Triển khai gói an sinh xã hội bảo đảm công khai, minh bạch
Làm sao để tiền hỗ trợ nhanh chóng đến tay các trường hợp khó khăn, nhưng “đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng”, bảo đảm công khai và minh bạch, tránh trục lợi… đang là áp lực đối với các địa phương trong việc triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/Q-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) chi trả tiền hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.Ảnh: THANH TÂM
Lao động mất việc, doanh nghiệp cùng gặp khó
Theo quy định tại Khoản 3, iều 1 Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ, một trong các điều kiện để người lao động (NL) được hỗ trợ trong gói an sinh là làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu, hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Tại nhiều địa phương, qua thực tế khảo sát, một số doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thỏa thuận với NL tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, nhưng vẫn duy trì một bộ phận nhỏ sản xuất, kinh doanh, do đó vẫn còn doanh thu, nhưng thật sự khó khăn không thể hỗ trợ cho NL…
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), NL không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Cho nên phát sinh vướng mắc: Khi xác nhận vào danh sách NL tạm hoãn hợp đồng lao động (HL), nghỉ việc không lương, thì cơ quan BHXH có xác nhận đối với trường hợp NL chưa báo giảm BHXH hay không? Ngược lại, đối với trường hợp tại thời điểm doanh nghiệp lập danh sách NL tạm hoãn thực hiện HL, nghỉ việc không hưởng lương theo Mẫu số 01 của Quyết định số 15 gửi cơ quan BHXH, vậy NL vẫn có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc có được xem xét giải quyết hỗ trợ cho NL đó hay không?…
Khoản 4, iều 2 Quyết định số 15 về trình tự, thủ tục hỗ trợ NL tạm hoãn HL, nghỉ việc không hưởng lương trong các doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở để xem xét trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách và thực hiện hỗ trợ. Nhưng trên thực tế, có những doanh nghiệp lớn có trụ sở ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nhưng các chi nhánh, nhà máy, cửa hàng… lại nằm rải rác tại tỉnh, thành phố khác, có sử dụng hàng nghìn lao động địa phương, do vậy số lao động làm việc tại chi nhánh đó sẽ được hỗ trợ như thế nào?…
Thiếu những hướng dẫn cụ thể, chi tiết đang là những vướng mắc xảy ra trong thực tế khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tại các địa phương. Như, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa có 400 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút, tạo việc làm, thu nhập cho hơn 90 nghìn lao động. Chủ sử dụng lao động và NL cùng chia sẻ khó khăn, ứng phó ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng thiếu nguyên liệu đầu vào, gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Một số tập đoàn, doanh nghiệp đã cho 1.060 lao động đang thử việc bị nghỉ làm việc; phải tạm hoãn thực hiện HL và chấm dứt hợp đồng với hơn 9.000 lao động. Trong đó, thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HL với 2.675 lao động sau ngày 1-4; thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với 1.484 lao động trước ngày 1-4 và 4.852 lao động sau ngày 1-4. Chủ tịch Công đoàn khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa Vũ Tuấn Minh cho biết, theo Quyết định số 15, có 1.484 lao động chấm dứt hợp đồng trước ngày 1-4 không tiếp cận được chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Thêm nữa, khó yêu cầu doanh nghiệp chứng minh không có doanh thu, hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương cho NL, cho nên số lao động phải tạm hoãn thực hiện HL cũng khó được thụ hưởng chính sách. Mặt khác, để được hưởng hỗ trợ tại iều 5, Chương III theo Quyết định số 15, NL có giao kết hợp đồng trước ngày 1-4, đang tham gia BHXH bắt buộc bị chấm dứt HL hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1-4 đến hết ngày 15-6-2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp phải chứng minh không có thu nhập, hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59 ngày 19-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là một triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, 1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. ây được xem là điều kiện “gây khó” cho NL.
Video đang HOT
Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần May mặc Bình Dương (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) Nguyễn Thị Kim Nguyên cho biết, trước tình hình khó khăn, công ty đã thương lượng, ký thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HL có thời hạn với hơn 100 công nhân trong ba tháng; nếu sau ba tháng tình hình chưa hồi phục thì tiếp tục tạm hoãn. Cái khó hiện nay là đơn hàng phụ thuộc vào khách hàng từ nước ngoài, trong khi chờ tình hình ổn định, công ty phải nỗ lực nhiều để giúp số công nhân còn lại có việc làm. Trong khi theo quy định, doanh nghiệp có nguồn thu cho nên công nhân không được hưởng chính sách hỗ trợ dù có ký thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HL với doanh nghiệp. Là tổ chức bảo vệ quyền lợi NL, Công đoàn công ty mong muốn việc hỗ trợ cần xem xét các điều kiện đi kèm để giúp NL trong khó khăn.
TP Hồ Chí Minh là địa phương có số lao động nghỉ việc lớn, với hơn 100 nghìn NL bị tạm hoãn thực hiện HL, hoặc nghỉ việc không hưởng lương đủ điều kiện được hưởng gói chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42, với mức hỗ trợ là 1,8 triệu đồng/người/tháng, trong thời gian ba tháng. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (L-TB và XH) TP Hồ Chí Minh Lê Minh Tấn cho biết: ối với NL được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 là NL tạm hoãn thực hiện HL, hoặc nghỉ việc không hưởng lương thì yêu cầu chủ doanh nghiệp và cán bộ công đoàn cơ sở phải chủ động phối hợp UBND quận, huyện xác nhận NL làm việc tại đơn vị nghỉ việc liên tục trong 30 ngày của tháng 4 và hai tháng tiếp theo nếu có từ 15 ngày trở lên. ồng thời, phải xác nhận với cơ quan BHXH việc doanh nghiệp có đóng BHXH cho NL đến hết
tháng 3 để làm cơ sở thẩm định NL đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Ông Lê Minh Tấn cũng cho rằng, đối với đối tượng là người sử dụng lao động cần vay vốn, để trả lương ngừng việc đối với NL thì phải chứng minh được bản thân chủ doanh nghiệp không có khả năng tài chính và không còn nợ xấu ở ngân hàng đến ngày 31-12-2019. Riêng đối với hộ kinh doanh cá thể có doanh số năm 2020 dưới 100 triệu đồng cần vay vốn trang trải cho nên chủ động gửi yêu cầu cho phường, xã để tập hợp danh sách gửi chi cục thuế địa phương xem xét theo thẩm quyền để được hỗ trợ trong tháng 4. Qua rà soát, TP Hồ Chí Minh có 3.672 hộ kinh doanh đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ và 71 chủ sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn…
Bảo đảm công khai, minh bạch để không trục lợi
Do còn nhiều vướng mắc trong triển khai đối với một số nhóm đối tượng, Bộ L-TB và XH và các bộ, ngành liên quan cần hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn. Các địa phương đều quyết tâm triển khai Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần hỗ trợ đúng đối tượng, không bỏ sót, bảo đảm công khai và minh bạch, đúng thời hạn đề ra.
Phó Giám đốc Sở L-TB và XH thành phố à Nẵng Nguyễn Văn An cho biết, ngay từ ngày 11-5, các cấp xã, phường, quận, huyện trên toàn thành phố đã bắt đầu triển khai công tác tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với NL có hợp đồng nhưng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động tự do bị mất việc và hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. ây cũng là khó khăn không nhỏ trong công tác triển khai, bởi số lượng đối tượng rất lớn dồn về cho các phường, xã. Các cán bộ phải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, xác minh đúng đối tượng rồi mới lập danh sách gửi lên quận, huyện. Lượng công việc nhiều, khó khăn, phức tạp, nhưng lực lượng cán bộ ở xã, phường còn ít. ể bảo đảm minh bạch, đúng người, đúng đối tượng và chống trùng lắp, mỗi xã, phường đã thành lập một tổ thẩm định hồ sơ và xác nhận đối tượng gồm: cán bộ UBND, cán bộ chuyên trách theo dõi đối tượng, ủy ban MTTQ, các đoàn thể, tổ dân phố… Sau khi hoàn thành danh sách, các phường, xã sẽ niêm yết danh sách đối với hộ kinh doanh cá thể và lao động tự do ít nhất hai ngày để lấy ý kiến, phản hồi của người dân về việc đúng người, đúng đối tượng và không để sót người được hưởng.
Tại Quảng Ngãi, với phương châm “đi từng nhà, rà thật chắc”, trong nhiều ngày qua, các địa phương trong tỉnh khẩn trương rà soát, thống kê các nhóm đối tượng. Tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể và thiết lập các đường dây nóng, cho nên các địa phương dễ dàng thực hiện theo hướng dẫn. Tinh thần chung là triển khai nghiêm túc, công khai, minh bạch để người dân giám sát, do vậy khâu thẩm định tại một số địa phương được làm rất thận trọng, với nguyên tắc: “Rà soát đến đâu, chính quyền thẩm định, cơ quan chức năng phê duyệt đến đó để sớm chi hỗ trợ cho người dân”. – Giám đốc Sở L-TB và XH Quảng Ngãi Lương Kim Sơn cho biết.
Theo Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Cao Phúc, quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là, đối tượng nào rõ thì làm sớm, làm ngay. Với đối tượng lao động tự do là nhóm khó xác định nhất, nếu không làm tốt việc rà soát sẽ dẫn tới việc bỏ lọt đối tượng được thụ hưởng, thậm chí dễ dẫn tới hiện tượng lợi dụng, trục lợi chính sách. Vì vậy, việc rà soát chặt chẽ, chính xác, không bỏ sót đối tượng là điều mà chính quyền các địa phương ở Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện để chính sách hỗ trợ đến đúng người, đúng đối tượng, minh bạch, khách quan.Về vấn đề này, đồng chí Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu các ngành, các cấp tại địa phương thực hiện tốt việc rà soát, không để bỏ sót đối tượng, cần công khai, minh bạch và bảo đảm thời gian quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nắm được thông tin và có hướng dẫn hỗ trợ giải quyết kịp thời. Theo đó, Sở L-TB và XH thành phố khẩn trương thành lập tổ liên ngành để hỗ trợ kịp thời, giải quyết nhanh các thủ tục, các bước thực hiện, tránh sai sót về sau. ối với các ngành, nghề chưa được nêu trong quy định, Sở L-TB và XH chủ trì, phối hợp các ngành liên quan chịu trách nhiệm duyệt lại danh sách ngành, nghề bổ sung do các quận, huyện đề xuất. ối với các ngành, nghề chưa rõ, mang tính chung chung, Sở Kế hoạch và ầu tư, Sở L-TB và XH phải nhanh chóng có văn bản kiến nghị bộ liên quan xem xét, bổ sung thêm các ngành, nghề cụ thể để hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng. Công an, ngành thông tin và truyền thông xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin không chính xác, nếu phát hiện có sự trục lợi trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng thì xử lý nghiêm theo quy định.
Kết quả, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ "then chốt" ở khu vực phía nam
Năm 2019, ban tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía nam đã tập trung quán triệt, tổ chức triển khai Kết luận số 05-KL/BTCTW ngày 1-2-2019 của Ban Tổ chức Trung ương "Kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019" kết hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đã tham mưu với ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực công tác.
Cụm thi đua số 5 Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tổng kết công tác năm 2019.
Kết quả nổi bật
Các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy tham mưu cấp ủy sơ kết, tổng kết nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác tổ chức xây dựng Đảng; tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các đề án do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì. Đồng thời, tổ chức triển khai, quán triệt nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng có liên quan, đặc biệt là các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nêu gương, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục chuyển biến rõ nét, vị trí, vai trò của cơ quan làm công tác tổ chức - cán bộ được nâng lên. Dư luận xã hội, báo chí trong khu vực ngày càng quan tâm hơn đến các hoạt động của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng.
Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là khi Trung ương đã ban hành đồng bộ các quy định, hướng dẫn có liên quan, cùng với những quy định cụ thể hóa của địa phương. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện tốt quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên làm cơ sở để cán bộ đảng viên rèn luyện, phấn đấu, tự soi, tự sửa, hoàn thiện bản thân, tiêu biểu là: Bạc Liêu, Cần Thơ, Trà Vinh, Long An, An Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận...Tự phê bình và phê bình ngày càng thực chất hơn, các tỉnh ủy, thành ủy trong khu vực chú trọng việc gợi ý kiểm điểm hằng năm đối với tập thể, cá nhân do mình quản lý, đồng thời phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ, ủy viên BCH dự, chỉ đạo kiểm điểm ở các địa phương, đơn vị trực thuộc và theo dõi việc khắc phục những hạn chế sau kiểm điểm.
Các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy chủ động, tích cực tham mưu với cấp ủy sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng vị trí việc làm, tinh giản biên chế. Các tỉnh ủy, thành ủy trong khu vực đã thực hiện thí điểm các mô hình về tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương: hợp nhất ban tổ chức cấp ủy với cơ quan nội vụ cấp huyện (Bình Thuận, Trà Vinh), cơ quan ủy ban kiểm tra cấp ủy với thanh tra cấp huyện (Bình Thuận, Trà Vinh). Hợp nhất đảng bộ khối doanh nghiệp với đảng bộ khối cơ quan cấp tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng...). Hợp nhất ban tuyên giáo với ban dân vận và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (Bình Dương). Hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng HĐND và UBND cấp huyện (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang). Thực hiện mô hình trưởng ban dân vận tỉnh ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban MTTQ tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau (đối với cấp huyện, hầu hết tỉnh, thành phố đều có mô hình thực hiện thí điểm), trưởng ban tổ chức tỉnh ủy đồng thời là giám đốc sở nội vụ (An Giang). Hầu hết các tỉnh thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng ấp. Một số tỉnh đi đầu trong thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời chủ tịch UBND cùng cấp (An Giang, Đồng Tháp); sáp nhập sở, ngành (tỉnh Bạc Liêu hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin - Truyền thông để thành lập mới Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch; hợp nhất Sở Giáo dục - Đào tạo với Sở Khoa học - Công nghệ để thành lập mới Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ).
Các tỉnh, thành phố thực hiện tốt công tác cán bộ, đẩy mạnh tinh giản biên chế, từng bước cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp vị trí việc làm. Nhiều địa phương bước đầu đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ, mở rộng việc thu hút người có tài tham gia vào hệ thống chính trị, mở rộng thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý (Bến Tre, Cần Thơ...). Các địa phương thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, kịp thời bổ sung BCH, ban thường vụ bảo đảm số lượng, cơ cấu (Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ định, phân công, đồng ý giới thiệu ứng cử đối với 16 đồng chí tại 12 địa phương, các tỉnh, thành ủy đã bổ sung 74 ủy viên BCH đảng bộ, 32 ủy viên ban thường vụ). Đồng thời với việc thực hiện nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, trong đó việc thực hiện quy trình "5 bước" trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đã đi vào nền nếp, góp phần lựa chọn những cán bộ tiêu biểu, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không xảy ra sai sót, khiếu kiện. Việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đạt kết quả rõ nét, các địa phương trong khu vực đều cơ bản bảo đảm lộ trình tinh giản biên chế theo quy định. Đến nay, nhiều nơi đã đạt mục tiêu tinh giản biên chế đến năm 2021. Từng bước triển khai áp dụng vị trí việc làm (cụ thể hóa danh mục, bản mô tả vị trí, việc làm; phân công công chức đảm nhiệm công việc theo vị trí việc làm; tuyển dụng, đánh giá công chức theo vị trí việc làm...) đã góp phần đổi mới phương thức quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Tổ chức đảng, đảng viên ở cơ sở tiếp tục được kiện toàn phù hợp với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở. Nhiều tỉnh, thành ủy thực hiện giải thể các chi bộ cơ quan ở xã, phường, thị trấn và phân công đảng viên về sinh hoạt chi bộ ở khu dân cư. Chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên, sinh hoạt chuyên đề ngày càng đi vào nền nếp. Nhiều địa phương đã hướng dẫn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ với từng loại hình cụ thể, ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ, duy trì tốt việc phân công cấp ủy viên cấp trên dự sinh hoạt chi bộ cấp dưới. Công tác kết nạp đảng viên được quan tâm hơn, nhất là về cơ cấu, chất lượng, việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện vào Đảng đạt kết quả tốt. Hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân có chuyển biến tích cực, nhiều tổ chức đảng hoạt động hiệu quả, được chủ doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ.
Hạn chế, khó khăn
Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm còn những hạn chế. Việc triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm Ngành Tổ chức xây dựng Đảng và thí điểm bố trí, sử dụng, tuyển dụng và quản lý công chức của Ngành gắn với vị trí việc làm một số nơi còn chậm. Thực hiện tinh giản biên chế có nơi chưa đạt kế hoạch đề ra. Sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác cán bộ chưa thật nhịp nhàng, đồng bộ, có lúc, có việc chưa kịp thời. Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Trung ương còn chậm. Đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi thực hiện chưa nghiêm về tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Kiểm điểm tập thể, cá nhân vẫn còn hạn chế, một số hạn chế đã được chỉ ra từ các năm trước nhưng chậm được khắc phục. Đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số nơi còn biểu hiện "bệnh thành tích". Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số TCCSĐ còn thấp; tính tiền phong, gương mẫu và phẩm chất đạo đức của một bộ phận đảng viên có mặt giảm sút. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong tổ chức đảng chậm chuyển biến. Một số cơ quan bước đầu ứng dụng hệ thống điều hành xử lý công việc gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc sử dụng mạng nội bộ của Đảng và xử lý công việc trên hệ thống mạng in-tơ-nét của các cơ quan nhà nước.
Nguyên nhân hạn chế là do: một số cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc các tỉnh, thành ủy chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về tầm quan trọng của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Một số quy định, quy chế của khối đảng và khối nhà nước chưa đồng bộ, nhiều quy định chậm được bổ sung, sửa đổi. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa toàn diện, sâu sát, quyết liệt, có biểu hiện trông chờ, ỷ lại. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu thiếu gương mẫu, chưa chủ động, sáng tạo, chưa coi trọng hoặc buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát. Sự phối hợp giữa các cấp ủy, tổ chức đảng có lúc, có việc chưa chặt chẽ; chưa phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Một bộ phận cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng còn nhiều mặt hạn chế.
Kinh nghiệm
Từ thực tiễn triển khai công tác tổ chức xây dựng Đảng ở các địa phương, rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phải nắm vững chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng và tình hình thực tế của địa phương để đề ra nhiệm vụ về công tác tổ chức xây dựng Đảng.
Hai là, quá trình thực hiện nhiệm vụ cần tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ban tổ chức cấp ủy phải tranh thủ ý kiến của thường trực cấp ủy, nhất là đồng chí bí thư. Tùy theo nguồn lực của địa phương xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời điểm, nhiệm vụ nào làm trước, nhiệm vụ nào làm sau, làm dứt điểm từng việc.
Ba là, công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy, quá trình thực hiện cần có biện pháp thật sự khoa học, vừa quyết liệt, vừa thận trọng, không cầu toàn nhưng không nóng vội, nhất là đối với những lĩnh vực tác động đến nhiều đối tượng như y tế, giáo dục.
Bốn là, thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong mọi nhiệm vụ đề ra, cơ quan và cán bộ làm công tác tổ chức phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện. Tăng cường phối hợp trong toàn ngành, trên, dưới, dọc, ngang. Quan tâm động viên, chia sẻ, tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực
TRẦN VIỆT THÀNH
Theo Xaydungdang
Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân vụ nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân Trao đổi với báo Tiền Phong chiều 13/11, ông Phan Xuân Lĩnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk (UBKT) xác nhận đang xem xét dấu hiệu vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan vụ "Nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân", còn ai giúp "Sa giả" đánh tráo nhân thân thì "vẫn đang làm". Trong cuộc...