Triển khai 500 CBCS đảm bảo an ninh lễ hội Đền Trần Thái Bình
Lễ hội Đền Trần Thái Bình tại đền thờ và khu di tích lăng mộ các vua Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà năm nay diễn ra từ ngày 4 đến 8/3 (tức từ ngày 13 đến 17 tháng Giêng năm Ất Mùi), với nhiều nét mới mang sắc thái đặc trưng và truyền thống của vương triều Trần.
Di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ học Đền Trần không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa, mà còn là một điểm du lịch văn hóa tâm linh có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về Thái Bình vào mỗi dịp đầu xuân mới.
Lễ hội có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành của Trung ương và của tỉnh, cùng hàng vạn du khách thập phương tham dự.
Lực lượng Công an góp phần đảm bảo ANTT lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và khai hội Đền Trần Thái Bình năm 2015.
Cùng với chương trình khai mạc lễ hội, tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các vua Trần, trong lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động như: thi cỗ cá, thi gói bánh chưng, thả diều, thi pháo đất, thi vật cầu,…
Để đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra lễ hội, nhất là đêm khai hội 13 tháng Giêng, đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, Công an Thái Bình đã sớm chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ, thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ lễ hội Đền Trần gồm các đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo các phòng chức năng và Công an huyện Hưng Hà.
Giám đốc Công an tỉnh đã quyết định tăng cường trên 500 cán bộ, chiến sỹ của các đơn vị nghiệp vụ và Công an huyện Hưng Hà tham gia công tác bảo vệ. Các phương tiện hậu cần, kỹ thuật, trang thiết bị thông tin được huy động tối đa, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ…
Ngoài lực lượng được phân công ứng trực, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các lực lượng từ tỉnh đến cơ sở đã có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, linh hoạt xử lý mọi tình huống đột xuất.
Video đang HOT
Theo Công An Nhân Dân
Chen lấn, la ó kinh hoàng tại lễ khai ấn Đền Trần
Khi đoàn rước kiệu bắt đầu xuất hiện, dòng người như sóng dậy, bắt đầu chen lấn, xô đẩy nhau. Tuy nhiên, năm nay Ban tổ chức không cho người dân, du khách, kể cả những khách mời, vào đền nên không xảy ra hiện tượng ném tiền lên kiệu trong khi rước ấn.
Hàng vạn người dân cũng như du khách thập phương tập trung trước khu vực đền Thiên Trường chờ đợi giây phút đoàn kiệu rước ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Khi đoàn rước kiệu ấn bắt đầu xuất hiện, ngay khu vực phía ngoài dòng người xô đẩy nhau.
Dòng người bắt đầu xô đẩy nhau khi đoàn rước kiệu xuất hiện.
Đoàn rước kiệu ấn gồm 120 người được lựa chọn kỹ lượng trong hàng ngàn người dân làng Thượng Lỗi, Tức Mặc xưa (thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Đoàn rước bắt đầu khởi kiệu từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Đoàn rước ấn dạo một vòng quanh hồ khoảng 300m.
Năm nay, để đảm bảo công tác an ninh, trật tự cho đoàn rước kiệu ấn đi, thời điểm rước ấn, Ban tổ chức không cho người dân, khách mời vào bên trong nên tình trạng ném tiền vào kiệu ấn không xảy ra.
Dù trời mưa nặng hạt nhưng không khí quanh khu vực khai ấn rất ngột ngạt.
Tuy nhiên, nhiều người dân và du khách bức xúc vì không được vào bên trong tham gia lễ khai ấn Đền Trần, nhất là những người có giấy mời của Ban tổ chức lễ hội. Tất cả mọi người đều phải đứng cách xa ngoài khu vực làm lễ và rước kiệu ấn.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, đến khoảng gần 23h đêm 4/3 (đêm 14 tháng Giêng), vì không được tham gia lễ khai ấn nên nhiều người dân và du khách bức xúc đã bỏ ra về. Nhưng do lượng người quá đông, không còn chỗ chen chân nên những người muốn ra về cũng đành chịu.
Nhiều người la ó vì không được dự lễ khai ấn.
Bắt đầu từ 23h, Ban tổ chức đã quyết định mở cửa vòng ngoài cho người dân, du khách vào trong. Đến lúc này thì tình trạng xô đẩy, chen lấn để tranh nhau vào trước diễn ra ngay trước khu vực đền Thiên Trường. Tuy nhiên, trước tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau nên Ban tổ chức buộc phải đóng cửa đền lại và điều tiết lượng người vào bên trong đền.
Phía bên ngoài, những người dân đến tham dự không có giấy mời đã hò nhau la hét, xô đẩy nhau kinh hoàng. Nhiều khách mời đã bị cướp thẻ, bị xô đẩy ép cả vào tường rào. Tình trạng móc túi cũng đã xuất hiện khi nhiều người dân và du khách bị mất điện thoại.
Anh Nguyễn Văn Thắng, một du khách đến từ Thanh Hóa bức xúc nói: "Chúng tôi là những người dân bình thường đến tham dự lễ khai ấn cầu may mắn đầu năm. Nhưng sao đi đâu cũng thấy đại biểu có giấy mời, khách mời nhiều như thế thì người dân chúng tôi làm sao có cơ hội vào trong được".
Những người dân đứng cầu nguyện từ phía ngoài.
Từ thời điểm khai ấn, trời mưa ngày càng nặng hạt nhưng biển người vẫn chen chúc chờ cơ hội để được vào bên trong khu vực đền dâng lễ vật cầu lộc, cầu tài. Trong khi đó, nhiều người vì quá bức xúc muốn trở ra về nhưng không thể nào chen qua biển người dân vẫn đang đội mưa đứng chờ vào đền.
Trèo cả lên hàng rào.
Cảnh tượng thường thấy tại lễ khai ấn Đền Trần.
Duy Tuyên - Đức Văn
Theo Dantri
Hỗn loạn cảnh "cướp lộc" ở lễ hội Khai ấn Đền Trần Sau khi được các lực lượng chức năng cho qua cửa vòng 2, nhiều người dân (chủ yếu là khách mời) chen chúc nhau lao vào đền Thiên Trường. Dòng người ùn ùn cướp, dứt lộc ngay trên bàn thờ trước sân đền Thiên Trường gây ra cảnh hỗn loạn, phản cảm. Sau khi qua cửa vòng ngoài, nhiều người dân tiếp tục...