo tồn.
Ông Mẫn thừa nhận khi trao đổi đã không thông qua các Phật tử và Giáo hội Phật giáo tỉnh. Trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Đình Hà - Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa, Sở VH-TT-DL Quảng Bình nói: "Chùa Phổ Minh không phải là di tích nên nằm ngoài sự quản lý của ngành VH-TT-DL. Còn việc đổi cũ lấy mới là sai và đứng về mặt địa danh là không được đổi. Đó là tượng cũ, nếu đúng nguồn gốc từ chùa Kim Phong thì phải trả về chùa Kim Phong. Việc trao đổi giữa các chùa khi vật đó cùng niên đại, cùng thể loại và có sự thỏa thuận đồng ý của các Phật tử trong chùa, có ý kiến của Hội Phật giáo các tỉnh. Nếu không thì có vấn đề mua bán đổi chác trong đó".
Lãnh đạo Công an TP.Đồng Hới cho biết, sau khi nhận được thông tin kiến nghị đã vào cuộc xác minh, kết quả ban đầu cho biết đúng là có sự thay đổi tượng ở chùa nhưng bản chất sự việc thế nào thì đang xác minh tiếp.
Chiều 18.10, chúng tôi đến chùa Phước Tuệ ở Đông Hà để xác minh bức tượng có ở đó không nhưng người trông chùa thông báo các thầy đi cúng hết, không có ai ở nhà nên không biết gì.
Theo plxh
Diễn tập bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam Buổi diễn tập đưa ra tình huống giả định: vùng biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam bị địch đưa người nhái đổ bộ, hòng xâm chiếm vùng biển đảo chủ quyền của ta. Tuy nhiên, với sự mưu trí, linh hoạt, giỏi vũ thuật và đặc biệt tinh thần cảnh giác luôn ở...