Triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ vùng có nguy cơ
Bộ Y tế cho hay, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc hỗ trợ hơn 1 triệu liều vaccine sởi – rubella để ứng phó dịch bệnh.
Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em tại Trạm Y tế Lộc Thắng ( huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng). Ảnh: An Nhiên.
Chủ động tiêm phòng vaccine sởi
Từ đầu năm tới nay Việt Nam ghi nhận hơn 2.000 trường hợp mắc bệnh sởi. Riêng TPHCM ghi nhận hơn 500 trường hợp mắc, trong đó 3 trường hợp trẻ có bệnh nền đã tử vong.
Theo Cục Y tế dự phòng, số ca mắc sởi đã tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm trước. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM ghi nhận chỉ từ cuối tháng 5 đến nay, cả thành phố xuất hiện nhiều ca sốt phát ban nghi sởi, hàng trăm ca dương tính và đã có 3 trẻ không qua khỏi, hầu hết đều chưa tiêm vaccine phòng sởi hoặc đã tiêm vaccine nhưng chưa đầy đủ.
Khảo sát mới nhất cho thấy, chỉ có 86% trẻ em từ 9 tháng đến dưới 5 tuổi tại TPHCM có kháng thể phòng sởi, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 95% cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng.
Trước nguy cơ bùng phát dịch sởi trên thế giới cũng như tại Việt Nam, theo cảnh báo của WHO, Bộ Y tế vừa phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống dịch sởi năm 2024 với 1.134.200 liều vaccine do Chính phủ Úc tài trợ thông qua WHO.
Chiến dịch được triển khai tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế tại các quận, huyện có nguy cơ và đang có các ca sởi/dịch sởi. Vaccine được cung cấp miễn phí cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi; nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định. Hiện đã có 18 tỉnh, thành phố đăng ký triển khai.
ThS.BS Đinh Thị Hải Yến – Trưởng khoa Truyền thông – Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Nhiều người cho rằng, sởi chỉ gây ra các vấn đề cho sức khỏe ít nghiêm trọng như phát ban hoặc sốt nhẹ. Tuy nhiên, thực tế sởi có thể biến chứng trầm trọng, gây tổn thương, rối loạn chức năng đa cơ quan, có thể đe dọa tính mạng người bệnh, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Đối với phụ nữ mang thai, mắc virus sởi cũng như các virus khác như Rubella, thủy đậu… đặc biệt khi mắc sởi vào tam cá nguyệt thứ nhất sẽ có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, dị dạng thai, sinh non cho bé cùng các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng khác.
Video đang HOT
Triển khai sử dụng nhiều vaccine mới
Bộ Y tế cho hay, trong thời gian tới sẽ triển khai kế hoạch sử dụng vaccine mới như vaccine phòng bệnh tiêu chảy do virus rota, vaccine phòng bệnh do phế cầu, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV và xem xét báo cáo Chính phủ bổ sung thêm các loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm khác… để có thêm cơ hội phòng bệnh cho người dân.
“Bộ Y tế mong muốn mang đến thông điệp về tầm quan trọng của việc tiêm chủng, vai trò của của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cho hoạt động tiêm chủng vaccine phòng bệnh, nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhằm đảm bảo mỗi trẻ em đều được tiếp cận kịp thời với tiêm chủng phòng bệnh” – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh.
Được biết, hiện nay tại nước ta có 11 bệnh truyền nhiễm gồm lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản B, rubella, rota được triển khai tiêm vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Hơn 40 năm qua, hàng trăm triệu liều vaccine đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ Việt Nam. Kết quả của tiêm chủng mở rộng đã góp phần quan trọng trong đạt thành quả thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, giảm rõ rệt tỷ lệ các bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đã đạt được, công tác tiêm chủng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, phải kể đến trước tiên là tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn diễn biến khó lường, khó dự báo, đại dịch Covid-19 vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tiêm chủng.
Tiếp đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa… tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện trở lại, lây lan và bùng phát.
Đặc biệt thời điểm hiện nay, cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu trong năm thứ hai liên tiếp và sẽ sớm vượt quá con số được ghi nhận vào năm 2023, đồng thời kêu gọi các nước tăng cường nỗ lực tiêm chủng.
Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, hơn 56.600 ca mắc bệnh sởi đã được ghi nhận tại 45 trong số 53 quốc gia thành viên thuộc WHO khu vực châu Âu. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến giữa tháng 4 ghi nhận 130 ca mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Bệnh sởi có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não..., thậm chí tàn phế và nguy hiểm tính mạng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh sởi cũng có thể gây ra sảy thai, sinh non.
Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đồng Nai.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ cao mắc sởi là trẻ nhỏ và những người thuộc nhóm dưới đây:
Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi không có miễn dịch từ mẹ truyền sang và chưa đến tuổi tiêm vaccine;
Người đã tiêm vaccine phòng sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch;
Những người chưa mắc sởi hoặc tiêm accine phòng sởi trước đây.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc, trong đó có vaccine sởi.
Nhiều trẻ chưa được tiêm phòng sởi đủ số mũi và đúng lịch trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh này.
Bên cạnh đó, Đồng Nai là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp, mật độ dân số lớn, tình trạng dân di biến động cao làm tăng nguy cơ xảy ra dịch sởi và gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát nếu xảy ra dịch. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sởi.
Vaccine là một trong giải pháp phòng bệnh sởi tốt nhất với trẻ em. Ảnh: Pexels.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Đến nay, tiêm vaccine sởi vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để chủ động phòng bệnh sởi, các bậc phụ huynh cần đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm phòng sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm.
Vì bệnh sởi có tính lây truyền cao, trẻ em cần tiêm đủ 2 mũi vaccine mới có thể đảm bảo 95% miễn dịch, cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.
Nếu được tiêm một mũi lúc 9-11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu được tiêm thêm mũi vaccine sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi, tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc mắc sởi, trẻ mới có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh sởi, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể, vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Ngoài ra, mọi người cũng cần hạn chế tiếp xúc với người mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi.
Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sởi như sốt, phát ban và kèm theo ho hoặc chảy nước mũi, trẻ cần cần được đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời, phòng biến chứng nặng xảy ra.
Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh Đó là thông điệp chính của Tuần lễ tiêm chủng thế giới diễn ra từ ngày 24 - 30.4.2024, cùng với kỷ niệm 50 năm thành lập Chương trình tiêm chủng mở rộng toàn cầu. Người dân đưa trẻ tiêm phòng vaccine theo Chương trình tiêm chủng mở rộng tại cơ sở tiêm chủng vaccine trên địa bàn thành phố Tây Ninh. Để...