Triển khai chương trình xã hội hóa xét nghiệm NIPT cho thai phụ
Sáng ngày 24/4, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Trà Vinh và Công ty TNHH Gene Solutions Lab thuộc Viện Di truyền y học Gene Solutions (Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện ký biên bản ghi nhớ, triển khai chương trình ‘ Xã hội hóa xét nghiệm NIPT cho thai phụ, nâng cao chất lượng dân số Việt’.
Đại biểu dự lễ ký kết và tham gia hội thảo.
Bác sĩ Chuyên khoa I Lý Chí Nghiêu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Gene Solutions Lab thực hiện ký kết. Cùng dự có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các bệnh viện, trung tâm y tế trong tỉnh…
Theo biên bản ghi nhớ, Công ty TNHH Gene Solutions Lab tặng 50 mẫu xét nghiệm tri Sure NIPT (25 mẫu triSureFirst và 25 mẫu triSure Thalass) đến thai phụ có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh, nhằm tạo điều kiện cho thai phụ thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc trước sinh, phát hiện dị tật bẩm sinh, các hội chứng nguy hiểm của thai nhi. Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về xét nghiệm, sàng lọc trước sinh.
Chương trình “Xã hội hóa xét nghiệm NIPT cho thai phụ, nâng cao chất lượng dân số Việt” được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước nhằm giúp các thai phụ có hoàn cảnh khó khăn, vùng xa được tiếp cận phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn triSure NIPT miễn phí, phát hiện hiệu quả các bệnh di truyền nghiêm trọng cho trẻ, nhất là 04 bệnh phổ biến: hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edwards, bệnh Thalassemia… Chương trình dự kiến diễn ra từ nay đến ngày 10/6/2024 (có thể kết thúc sớm nếu hết mẫu miễn phí).
Bác sĩ Lý Chí Nghiêu (bên trái) và ông Nguyễn Văn Thuận thực hiện ký kết.
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Giám đốc Kinh doanh Gene Solutions Lab cho biết: Chương trình “Xã hội hóa xét nghiệm NIPT cho mọi thai phụ, nâng cao chất lượng dân số Việt” dự kiến sẽ dành tặng 2.000 xét nghiệm triSure NIPT đến tất cả các thai phụ trên cả nước. Chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của thai phụ trong việc tầm soát dị tật bẩm sinh cho trẻ và đồng hành cùng bác sĩ sản khoa đưa NIPT trở thành xét nghiệm sàng lọc trước sinh đầu tiên cho mọi thai phụ, phổ thông hóa phương pháp sàng lọc dị tật bẩm sinh NIPT…
Bác sĩ Lý Chí Nghiêu cho biết: sàng lọc trước sinh có ý nghĩa quan trọng trong thanh toán những bệnh di truyền nguy hiểm, những dị tật bẩm sinh, giúp nâng cao sức khỏe, tầm vóc, nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
Bác sĩ Võ Minh Trí, Viện Di truyền y học Gene Solutions trao đổi các nội dung xét nghiệm gene trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh.
* Cũng trong buổi lễ ký kết, Công ty TNHH Gene Solutions Lab và Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình Trà Vinh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học về “Cập nhật ứng dụng xét nghiệm gene trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh”.
Qua đây, các chuyên gia chia sẻ về những lợi ích thiết thực của xét nghiệm NIPT tích hợp sàng lọc Thalassemia (tan máu bẩm sinh), giúp cán bộ y tế nắm rõ hơn giải pháp, quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT cho thai phụ…
Lý do ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ
Mỗi năm có 12,2 triệu ca đột quỵ, trong đó hơn 16% độ tuổi từ 15 - 49.
Cường độ làm việc cao, lối sống kém lành mạnh, chủ quan trước những dấu hiệu của bệnh khiến đột quỵ đang ngày càng gia tăng ở người trẻ.
Đến viện muộn, hậu quả đáng tiếc
Chuyển đến Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng liệt nửa người, nói khó, anh N.V.T (36 tuổi, ở Bắc Ninh) được chẩn đoán nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong. Dù được các bác sĩ can thiệp nhưng bệnh nhân tiến triển rất chậm.
Các bác sĩ đang xem phim chụp não của một bệnh nhân trẻ bị đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo BS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, T mắc bệnh lý hiếm gặp của mạch máu não, vốn thường xuất hiện ở người từ 30 - 50 tuổi. Nếu bệnh nhân đi tầm soát đột quỵ sớm sẽ không dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Tương tự là trường hợp chị T.T.L (40 tuổi) được chuyển từ tuyến dưới với tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Vốn có bệnh tăng huyết áp nhưng chị L chủ quan bỏ thuốc không dùng.
Bệnh nhân đột ngột đau đầu và chuyển hôn mê nhanh khi đang làm việc ca đêm. Qua cấp cứu, chị L được chẩn đoán chảy máu đồi thị phải - cuống não với thể tích máu tụ 60ml, rất nặng nên phải chuyển về Bện viện Bạch Mai.
May mắn hơn, anh T.T.V (32 tuổi, Hà Nội) được bạn gọi cấp cứu đưa đến Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi xuất hiện dấu hiệu tê liệt nửa người và nói ngọng khi đang chơi thể thao. Với chẩn đoán nhồi máu não cấp, chỉ sau 30 phút chuyển can thiệp, anh V được tái thông động mạch não. Nhờ tới bệnh viện vào giờ vàng đã giúp anh V hồi phục nhanh chóng sau đó.
BS Mai Duy Tôn cho biết, đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổi, người có bệnh nền huyết áp, mỡ máu, tiểu đường. Tuy nhiên, với những yếu tố cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, béo phì, thói quen hút thuốc... đột quỵ cũng có nguy cơ xảy ra ở người trẻ.
BS Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phân tích, đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Tình trạng này khiến não tổn thương, các tế bào não chết hàng loạt trong thời gian ngắn do thiếu oxy và dinh dưỡng.
Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Khi nào cần tầm soát đột quỵ?
Theo BS Đức, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đột quỵ, kể cả người trẻ tuổi. Nguy cơ cao hơn ở người đang mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rung nhĩ, béo phì, cao mỡ máu. Người có thói quen hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, ít vận động... cũng có khả năng đột quỵ cao hơn.
BS Đức cho biết, yếu tố nguy cơ gây bệnh được chia làm hai nhóm. Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như giới tính (phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nam giới), độ tuổi (tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn).
Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi hoặc kiểm soát được, gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia.
Mỗi người, nhất là thuộc nhóm có nguy cơ, nên chủ động sàng lọc hay tầm soát 1 - 2 lần mỗi năm. Tầm soát đột quỵ giúp tìm kiếm các yếu tố nguy cơ mà người bệnh có thể điều chỉnh được, từ đó chủ động can thiệp, thay đổi, điều trị, dự phòng kịp thời.
Còn theo khuyến cáo của BS Duy Tôn, để phòng đột quỵ, mỗi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó, cần tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường...
"Đặc biệt lưu ý, khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt...) cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng đáng tiếc", BS Tôn khuyến cáo.
Dấu hiệu đau lưng có thể là ung thư tuyến tiền liệt Có một số ít trường hợp tế bào tuyến tiền liệt phát triển không kiểm soát và hình thành khối u ung thư. Đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư tuyến tiền liệt. Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt không đồng nghĩa với việc sẽ chết vì bệnh này. Sự phát triển của y học hiện đại...