Triển khai hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng kiểm toán
Ngày 25/3, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị đối tác phát triển.
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk chủ trì Hội nghị.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phát biểu khai mạc, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, mục đích chính của Hội nghị là để Kiểm toán Nhà nước giới thiệu với các đối tác phát triển và các cơ quan hữu quan về những nội dung chính trong Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, cũng như định hướng những hoạt động theo thứ tự ưu tiên mà Kiểm toán Nhà nước sẽ triển khai nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược.
Trong 10 năm vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã tham gia thực chất vào các hoạt động chung của cộng đồng kiểm toán công khu vực và quốc tế với tư cách là một SAI thành viên tích cực và trách nhiệm. Kiểm toán Nhà nước là thành viên sáng lập của Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) năm 2011 và liên tục đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch chiến lược của Tổ chức này từ đó đến nay. Kiểm toán Nhà nước đã đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và tiếp tục là thành viên Ban Điều hành ASOSAI đến năm 2024.
Kiểm toán Nhà nước mong muốn hợp tác với các bên trên cơ sở: Tổ chức các khóa đào tạo, khảo sát, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) có thế mạnh trong các lĩnh vực kiểm toán mới như: Kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường, biến đổi khí hậu, kiểm toán quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản; kiểm toán các lĩnh vực mới nổi, như kiểm toán việc ứng phó với đại dịch, kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững, kiểm toán đánh giá chính sách tiền tệ đảm bảo nền tài chính quốc gia minh bạch và bền vững…
Với định hướng chuyển đổi từ kiểm toán truyền thống sang kiểm toán từ xa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, Kiểm toán Nhà nước mong muốn hợp tác với các bên liên quan trong việc thuê chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn thiết kế tổng thể hệ thống cấu trúc công nghệ thông tin; tư vấn xây dựng cũng như hỗ trợ các phần mềm ứng dụng trong hoạt động kiểm toán. Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn kiểm toán trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực mới như: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường, kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững, kiêm toán quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, kiểm toán việc ứng phó với dịch bệnh…
Kiểm toán Nhà nước cam kết sẽ dành ưu tiên cao nhất trong quá trình hợp tác với các đối tác phát triển để thực hiện các mục tiêu nêu trên, cũng như các mục tiêu khác trong Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2021-2030 phù hợp với chính sách và ưu tiên hoạt động của các tổ chức tại Việt Nam.
Giám đốc Chính sách Hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) Khu vực Đông Nam Á lục địa Nguyễn Mai Chi cho rằng, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã và đang trở thành thành viên tích cực và trách nhiệm của cộng đồng kiểm toán công khu vực và thế giới, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của ngành nghề kiểm toán thế giới. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, an toàn, bền vững và đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong điều kiện đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Video đang HOT
Hội Kế toán công chứng Anh quốc cam kết tiếp tục đồng hành với Kiểm toán Nhà nước trong chặng đường sắp tới với hợp tác chiến lược đề xuất tập trung vào hai trụ cột được Kiểm toán Nhà nước ưu tiên và Hội kế toán công chứng Anh quốc có kinh nghiệm phù hợp: Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng kiểm toán. Cụ thể, giới thiệu Cổng đào tạo hỗ trợ dành riêng cho giảng viên kế toán kiểm toán tài chính Việt Nam tới các giảng viên của Trường Đào tạo bồi dưỡng kiểm toán và tiếp tục hỗ trợ cập nhật tài liệu, chương trình đào tạo và bài thi mẫu theo chuẩn quốc tế đang thay đổi. Đặc biệt, mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện và thực hiện chiến lược bồi dưỡng nguồn nhân lực và đào tạo Chứng chỉ quốc tế hướng tới trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, kiểm toán viên nhà nước…
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk đánh giá cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong các dự án của Ngân hàng Thế giới, đồng thời khẳng định uy tín, năng lực của Kiểm toán Nhà nước sẽ càng được nâng cao trong thời gian tới khi đồng ý tham gia vào các dự án trong danh mục dự kiến của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Khẳng định, Ngân hàng Thế giới có nhiều nguồn lực, bà Carolyn Turk cho biết, sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới trong hoạt động chuyên môn cũng như kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng kiểm toán…
Ban Điều hành Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á họp lần thứ 56
Chiều 6/9, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 Trần Sỹ Thanh và Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc - Tổng Thư ký ASOSAI Hầu Khải chủ trì Cuộc họp Ban Điều hành Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 56.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021 chủ trì cuộc họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phát biểu khai mạc, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh cho biết, cuộc họp lần này tập trung thông qua những vấn đề quan trọng của ASOSAI gồm: báo cáo về tình hình tài chính của ASOSAI; báo cáo về thực hiện Kế hoạch chiến lược ASOSAI 2016-2021 và dự thảo Kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn mới 2022-2027; báo cáo của các Nhóm công tác, đặc biệt là 2 Nhóm công tác mới của ASOSAI là Nhóm kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững và Nhóm kiểm toán quản lý khủng hoảng.
Đặc biệt, trong cuộc họp lần này, các Cơ quan Kiểm toán thành viên (SAI) sẽ nghe những kết quả đạt được của ASOSAI nói chung và các thành viên nói riêng trong việc thực hiện Tuyên bố Hà Nội. Ban điều hành cũng đưa ra lựa chọn về ứng viên tổ chức Đại hội ASOSAI 16.
Giải quyết các vấn đề toàn cầu
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Kiểm toán Nhà nước Việt Nam) Nguyễn Bá Dũng cho biết, Tuyên bố Hà Nội ra đời với thông điệp chính "Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững" đã trở thành văn kiện quan trọng của ASOSAI về tầm nhìn chiến lược cho giai đoạn phát triển tiếp theo, nhằm theo đuổi và hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 về Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc.
Trong giai đoạn 2020-2022, ASOSAI đã triển khai thực hiện Chương trình kiểm toán hợp tác về SDGs với chủ đề: "Hệ thống y tế quốc gia bền vững và nhanh chóng phục hồi" theo mô hình toàn diện và khép kín về phát triển bền vững của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) với sự tham gia của 26 quốc gia châu Á và 3 quốc gia khu vực Thái Bình Dương. Đây là chương trình hợp tác thử nghiệm ở quy mô lớn, hướng tới mục tiêu và thành tựu là sự tiếp cận công bằng hơn với các hệ thống y tế quốc gia và ưu tiên cho các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, người khuyết tật, người nghèo...
Ngoài ra, thông qua Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường của ASOSAI (ASOSAI WGEA), ASOSAI đã nỗ lực thúc đẩy các cuộc kiểm toán hợp tác và Đề án nghiên cứu. Nổi bật trong đó là cuộc kiểm toán hợp tác về bảo vệ môi trường nước và hai Đề án nghiên cứu về ứng dụng dữ liệu lớn trong kiểm toán môi trường và kiểm toán giảm nghèo, cải thiện môi trường sống vùng nông thôn đã thực hiện thành công. Năm 2020, Nhóm triển khai hai cuộc kiểm toán hợp tác với chủ đề Kiểm toán quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông (do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chủ trì) và Kiểm toán giao thông bền vững; đồng thời bắt đầu Đề án nghiên cứu về chủ đề Kiểm toán tài chính xanh.
Tổng số có 84 cuộc kiểm toán môi trường đã được thực hiện chủ yếu dưới loại hình kiểm toán hoạt động, với chủ đề đa dạng và bao trùm lên hầu hết tất cả các lĩnh vực môi trường, như quản lý chất lượng không khí, biển, tài nguyên nước, xử lý chất thải, quản lý chất thải y tế, phế liệu nhập khẩu, năng lượng tái tạo, bảo tồn thiên nhiên, chống tình trạng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và suy thoái đất. Bên cạnh đó, còn có 35 cuộc kiểm toán SDGs được thực hiện trong giai đoạn 2018-2021. Tất cả các SAI thành viên thông báo rằng đã thực hiện ít nhất một cuộc kiểm toán liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững.
Có thể thấy, các chủ đề kiểm toán được đưa ra sau Tuyên bố Hà Nội đã tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại giá trị và lợi ích cho người dân, như nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ phúc lợi; phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục công; an ninh lương thực bền vững; quản lý tài chính quốc gia bền vững; quản lý bền vững chính sách dân số và nhân khẩu học...
Nâng cao khả năng phục hồi và thực hiện phản ứng nhanh
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc - Tổng Thư ký ASOSAI Hầu Khải cho biết, Kế hoạch Chiến lược ASOSAI giai đoạn 2016-2021 đã hoàn thành 3 mục tiêu gồm: Hỗ trợ phát triển năng lực của các SAI thành viên; Tăng cường chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên; Nhóm công tác khu vực kiểu mẫu.
Theo ông Hầu Khải, đại dịch COVID-19 là thách thức lớn với tất cả các thành viên của tổ chức, một số hoạt động theo kế hoạch đã bị hủy bỏ hoặc trì hoãn, nhưng ASOSAI đã thể hiện khả năng phục hồi, nhanh nhẹn và quyết tâm của mình, đồng thời quản lý một cách khoa học để thực hiện thành công.
Kế hoạch Chiến lược cho 2022-2027 của ASOSAI là kế hoạch chiến lược thứ tư của tổ chức. Kế hoạch này tuân theo tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và ba mục tiêu chiến lược đã đặt ra trong các kế hoạch trước đó.
Kế hoạch sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến đại dịch như y tế, biến đổi khí hậu, thảm họa tự nhiên và do con người gây ra, tiến bộ khoa học và công nghệ. Khả năng ứng phó được bổ sung vào các giá trị cốt lõi của ASOSAI, cho thấy ASOSAI mong đợi các thành viên của mình có thể nâng cao khả năng phục hồi, thực hiện phản ứng nhanh chóng và phù hợp trước những thách thức mới; đồng thời, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình, phục vụ hiệu quả trong hệ thống quản trị quốc gia của họ và mang lại giá trị lớn lao hơn cho các quốc gia, các dân tộc của mình.
Để thúc đẩy việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược, kế hoạch này xác định bốn ưu tiên xuyên suốt được lặp lại những ý tưởng đã được đưa ra trong Tuyên bố Bắc Kinh và Tuyên bố Moskva về INTOSAI, Tuyên bố Hà Nội và dự thảo Tuyên bố Bangkok của ASOSAI. Điều này phản ánh sáng kiến của ASOSAI trong việc tuân thủ đúng xu hướng kiểm toán khu vực công quốc tế và tham gia tích cực vào cộng đồng kiểm toán khu vực công quốc tế, đồng thời tập trung vào các đặc điểm và nhu cầu phát triển của ASOSAI khu vực.
Để giữ cho kế hoạch phù hợp và tạo sự linh hoạt trong việc thực hiện, kế hoạch này chỉ có các tuyên bố chung và nguyên tắc, không chứa thông tin chi tiết về hoạt động thực hiện. Thông tin đó sẽ được chuẩn bị dưới dạng Ma trận thực hiện Kế hoạch chiến lược ASOSAI 2022-2027 và được trình lên Ban điều hành dưới dạng tài liệu riêng biệt.
Phát triển bền vững lĩnh vực kiểm toán môi trường
Báo cáo về việc thành lập Nhóm công tác ASOSAI về mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đã được Cục Kiểm toán nhà nước Kuwait trình bày tại cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 54 vào năm 2019 cho thấy, sứ mệnh của Nhóm là thúc đẩy vai trò của cộng đồng ASOSAI thông qua việc đóng góp vào các mục tiêu quốc gia và đánh giá việc thực hiện SDGs trong khu vực bằng cách nâng cao kiến thức, kỹ năng và sử dụng các chỉ số SDGs một cách thích hợp của các kiểm toán viên.
Nhóm công tác ASOSAI về SDGs dự kiến sẽ hoạt động cho đến khi kết thúc Chương trình Nghị sự của Liên hợp quốc vào năm 2030 và có thể được gia hạn nếu cần thiết. Các mục tiêu chiến lược của nhóm gồm: đẩy mạnh việc chia sẻ kiến thức và phát triển năng lực trong cộng đồng ASOSAI đối với lĩnh vực Kiểm toán môi trường về phát triển bền vững; thực hiện các SDGs và giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu.
Nhóm công tác ASOSAI sẽ tiến hành các hoạt động khác nhau về SDGs theo đúng kế hoạch hoạt động (các báo cáo kiểm toán, chương trình đào tạo, hội thảo, dự án nghiên cứu, trao đổi thư từ với các cơ quan quốc tế có liên quan).
Phát biểu kết luận, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh cho biết, sau Cuộc họp Ban Điều hành lần thứ 54, Chủ tịch, Tổng thư ký và các thành viên Ban điều hành ASOSAI đã nỗ lực để triển khai thực thi các mục tiêu và khuyến nghị nêu trong Tuyên bố Hà Nội về kiểm toán môi trường và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cũng như những chương trình, dự án và hoạt động đề ra trong 3 năm cuối của Kế hoạch chiến lược ASOSAI 2016-2021.
Ban Điều hành đã thông qua việc thành lập Nhóm công tác của ASOSAI về các mục tiêu phát triển bền vững và Nhóm công tác về kiểm toán quản lý khủng hoảng. Tại Cuộc họp lần thứ 56, Ban Điều hành đã bầu Kiểm toán Nhà nước Ấn Độ là Chủ tịch ASOSAI lần thứ 16, nhiệm kỳ 2024-2027.
Bên cạnh đó, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và những mục tiêu chiến lược, ưu tiên của ASOSAI trong Kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn 2022-2027 đã nhận được sự đồng thuận cao từ thành viên Ban điều hành. Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian qua, quỹ hỗ trợ COVID-19 của ASOSAI có giá trị 200 nghìn USD đã triển khai, kịp thời góp phần hỗ trợ các SAI thành viên ứng phó với đại dịch COVID-19.
"Những kết quả đạt được của Cuộc họp Ban điều hành 56 càng chứng tỏ một tổ chức ASOSAI chuyên nghiệp, hợp tác, hòa nhập, đổi mới và sẵn sàng ứng phó với xu thế biến động không ngừng của khu vực và thế giới", Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
An Giang phát triển nguồn nhân lực Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), thời gian qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm triển khai thực hiện một cách đồng bộ công tác đào tạo, xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, góp phần nâng số lượng và chất lượng nguồn nhân...