Trích dự phòng tài chính lớn, Vinapharm (DVN) báo lợi nhuận giảm hơn 1 nửa trong quý 1
Năm 2020 DVN lên kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác gần 5.854 tỷ đồng, tăng 1% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế giảm 10% còn 216 tỷ đồng do lãi liên kết dự kiến giảm.
Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (UpCOM: DVN) đã công bố BCTC hơp nhất quý 1/2020 với doanh thu thuần ghi nhận gần 1.322 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Chi phí giá vốn tăng nhẹ hơn nên lợi nhuận gộp tăng 13% cùng kỳ lên 117,6 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm mạnh 27% xuống còn 14,8 tỷ đồng chủ yếu do trong kỳ khoản cổ tức được chia giảm mạnh từ 10,8 tỷ xuống chỉ còn 218 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính tăng mạnh từ 21,4 tỷ đồng lên 53,6 tỷ đồng nên sau khi khấu trừ các khoản chi phí thuế công ty báo lãi 28,1 tỷ đồng, giảm hơn 1 nửa kết quả đạt được cùng kỳ 2019.
Theo thuyết minh BCTC chi phí tài chính tăng cao là do trong kỳ công ty tiến hành trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư 33,4 tỷ đồng, trong khi quý 1/2019 chỉ trích lập 1,4 tỷ.
Tính đến 31/3/2020 DVN đang đầu tư góp vốn vào nhiều công ty dược trong đó đang tiến hành trích lập dự phòng lớn cho Hóa – Dược phẩm Mekophar (MKP) số tiền gần 25 tỷ đồng; Y Dược phẩm Vimedimex (VMD) số tiền gần 14 tỷ đồng, Dược phẩm Trung ương 2 (DP2) số tiền 6,4 tỷ đồng…
Theo báo cáo thường niên, năm 2020 DVN lên kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác gần 5.854 tỷ đồng, tăng 1% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế giảm 10% còn 216 tỷ đồng do lãi liên kết dự kiến giảm.
Lãnh đạo công ty nhận định các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (lên đến 80%). Các công ty thành viên của DVN bị ảnh hưởng nặng nề do nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất dược phẩm từ Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhiều khó khăn, giá tăng và không ổn định. Thị trường dược phẩm trong nước cũng đang cạnh tranh rất gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá.
Video đang HOT
Theo đánh giá của DVN, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và dược phẩm vẫn có khả năng duy trì tăng trưởng do dịch Covid-19 tác động không đáng kể tới đầu ra tại thị trường nội đại. Doanh thu kênh nhà thuốc (OTC) tăng trưởng mạnh do tâm lý tích trữ và nhu cầu bảo vệ sức khỏe. Trong khi kênh bệnh viện (ETC) chưa có nhiều tác động và vẫn chịu ảnh hưởng chủ yếu từ quy định đấu thầu thuốc hơn dịch Covid-19.
DVN cho biết Bộ Y tế đang thực hiện các bước trong lộ trình thoái vốn nhà nước theo quyết định của Thủ tướng. Bộ Y tế đã thực hiện xong việc lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá khởi điểm và đang thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng phương án thoái vốn.
Nhiều casino tại Việt Nam thua lỗ
Phần lớn casino tại Việt Nam đều đang hoạt động trong tình trạng thua lỗ, số ít có lợi nhuận nhưng kết quả kinh doanh của chủ sở hữu lại âm.
Báo cáo tài chính năm 2019 của Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia (RIC) - chủ sở hữu casino Royal Hạ Long cho thấy công ty này tiếp tục trải qua một năm thua lỗ khi hoạt động kinh doanh casino gặp nhiều khó khăn.
Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ nặng
Năm 2019, casino đặt tại Bãi Cháy ghi nhận 236 tỷ đồng doanh thu, giảm 18% so với năm trước. Hoạt động của casino này thậm chí còn khó khăn hơn khiến doanh thu không đủ bù giá vốn. Kết quả là lợi nhuận gộp của công ty đã rơi xuống mức âm 2,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi dương gần 71 tỷ.
Trong năm qua, công ty vẫn phải chi hàng chục tỷ để vận hành casino và các phòng khách sạn khiến ông chủ casino này lỗ ròng gần 73 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 18 tỷ). Đây cũng là năm thua lỗ lớn thứ 3 của casino Royal Hạ Long sau hai khoản lỗ hơn trăm tỷ năm 2014 và 2017.
Tính đến cuối năm 2019, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của công ty đã ở mức 228 tỷ đồng.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh kém hiệu quả năm vừa qua của Hoàng Gia chủ yếu do mảng casino.
Cụ thể, trong khi doanh thu mảng biệt thự và khách sạn tăng gần 30 tỷ (25%) so với năm trước thì số thu từ casino đã giảm hơn 80 tỷ đồng (45%).
Lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ, doanh thu casino năm qua giảm so với năm trước do 2018 là năm đầu tiên đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long thông xe nên khách đến Hạ Long nói chung và công ty nói riêng tăng đột biến.
Ngoài ra, năm 2019 các quốc gia trong khu vực tăng cường kiểm soát với hoạt động tour du lịch kết hợp giải trí casino dẫn tới các đối tác đã thu hẹp quy mô hoạt động khiến giảm doanh số.
Mảng casino năm qua của Công ty Hoàng Gia thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc thua lỗ hợp nhất. Trái ngược với năm 2018 khi mảng này mang về 178 tỷ doanh thu và 15 tỷ đồng lợi nhuận, số doanh thu năm 2019 chỉ đạt 98 tỷ và lỗ thuần tới 93 tỷ đồng.
Trên thực tế, chủ sở hữu casino lớn nhất Quảng Ninh đã nhiều năm liền kinh doanh trong tình trạng thua lỗ. Giai đoạn 10 năm (2009-2019), tổng doanh thu của casino này đạt trên 2.500 tỷ nhưng lại lỗ ròng trên 164 tỷ đồng.
Ông chủ đứng sau casino này là Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Khải Tiệp (Kai Chieh International Investment Ltd) với 52,49% vốn nắm giữ. Đây cũng là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đầu tư khách sạn và sòng bạc. Ngoài Royal Casino Hạ Long, Khải Tiệp còn sở hữu 50,01% vốn Công ty CP Quốc tế Lạng Sơn, chủ đầu tư khách sạn Casino Lang Son International.
Tại Hà Nội, bên trong khách sạn 4 sao Movenpick trên đường Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm) cũng có một casino hoạt động cho người nước ngoài vào chơi.
Công ty CP Roxy Việt Nam (chủ sở hữu Movenpick) cho biết, khách sạn casino này đang lỗ lũy kế tới 187 tỷ đồng. Trong năm tài chính 2019 (30/6/2018 - 30/6/2019), doanh thu casino đã giảm một nửa cùng kỳ đạt chưa tới 11 tỷ, chiếm 7% tổng doanh thu hợp nhất.
Nhiều ông chủ casino tại Việt Nam thua lỗ
Bên cạnh đó, dù số ít casino tại Việt Nam có lãi (riêng hoạt động sòng bài), nhưng chủ sở hữu các casino này đều hoạt động trong tình trạng thua lỗ.
Khách sạn casino Aristo tại Lào Cai. Ảnh: AristoInternational.
Như Casino Corona Phú Quốc của Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc. Đây là casino đầu tiên thí điểm cho người Việt vào chơi.
Báo cáo tài chính gần nhất doanh nghiệp này công bố cho biết, dù mảng casino vận hành với biên lãi gộp 307 tỷ sau nửa năm 2019 nhưng lợi nhuận hợp nhất của công ty vẫn âm hơn 872 tỷ sau thuế.
Đáng chú ý, biên lãi gộp mảng casino tại Corona Phú Quốc đã thuộc hàng cao nhất tại Việt Nam, lên tới 51% nhưng cũng không đủ gánh các chi phí vận hành chung của doanh nghiệp.
Một casino khác tại Việt Nam có lãi nhưng ông chủ nước ngoài thua lỗ là casino Aristo thuộc khách sạn Aristo International Lào Cai.
Aristo cũng là casino hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam với hàng trăm tỷ lợi nhuận mỗi năm. Khách hàng chủ yếu là người Trung Quốc.
Trong năm tài chính 2019 (30/6/2018 - 30/6/2019), casino tại Việt Nam đóng góp về tập đoàn mẹ Donaco (Australia) gần 340 tỷ đồng doanh thu và hơn 75 tỷ lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh hợp nhất của ông chủ casino này lại lỗ ròng hơn 174 triệu đôla Australia, tương đương 2.740 tỷ đồng. Trong năm tài chính liền trước, Tập đoàn Donaco cũng lỗ xấp xỉ 1.700 tỷ đồng
Theo news.zing.vn
TS. Lê Xuân Nghĩa: "Chưa bao giờ lợi nhuận ngân hàng lại thực chất đến thế" Nhận định về những con số lợi nhuận "khủng" ngành ngân hàng trong năm 2019, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, chưa bao giờ lợi nhuận ngành ngân hàng lại thực chất như thế. Lần đầu tiên ngành ngân hàng ghi nhận tới 7 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế trên 10.000...