Triển khai công tác cứu trợ Tonga sau thảm họa núi lửa phun trào
Sáng 20/1, nhiều chuyến bay chở hàng cứu trợ đầu tiên đã cất cánh bay tới Tonga, hỗ trợ quốc gia Thái Bình Dương này khắc phục hậu quả sau thảm họa núi lửa và sóng thần.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy núi lửa phun trào ở ngoài khơi Tonga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Australia, một máy bay vận tải C17 Globemaster đã cất cánh từ căn cứ không quân Amberley vào lúc 7 giờ sáng 20/1 (theo giờ địa phương). Dự kiến, chuyến bay cứu trợ thứ 2 sẽ khởi hành cùng ngày.
New Zealand cũng xác nhận một máy bay C-130 Hercules chở hàng cứu trợ cũng đang trên đường tới nước này sau nhiều ngày trì hoãn.
Hiện người dân và Chính phủ Tonga đang nỗ lực dọn sạch lớp tro bụi dày đặc phủ kín đường băng sân bay quốc tế Fuaamotu.
Video đang HOT
Do hệ thống cáp liên lạc dưới biển của Tonga bị hư hại nặng khiến tin tức về tình hình thiệt hại vật chất và con người tại thực địa vẫn chưa rõ ràng.
Tàu cứu hộ quân sự HMAS Adelaide của Australia cũng đang trong trạng thái sẵn sàng ở Brisbane, với hy vọng sẽ khởi hành đến Tonga trong ngày 21/1, mang theo thiết bị lọc nước và nhu yếu phẩm bổ sung. Trên tàu cũng có hai trực thăng chở hàng Chinook.
Vụ núi lửa ở Tonga phun trào diễn ra hôm 15/1 mạnh đến mức được cảm nhận ở nhiều nơi thế giới và thậm chí còn được nghe thấy ở tận Alaska (Mỹ). Nó còn gây ra sóng thần tại các bờ biển Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Mỹ.
Cũng liên quan đến thảm họa này, Chính phủ Peru ngày 19/1 cho biết vụ tràn dầu xảy ra tại cơ sở lọc dầu của quốc gia này đã trở thành “thảm họa sinh thái”.
Theo Bộ Ngoại giao Peru, vụ tràn dầu đã gây hại đến đời sống động vật và thực vật ở những khu vực được bảo tồn có tổng diện tích lên tới 18.000km2 quanh các đảo và vùng đánh bắt cá.
Vụ tràn dầu đã xảy ra khi một tàu chở dầu đang dỡ hàng tại nhà máy lọc dầu La Pampilla của hãng dầu mỏ Repsol của Tây Ban Nha được cho là do sóng lớn bất thường phát sinh từ thảm họa núi lửa phun trào ở Tonga cách đó khoảng 10.000km. Bộ Ngoại giao Peru đã yêu cầu Repsol phải bồi thường tổn thất do vụ tràn dầu, trong khi cơ quan công tố Peru cũng mở cuộc điều tra về vụ việc.
Theo Repsol, khoảng 6.000 thùng dầu đã bị tràn ra biển. Hiện một trong 4 cơ sở của nhà máy lọc dầu đã bị nhà chức trách Peru yêu cầu dừng hoạt động cho đến khi nguyên nhân tràn dàu được xác định.
La Pampilla là nhà máy lọc dầu lớn nhất của Peru, chiếm hơn nửa thị phần thị trường năng lượng nước này.
Peru ứng phó sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun trào tại Tonga
Trong một thông báo ngày 17/1, Bộ trưởng Môi trường Peru - ông Ruben Ramirez - cho biết ít nhất 2,5 km bờ biển và hai bãi biển ở miền Trung nước này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun trào ở Tonga.
Công nhân môi trường Peru làm sạch bờ biển tại tỉnh Callao sau sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun trào ở Tonga, ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhà máy lọc dầu Pampilla (thuộc sở hữu của công ty Repsol - Tây Ban Nha), những chấn động từ vụ núi lửa phun trào đã gây ra những con sóng rất lớn, khiến một tàu chở dầu rung lắc dữ dội và làm "tràn một lượng dầu nhất định" khi đang dỡ hàng cho nhà máy này. Hiện Bộ Môi trường Peru đang giám sát việc làm sạch khu vực biển thuộc quận duyên hải Ventanilla - nơi xảy ra sự cố trên.
Trước đó, Viện Phòng thủ dân sự quốc gia (Indeci) và trung tâm khẩn cấp của Bộ Năng lượng và mỏ của Peru cũng đã ra thông báo cho biết vụ phun trào núi lửa đã gây triều cường tại Ventanilla, qua đó ảnh hưởng tới tiến trình dỡ dầu thô cho nhà máy lọc dầu La Pampilla.
Theo Indeci, cơ quan này đã kiểm soát được sự cố tràn dầu, mặc dù công tác dọn sạch hiện trường vẫn đang được tiếp tục triển khai. Trong khi đó, Cơ quan Đánh giá và thực thi vì môi trường (OEFA) đã mở một cuộc điều tra để xác định các trách nhiệm liên quan sự cố tràn dầu này.
Trước đó, ngày 15/1, núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Haapai ở ngoài khơi Tonga đã phun trào trở lại, gây ra những đám tro bụi lớn bao phủ gần như toàn bộ hòn đảo chính của quốc đảo có hơn 100.000 dân này. Bên cạnh đó, vụ phun trào mạnh nhất tại khu vực Thái Bình Dương sau nhiều thập kỷ không chỉ gây sóng thần ập vào các bờ biển Tonga mà còn lan rộng ra nhiều khu vực Nam Thái Bình Dương, kể cả quốc gia xa hơn 2.000 km như New Zealand cũng chịu ảnh hưởng.
Australia, New Zealand điều máy bay khảo sát thiệt hại do núi lửa phun trào tại Tonga Ngày 17/1, Australia và New Zeland đã huy động các máy bay tuần tra tiến hành các chuyến bay khảo sát để đánh giá thiệt hại do núi lửa phun trào ở Tonga, trong bối cảnh đảo quốc Thái Bình Dương này đã bị cô lập hoàn toàn vì mất điện và đường truyền internet gián đoạn. Máy bay P-8 Poseidon của Không...