Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19
Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, hơn 2 năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động làm thủ tục đề nghị hỗ trợ thất nghiệp do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định. Ảnh tư liệu: Nguyên Linh/TTXVN
Từ đầu năm 2021 đến nay, nền kinh tế – xã hội, tình hình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống nhân dân chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch COVID-19. Trước tình hình này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, chủ động tham mưu, phối hợp với các bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động.
Trong đó, có các Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nổi bật là gói hỗ trợ trên 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, đây là gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Trong 2 năm 2020 – 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, để triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các gói hỗ trợ nêu trên đến tận tay người lao động, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có, đẩy nhanh tiến độ giải ngân; phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin và mã định danh của từng người tham gia, rút gọn tối đa các công đoạn, thủ tục và thời gian chi trả. Toàn ngành đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đối với Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.847 đơn vị, doanh nghiệp (cho 192.503 lao động) với số tiền tạm dừng đóng vào Quỹ trên 786,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP, tính đến ngày 15/5/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp cho trên 375,3 nghìn đơn vị, tương ứng gần 11,1 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 2.760 đơn vị (với 374.126 lao động) tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 1.913 tỷ đồng. Đồng thời, tính đến ngày 27/5/2022, đã tiếp nhận quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng để duy trì việc làm cho 5.038 người lao động của 36 đơn vị tương ứng với số tiền là 23,5 tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, theo bà Đinh Thị Thu Hiền, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho hay, chỉ sau 5 ngày, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2021 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân đã chi trả chế độ hỗ trợ từ nguồn kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho gần 12,968 triệu lao động với số tiền gần 30.804 tỷ đồng.
Có thể thấy, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp chưa có trong tiền lệ đã nhanh chóng được ban hành. Qua đó, lợi ích của người lao động, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế càng được thể hiện rõ hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, với việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các gói hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp từ nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần các nghị quyết của Chính phủ đã khắc họa rõ nét và sâu đậm thêm vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của đất nước. Các chính sách này đã thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu, điểm tựa an sinh trong cuộc sống của mỗi người dân.
Để đạt được những kết quả trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong toàn hệ thống nhằm triển khai nghiêm túc, hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của lãnh đạo, viên chức toàn ngành trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ; đa dạng hình thức tiếp nhận hồ sơ (không phụ thuộc vào địa giới hành chính) cũng như việc cắt giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ xuống còn không quá 1 ngày làm việc… để chính sách hỗ trợ đến được với người lao động, người sử dụng lao động một cách sớm nhất, hiệu quả nhất.
Việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch COVID-19, sớm ổn định kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân.
Kiên Giang: Hàng trăm tỷ đồng thực hiện an sinh xã hội trong đại dịch COVID-19
Sau gần 2 năm phòng, chống đại dịch COVID-19, tỉnh Kiên Giang đã chi hàng trăm tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, công nhân, viên chức, lao động khó khăn do bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Kiên Giang ân cần thăm hỏi công nhân không may mắc bệnh nặng.
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến nay, tỉnh đã chi hỗ trợ cho hơn 201.000 người, số tiền trên 258 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch phê duyệt hỗ trợ.
Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tỉnh đã chi hỗ trợ cho hơn 58.600 người, với số tiền trên 131 tỷ đồng. Mặt khác, tỉnh hỗ trợ 32.359 người dân Kiên Giang trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành có dịch gặp khó khăn mức 1,5 triệu đồng/người, với tổng số tiền hơn 48,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ngành, huyện, thành phố trong tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, hội từ thiện, cá nhân... đã vận động tiền mặt và hàng hóa, nhu yếu phẩm, với tổng giá trị khoảng 125 tỷ đồng, hỗ trợ cho 258.468 người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19, trong đó tiền mặt 17 tỷ đồng, còn lại là hiện vật quy ra tiền.
Từ đầu tháng 6/2021, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Kiên Giang phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống đại dịch COVID-19 và ra lời kêu gọi: "Toàn dân tham gia và ủng hộ nguồn lực, kinh phí phòng, chống dịch COVID-19", vận động các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay ủng hộ nguồn lực, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Theo Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang, đến nay Ban cứu trợ cấp tỉnh tiếp nhận bằng tiền mặt hơn 16,6 tỷ đồng và hiện vật trị giá gần 1,9 tỷ đồng, đã phân bổ đến các huyện, thành phố hỗ trợ người dân và bàn giao cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh. Theo đó, phân bổ hơn 12,7 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh và các đồn biên phòng, khu cách ly, khu vực phong tỏa, lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lê Thị Vệ chia sẻ: "Cùng với Uỷ ban MTTQ tỉnh vận động, huy động xã hội phòng, chống dịch bệnh, Mặt trận cấp huyện và xã đã vận động tiền, hiện vật tổng trị giá gần 160 tỷ đồng để hỗ trợ cho các lực lượng tham gia trực tiếp công tác phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ các hộ dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh trên địa bàn. Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh còn phối hợp với các tổ chức thành viên, đơn vị liên quan hỗ trợ trên 10 triệu suất cơm miễn phí cho bệnh nhân, cán bộ y tế, lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch, bệnh nhân F0, F1...; hỗ trợ người dân từ các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh trở về Kiên Giang hàng trăm ngàn suất ăn, nước uống và nhu yếu phẩm.
Trong gần 2 năm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Kiên Giang, nhất là hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm tốt mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới". Cụ thể như: chuyến xe 0 đồng của Ban vận động huyện Tân Hiệp và Phật giáo Hòa Hảo; bếp ăn từ thiện Trúc và Bếp Tâm Lành (thành phố Rạch Giá); xe gạo nghĩa tình của huyện Giang Thành; chuyến xe thiện nguyện vận chuyển rau, củ, quả của huyện Vĩnh Thuận; những chuyến hàng ra đảo của Tỉnh Đoàn...
Nhóm thiện nguyện Tâm Lành (thành phố Rạch Giá) tổ chức bếp Tâm Lành "thổi lửa nấu cơm ngon" hỗ trợ, tiếp sức cán bộ y tế, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện và anh em, chiến sĩ đang căng mình làm nhiệm tại các chốt "vùng đỏ", "vùng xanh" trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Chị Hoàng Đức Nhã, ở thành phố Rạch Giá, thành viên nhóm thiện nguyện Tâm Lành chia sẻ; Ban đầu, bếp Tâm Lành tổ chức nấu cơm hỗ trợ những cán bộ y tế, bệnh nhân nghèo hoàn cảnh khó khăn đang cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Thế nhưng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều bệnh nhân nghèo đang điều trị tại đây cũng như ở một số bệnh viện khác cần sự hỗ trợ, giúp đỡ để vượt qua khó khăn, bệnh tật. Bếp Tâm Lành từ chỗ chỉ nấu vài trăm suất cơm đã tăng lên 1.000 - 1.200 phần/ngày và khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã tăng lên 1.500 - 1.700 phần cơm/ngày hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.
Chị Nhã cho biết thêm, ngoài việc đóng góp của các thành viên trong nhóm thiện nguyện Tâm Lành, nhóm vận động các nhà hảo tâm, kêu gọi người thân, anh em, bạn bè chung tay, góp sức cho bếp Tâm Lành đỏ lửa, đem đến những phần cơm ngon cho những hoàn cảnh khó khăn, nhất là những bệnh nhân nghèo khó rất cần sự chia sẻ, tiếp sức của cộng đồng.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới", bếp Tâm Lành chuyển sang nấu cháo dinh dưỡng buổi sáng để hỗ trợ cho người lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19. Theo đó, từ 6 - 8 giờ hàng ngày, Bếp Tâm Lành cấp phát miễn phí bình quân 100 suất cháo dinh dưỡng cho người lao động nghèo khó khăn như người bán vé số kiến thiết, phụ hồ, lao động nặng nhọc...
TP Hồ Chí Minh: Trên 111.000 lao động được hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Ngày 16/10, thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh, chỉ sau nửa tháng thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP đã có trên 111.000 người lao động được hưởng chính sách này. Người lao động đến kê khai hưởng BHTN,...