Triển khai phòng khám dã chiến áp lực âm, giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho nhân viên y tế
Bốn phòng khám dã chiến được trang bị hệ thống áp lực âm đặt ngay tại khoa Khám bệnh của bệnh viện, các bác sĩ làm việc tại phòng khám đều mặc đồ bảo hộ khi khám bệnh.
Đây là mô hình mới vừa được Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng để tầm soát, khám sàng lọc cho người có yếu tố dịch tễ nghi ngờ với SARS-CoV-2, góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho nhân viên y tế trong môi trường bệnh viện.
Phòng khám dã chiến đặt ngay khuôn viên khoa Khám bệnh của bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Nhân viên làm việc tại bốn phòng khám dã chiến này đều được trang bị bảo hộ như áo choàng sử dụng một lần, găng tay, khẩu trang, mắt kính và mũ. Bên trong phòng khám dã chiến còn có hệ thống hội chẩn trực tuyến với tất cả các bác sĩ của các chuyên khoa trong bệnh viện. Phòng khám dã chiến được vệ sinh, khử khuẩn ngày 3 lần.
Bác sĩ Âu Thanh Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cho biết, các phòng khám này đảm bảo đủ tiêu chuẩn của một phòng khám có hệ thống áp lực âm. Hệ thống áp lực âm từ phòng khám này ra bên ngoài được xử lý bằng tia cực tím, đảm bảo không làm lây nhiễm bệnh ra môi trường bên ngoài.
Bệnh viện cắt cử một bác sĩ riêng biệt cho mỗi phòng khám. Những bác sĩ của phòng khám dã chiến này sẽ không tiếp xúc với các cán bộ viên chức khác của bệnh viện để phòng ngừa nếu có trường hợp xấu xảy ra.
Các bác sĩ làm việc tại phòng khám dã chiến mặc đồ bảo hộ khi khám, tư vấn cho người bệnh.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, các văn bản pháp lý của Bộ Y tế về tăng cường triển khai các hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn, chống lây lan mầm bệnh trong môi trường bệnh viện đã có; Sở Y tế cũng có nhiều văn bản nhắc nhở và đã tổ chức nhiều khoá đào tạo cho nhân viên y tế của các bệnh viện về kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây lan dịch bệnh COVID-19 tại các bệnh viện, nhưng nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế xảy ra bất cứ lúc nào nếu các bệnh viện không có giải pháp quyết liệt và còn chủ quan.
Video đang HOT
Bên trong phòng khám dã chiến áp lực âm còn có hệ thống hội chẩn trực tuyến giữa các bác sĩ phòng khám dã chiến với tất cả các bác sĩ của các chuyên khoa trong bệnh viện.
Phòng khám dã chiến áp lực âm là giải pháp để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế, khi những ngày qua, thông tin về nhân viên y tế bị nhiễm bệnh COVID-19 đã làm cho nhiều bệnh viện lo lắng, bởi hàng trăm nhân viên y tế khác của bệnh viện phải được cách ly theo dõi vì đã tiếp xúc trực tiếp với nhân viên bị nhiễm (F1).
Tin, ảnh: Đan Phương
Người dân không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị COVID-19
Việc sử dụng thuốc trong điều trị COVID-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sỹ, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh ngộ độc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.
Nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế kiểm tra sức khỏe của hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 23/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 cùng các thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
Người dân không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh COVID-19
Tại điểm cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam; phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Vũ Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại điểm cầu Bệnh viện Bạch Mai có giáo sư, tiến sỹ Ngô Quý Châu, quyền Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam; phó giáo sư, tiến sỹ Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tịch; phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Chi, quyền Trưởng khoa Cấp cứu.
Bệnh viện Nhi Trung ương có phó giáo sư, tiến sỹ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện lãnh đạo và các chuyên gia tại 12 điểm cầu có bệnh nhân đang điều trị.
Các chuyên gia Hội đồng chuyên môn đã xem xét và cho ý kiến về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của một số nước trên thế giới. Đối với một số thuốc đang được một số quốc gia thử nghiệm lâm sàng, Hội đồng chuyên môn cũng xem xét và đánh giá.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, tất cả cả các thuốc hiện nay đều điều trị triệu chứng là chính. Việc sử dụng thuốc trong điều trị COVID-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sỹ, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh ngộ độc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.
Các chuyên gia và các bệnh viện mới có bệnh nhân như Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp cũng tham gia vào quá trình hội chẩn để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như xin ý kiến của Hội đồng chuyên môn về những khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị.
Hiện trong số các bệnh nhân dương tính đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 3 bệnh nhân nặng đang được các cán bộ y tế chăm sóc và theo dõi sát tình hình bệnh, cũng như được Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn hằng ngày.
Các bệnh viện Hà Nội chia sẻ bệnh nhân với bệnh viện Trung ương
Chiều cùng ngày, phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê đã làm việc với tiến sỹ Trần Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cùng các thành viên trong Tiểu ban Điều trị của Sở Y tế Hà Nội về tổ chức điều trị người bệnh COVID-19 tại các bệnh viện trực thuộc Sở.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, hiện nay các ca bệnh COVID-19 trên toàn quốc và địa bàn Hà Nội đang có xu hướng tăng nhanh trong 2 tuần qua. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị gần 50 người bệnh COVID-19 và hơn 300 người cách ly. Trong số đó, có nhiều người do các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và các tỉnh khác chuyển đến.
Để chuẩn bị đối phó với kịch bản có nhiều người nhiễm, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, thiết kế việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến người nghi nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 1385/BCĐQG ngày 19/3/2020 về việc rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly người nghi viêm đường hô hấp tại cơ sở y tế.
Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn các cơ sở y tế chuyển người bệnh nghi mắc COVID-19 đến các bệnh viện được giao nhiệm vụ điều trị COVID-19 trực thuộc Sở Y tế Hà Nội theo phân tuyến điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia, chỉ chuyển tuyến người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 trong trường hợp thật sự cần thiết và bệnh nhân nặng.
Sở Y tế Hà Nội rà soát lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và khả năng tiếp nhận người bệnh COVID-19 của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và triển khai giải pháp tăng cường năng lực điều trị người bệnh COVID-19; sẵn sàng tiếp nhận người bệnh từ tuyến trung ương chuyển về và đối phó với các kịch bản dịch bệnh tiếp theo.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ tiếp nhận các ca bệnh nặng khu vực phía Bắc, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận khu vực miền Trung và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận các ca nặng khu vực miền Nam.
Cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ công dân Việt Nam làm thủ tục lên xe đến cơ sở cách ly 14 ngày theo quy định. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, nhiệm vụ của các bệnh viện Hà Nội là phát hiện sớm, điều trị kịp thời, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, hạn chế không để bệnh nhân tử vong. Khi có những bệnh nhân nghi nhiễm, các bệnh viện phải bố trí xe đảm bảo phòng hộ đưa bệnh nhân đến nơi được bố trí tiếp nhận, không được để bệnh nhân đi phương tiện công cộng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê đề nghị Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn các cơ sở y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội chuyển người bệnh nghi nhiễm COVID-19 đến các bệnh viện được Sở Y tế Hà Nội phân công điều trị COVID-19 theo nội dung Công văn số 337/KCB-QLCL-CĐT ngày 20/3/2020 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
Hiện Sở Y tế Hà Nội bố trí Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận cách ly, theo dõi và điều trị COVID-19.
Tuy nhiên, trước mắt, các ca dương tính nhẹ được chuyển về các bệnh viện ngoại thành như Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện đa khoa Mê Linh.../.
Tại Việt Nam, tính đến tối 23/3, tổng số người mắc COVID-19 là 122 ca, trong đó đã có 17 ca được chữa khỏi hoàn toàn, không có ca tử vong.
Hà Nội hiện là địa phương có số ca mắc COVD-19 nhiều nhất với 39 ca, tiếp sau là TP.HCM: 31 ca; Vĩnh Phúc: 11 ca, Bình Thuận 9 ca; Quảng Ninh: 5 ca, Đà Nẵng, Đồng Tháp: 4 ca; Quảng Nam: 3 ca...
Bích Thủy
BV Việt Đức siết chặt quy trình sàng lọc, xử trí người bệnh nghi ngờ mắc COVID -19 Ngày 23/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp tục tổ chức tập huấn sàng lọc và xử trí người bệnh mắc, nghi ngờ mắc COVID -19 cho 100% cán bộ, nhân viên y tế. Điều trị cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh minh họa: TTXVN Trước đó, bệnh viện cũng đã tổ chức nhiều...