Triển khai nhiều chính sách giảm nghèo
Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện tốt nhiều chính sách dành cho người nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Khánh Sơn ( Khánh Hòa) giảm nhanh. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở Khánh Sơn vẫn còn khó khăn.
Kết quả tích cực
Để giúp các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, những năm qua, huyện Khánh Sơn đã tích cực hỗ trợ các hộ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế. Cụ thể, giai đoạn 2018 – 2020, thực hiện Chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, toàn huyện đã có 240 hộ được hỗ trợ tổng kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng để thực hiện 11 mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Với Chương trình 135, toàn huyện có 171 hộ được hỗ trợ sản xuất, với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 1.112 hộ được hỗ trợ hơn 50 tỷ đồng để chuyển đổi gần 578ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, các mô hình trồng cây sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm, quýt… trên địa bàn đang phát triển tốt, mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững cho các hộ được thụ hưởng các chương trình.
Một hộ nghèo xã Sơn Hiệp được hỗ trợ mô hình trồng mía tím để phát triển kinh tế.
Cùng với hỗ trợ trực tiếp cho các hộ xây dựng các mô hình sản xuất, địa phương còn tích cực thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi nhằm giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh. Từ năm 2018 đến nay, với thủ tục vay đơn giản, không thế chấp, miễn lệ phí làm thủ tục vay…, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho 4.763 lượt hộ gia đình vay với tổng số tiền hơn 164 tỷ đồng, trong đó cho 1.614 lượt hộ nghèo vay hơn 54,7 tỷ đồng, 579 lượt hộ cận nghèo vay hơn 22,5 tỷ đồng, 54 lượt hộ mới thoát nghèo vay hơn 2,5 tỷ đồng, 8 hộ nghèo vay 200 triệu đồng làm nhà ở… Từ nguồn vốn vay này, nhiều hộ nghèo đã đầu tư cây, con giống để phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Không chỉ vậy, để giảm nghèo bền vững, UBND huyện còn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện hiệu quả các chính sách khác dành cho người nghèo như: Hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề, mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ nhà ở…
Video đang HOT
Theo bà Phan Thị Thanh Nhàn – Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Sơn, giai đoạn 2018 – 2020, bình quân mỗi năm, toàn huyện giảm được 305 hộ nghèo, tỷ lệ giảm bình quân mỗi năm 5%, vượt chỉ tiêu bình quân 3%/năm mà huyện đề ra. Nếu như năm 2018, toàn huyện có 3.235 hộ nghèo, chiếm 48,32% số hộ trong toàn huyện thì đến nay chỉ còn 2.320 hộ, chiếm 33,3%.
Còn khó khăn
Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng thực tế, việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Khánh Sơn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, việc phối hợp để rà soát, thẩm định đối tượng được hưởng chính sách chưa thực hiện tốt nên dẫn đến bỏ sót đối tượng được thụ hưởng. Trong khi đó, việc thực hiện các chính sách: Hỗ trợ vay vốn nhân rộng mô hình sản xuất, hỗ trợ lãi suất vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất còn chậm do thiếu vốn, vốn được phân bổ chậm; việc thẩm định phương án vay và hiệu quả sử dụng vốn còn bất cập; lựa chọn mô hình đầu tư phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa phù hợp với điều kiện từng hộ, định mức hỗ trợ thấp, thời gian ngắn nên chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo bền vững.
Ngoài ra, vẫn còn những hộ đồng bào dân tộc thiểu số ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự muốn thoát nghèo bền vững. Hiện nay, một số chính sách hỗ trợ cho người nghèo không còn phù hợp với thực tế như: Tiền ăn trưa cho học sinh mầm non, tiểu học là người dân tộc hiểu số ở mức 290.000 đồng/em/tháng là thấp; hay đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn có mức hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ đối với đất ở và 15 triệu đồng/hộ đối với đất sản xuất là rất thấp, không thể mua được đất…
Qua giám sát tình hình thực hiện các chính sách cho người nghèo trên địa bàn huyện, mới đây, HĐND huyện Khánh Sơn đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND cấp xã, các phòng, ban chuyên môn tiếp tục tập trung tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực để thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu giảm nghèo của huyện; tăng cường phối hợp trong việc rà soát đối tượng, lựa chọn mô hình hỗ trợ phù hợp với từng hộ để nâng cao hiệu quả đầu tư. UBND huyện cần kiến nghị UBND tỉnh xem xét bổ sung kinh phí để sớm triển khai các nội dung của chính sách giảm nghèo chưa thực hiện; điều chỉnh các mức hỗ trợ chưa phù hợp với điều kiện thực tế…
Đối với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, cần rà soát, thẩm định kỹ các hồ sơ để đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở thực tế của địa phương, của các hộ dân, có kế hoạch hỗ trợ, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với năng lực của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, từ đó triển khai đến các hộ thực hiện cho hiệu quả. Ngoài ra, chính quyền cơ sở cần tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân để người dân hiểu và nỗ lực vươn lên thoát nghèo…
Quan tâm dinh dưỡng cho trẻ miền núi
Những năm qua, các ngành chức năng đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức nhiều chương trình nhằm cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) ở các địa bàn miền núi.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ trẻ em SDD khu vực này vẫn còn cao, đòi hỏi các địa phương phải nỗ lực cải thiện.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao
Gia đình anh Cao Hải và chị Cao Thị Hạnh (huyện Khánh Sơn) có 9 người con, nhỏ nhất là Cao Thuyện (5 tuổi) đang học tại Trường Mầm non Anh Đào (thôn A Pa 2, xã Thành Sơn). Trước đây, Thuyện được chẩn đoán bị SDD từ trong bào thai do chị Hạnh không ăn uống đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai. "Vợ chồng tôi làm nương rẫy, đến cái ăn qua ngày còn nhiều thiếu thốn thì lấy đâu ra sữa để uống. Nhưng vì hiểu rõ sữa tốt cho con, nên tôi vẫn cố gắng chắt bóp chi tiêu, thi thoảng mua được vài hộp sữa cho bọn trẻ. Dẫu vậy, mấy đứa nhỏ nhà tôi đứa nào dưới 5 tuổi cũng bị SDD", chị Hạnh nói.
Học sinh Trường Tiểu học Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh. Ảnh: Vĩnh Thành
Ông Mấu Anh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết, hiện nay, toàn xã có 1.294 trẻ, hơn 60% trẻ là người dân tộc thiểu số, trong đó có gần 40% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, nhiều gia đình cuộc sống gặp khó khăn nên trẻ em bị thiếu chất ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khi trẻ sinh ra lại không được ăn uống đầy đủ chất nên hay ốm đau, suy nhược cơ thể, dẫn tới còi cọc, chậm lớn. Thêm vào đó, những ông bố, bà mẹ trẻ ở vùng cao thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc con nên trẻ bị SDD nặng hơn.
Nhìn người mẹ trẻ Mấu Thị Hằng (xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) đang bế con gái Mấu Thị Chúc, tôi cứ ngỡ bé chỉ mới vài tháng tuổi. Trò chuyện mới hay bé đã 3 tuổi. Chị Hằng cho biết, lúc mang thai bé, gia cảnh quá khó khăn nên chị không có điều kiện ăn uống đầy đủ. Con gái chị SDD từ trong bào thai nên dù đã 3 tuổi nhưng cân nặng chỉ 4,8kg. "Trong quá trình tuyên truyền cho người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ, kết hôn sớm, chúng tôi đã tăng cường lồng ghép, hướng dẫn các gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để phòng SDD. Tuy nhiên, việc này gặp khó khăn do phụ thuộc nhiều về điều kiện kinh tế của từng gia đình", bà Bùi Thị Phấn - chuyên trách dân số xã Sơn Thái bày tỏ.
Cần nỗ lực cải thiện
Theo báo cáo từ Sở Giáo dục - Đào tạo, cuối năm học 2019 - 2020, trên địa bàn tỉnh có 63.867 trẻ đang theo học tại các trường mầm non. Sau khi kiểm tra sức khỏe cho 100% trẻ, có 1.056 trẻ SDD nhẹ cân, tập trung chủ yếu ở Khánh Sơn (326 trẻ) và Khánh Vĩnh (244 trẻ); 1.437 trẻ SDD thấp còi, trong đó Khánh Sơn 417 trẻ, Khánh Vĩnh 403 trẻ.
Ông Nguyễn Văn Nhuận - Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, hiện nay, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở nhà trường đang gặp không ít khó khăn như: Thiếu cán bộ y tế chuyên khoa sản - nhi tuyến huyện; thiếu trang - thiết bị, dụng cụ chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Mặt khác, vẫn còn những tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và vệ sinh môi trường; tỷ lệ sinh đẻ tại nhà cao, không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; chưa cho trẻ ăn bổ sung đúng cách...
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn, nhằm giảm số trẻ bị SDD ở huyện, ngay từ những tháng đầu năm 2020, huyện đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngay Vi chât dinh duơng, bổ sung vien Vitamin A đơt I nên tỷ lẹ tre tư 6 đến 36 thang tuôi đuơc uông Vitamin A đat 100%; ty lẹ ba me sinh con trong 6 thang qua đuơc uông Vitamin A đat 88,8%. "Trẻ SDD không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, khả năng học hành và khả năng lao động, mà còn là nguyên nhân gây nên một số bệnh mãn tính khi bước vào tuổi trưởng thành. Để cải thiện tình trạng này, không chỉ riêng ngành Y tế mà đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội", ông Hồ Ngọc Gia - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn nói.
Bà Ca Tông Thị Mến - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết, thời gian tới, huyện sẽ nỗ lực tuyên truyền, lồng ghép, tổ chức nhiều hoạt động, triển khai các đề án góp phần cải thiện tình trạng SDD ở trẻ em như: Phát sữa, bổ sung vi chất cho bà mẹ, trẻ em, tổ chức lớp học bán trú... Ngoài ra, huyện tiếp tục phát huy vai trò của nhân viên y tế ở các thôn, xã, hướng dẫn bà mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng, chăm sóc trẻ và phát hiện trẻ bị SDD...
Những nghĩa cử cao đẹp hướng tới người dân vùng lũ Trước những thiệt hại nặng nề về người và tài sản đối với những người dân tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trong những ngày qua, chiều 13/10, Tập đoàn Ecopark đã trao số tiền 5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào nghèo miền Trung khắc phục khó khăn do bão lũ. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt...