Trích dẫn nóng: Bỏ tư duy cán bộ “đã lên không xuống, đã vào không ra”
Công tác cán bộ giống như một dòng sông, lúc nào cũng phải thay đổi luân chuyển liên tục chứ không phải vĩnh viễn, bất biến. Đây là chuyện bình thường để cán bộ công chức phải thay đổi tư duy “chúng ta rất đỗi tự hào, đã lên không xuống, đã vào không ra”
Ông Lê Như Tiến
“Ở lần đề xuất này của Bộ Nội vụ, tinh giảm biên chế và tinh gọn bộ máy là nhằm mục đích đó. Đây cũng là cơ hội để sàng lọc cán bộ người nào đáp ứng được yêu cầu, hay không cũng có cách xử lý để cho bộ máy tinh gọn, có hiệu quả, hiệu lực.
… Nhưng trước hết phải có triết lý rõ ràng để mục tiêu cuối cùng nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy, làm cho bộ máy trơn tru, thông suốt, đích đến là phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hiện người dân phải chạy lòng vòng nhiều đầu mối như ai đó đã từng ví von rất nhiều cửa và rất nhiều khóa.
Nếu chúng ta không làm đúng theo quy định, công khai minh bạch, xử lý có lý có tình thì đây không khéo lại trở nên mâu thuẫn nội bộ, không có lợi cho công tác tổ chức cán bộ. Tôi ủng hộ đề án của Bộ Công an vừa rồi. Khi sắp xếp lại bộ máy của ngành, cấp Tổng Cục trưởng thừa ra họ sẽ đưa xuống làm lãnh đạo Cục hoặc đưa về địa phương làm lãnh đạo Công an các tỉnh, thành”.
(Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục- Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội LÊ NHƯ TIẾN nêu quan điểm trên Infonet ngày 20-4).
Theo Danviet
"Va đập, xung đột lợi ích khi tinh giản bộ máy là khó tránh khỏi"
"Chúng ta nói nhiều về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhưng nếu cứ để tổ chức bộ máy như hiện nay thì quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là rất khó", TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phân tích khi trao đổi với Dân Việt.
Video đang HOT
TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. (Ảnh: Daidoanket)
Từ ngày 4 đến 11.10, Hội nghị Ban chấp hành T.Ư lần thứ 6 khóa XII được tổ chức tại Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng được Hội nghị lần này bàn thảo là tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nhân sự kiện chính trị quan trọng này, Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ xung quanh vấn đề này.
Đối tượng cần phải về thì không về
Việc đổi mới tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được đã được Đảng và Nhà nước nhấn mạnh và triển khai nhưng kết quả chưa như mong đợi, theo ông đâu là nguyên nhân?
- Vấn đề nêu trên chúng ta đã quan tâm nhưng trong quá trình làm vẫn chưa được triệt để, cương quyết. Đợt này, T.Ư Đảng đã xây dựng đề án trong đó sẽ sắp xếp lại bộ máy một cách gọn hơn, thứ hai chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ. Cách làm đó rất đúng hướng nhưng vấn đề phải làm mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
"Chẳng hạn, đối tượng cần phải về thì không về, còn đối tượng không muốn cho về, nghĩa là cán bộ có chất lượng muốn giữ lại làm việc thì lại nghỉ".
Thực tế vừa qua, các bộ, ngành, địa phương cũng đang triển khai, tức là cũng có sự sáp nhập, đơn vị nào không cần thiết có thể cho giải thể để tinh giản bộ máy và chuyển dần sang hướng tự chủ. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế, các bệnh viện cũng tự chủ, trong lĩnh vực giáo dục là các trường đại học...
Nếu nhiều lĩnh vực chuyển sang tự chủ thì sẽ giảm tải được việc ngân sách nhà nước phải trực tiếp chi trả. Tuy nhiên để các đơn vị tự chủ được thì còn nhiều việc phải làm, chẳng hạn như nâng cao củng cố các tổ chức, đặc biệt là chất lượng nhân lực, chất lượng phục vụ, cơ chế chính sách về tài chính, nghĩa là giao quyền tự chủ thì phải giao một cách đầy đủ, đồng bộ mới được.
Nói về tinh giản biên chế, dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay là việc còn nhiều hạn chế, bất cập. Ông có đồng tình với ý kiến này?
- Có thể nói Đảng và Nhà nước có chủ trương và quyết tâm rất mạnh mẽ nhưng kết quả chưa được nhiều. Theo Nghị quyết 39 năm 2015 của Bộ Chính trị và Nghị định 108 năm 2014 của Chính phủ, đến năm 2020 phải giảm đến 10% biên chế, bình quân mỗi năm giảm xấp xỉ 2%.
Nhưng thực tế vừa qua chúng ta chưa đạt cả về số lượng và chất lượng, những bất cập mắc phải giống như khi triển khai việc tinh giản biên chế trước đó. Chẳng hạn, đối tượng cần phải về thì không về, còn đối tượng không muốn cho về, nghĩa là cán bộ có chất lượng muốn giữ lại làm việc thì lại nghỉ.
Không đạt được kết quả là do cách làm, bởi vì nguyên tắc chung theo yêu cầu sắp xếp lại để tinh giản chúng ta giao trách nhiệm cho người đứng đầu để họ xem xét, nhận xét đánh giá và có kế hoạch tinh giản. Qua báo cáo số giảm vẫn chỉ là những người về hưu.
Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn để phục vụ người dân tốt hơn. (Ảnh: Infonet)
Va đập, xung đột về lợi ích khi tinh giản là khó tránh
Để tinh giản biên chế, việc nhất thể hóa, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn là một hướng đi và Quảng Ninh đang là địa phương được chọn làm thí điểm?
- Với đề án "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" trình Hội nghị T.Ư 6, tôi được biết có nhiều nội dung kể cả nhất thể hóa một số tổ chức bên Đảng với bên Nhà nước, sắp xếp lại một số bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể... Hướng sắp xếp lại này để đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước.
Đương nhiên để thực hiện việc đó, sau khi sắp xếp chúng ta phải tính các quy định và cơ chế hoạt động. Ví dụ hợp nhất giữa Ban Tổ chức cấp ủy với Nội vụ bên chính quyền, Kiểm tra và Thanh tra, Dân vận với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND, như vậy sẽ gọn được đầu mối, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quá trình điều hành, giảm được bộ máy, giảm được thủ tục hành chính.
Tuy nhiên trong thực tiễn khi hợp nhất như vậy, quy định của Đảng có một số đặc thù khác với bên chính quyền. Phải làm sao để có quy định chặt chẽ, rõ ràng thì tổ chức sau khi hợp nhất mới vận hành hiệu quả được.
Việc thí điểm nhất thể hóa chức danh và hợp nhất một số đơn vị ở Quảng Ninh (mới dừng ở cấp huyện), bên cạnh những mặt được cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, cái đó cần được điều chỉnh trong thời gian tới.
Hội nghị T.Ư 6 sẽ thảo luận, cho ý kiến về Đề án "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Khi Ban chấp hành T.Ư đã quyết định và triển khai một cách bài bản, tôi tin chắc đề án sẽ đạt hiệu quả.
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đó là tác động không nhỏ đến đời sống xã hội thưa ông?
- Đương nhiên trong cuộc sắp xếp lại bộ máy, tổ chức nào cũng động chạm đến vấn đề con người, sẽ tác động đến tâm tư, tình cảm của một số đối tượng nhất định. Ví dụ hợp nhất bên tổ chức của Đảng và Nhà nước, cấp trưởng chỉ có một, khi hợp nhất cũng tinh giản cả bộ máy bên trong mỗi cơ quan như vậy tất nhiên sẽ có sự va đập, xung đột về quyền lợi. Tôi nghĩ chúng ta phải làm tốt công tác tư tưởng. Phải xác định rõ đây là nhu cầu tất yếu, không còn con đường nào khác.
"Tuy nhiên trong thực tiễn khi hợp nhất như vậy quy định của Đảng có một số đặc thù khác với bên chính quyền. Phải làm sao để có quy định chặt chẽ, rõ ràng thì tổ chức sau khi hợp nhất mới vận hành hiệu quả được".
Chúng ta nói nhiều về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng nếu cứ để tổ chức bộ máy như hiện nay (tình trạng song trùng bộ máy của Đảng và chính quyền - PV) thì quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là rất khó, do đây là hai thực thể tách rời nhau. Cái khó nữa là trong thực tế, bên Đảng nhiều khi can thiệp sâu vào công việc bên chính quyền, ngược lại bên hành chính lại cồng kềnh, giữa chủ trương của Đảng và hành động của Nhà nước khi triển khai lại có độ trễ.
Còn vấn đề động chạm là đương nhiên. Như đã nói chúng ta phải làm công tác tư tưởng, xác định trách nhiệm của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền. Bên cạnh việc phải làm cương quyết, triệt để, khách quang cần có chế độ chính sách phù hợp. Có như thế mọi người thấy đó là điều tất yếu và ủng hộ, kể cả khi bị động chạm tới quyền lợi.
Bên cạnh việc động chạm tới lợi ích cá nhân, vấn đề lợi ích nhóm cũng cần phải được giải quyết triệt để thưa ông?
- Tôi không muốn nói đến lợi ích nhóm, nhưng khi triển khai nó động đến vấn đề cụ thể nên mỗi người đều có băn khoăn. Ví dụ như sáp nhập giữa bên Tổ chức của Đảng với bên Nội vụ của chính quyền có thể có ý kiến nói về bên Tổ chức Đảng có đặc thù riêng, bên Nội vụ có đặc thù riêng nên không cần phải sáp nhập; hay trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nếu hợp nhất như làm thí điểm ở Quảng Ninh nó cũng có đụng chạm. Tôi từng được nghe nhiều ký kiến nói tổ chức họ có đặc thù riêng cần giữ nguyên.
Nói chung khi đã đụng đến vấn đề cụ thể thì không phải đã có tiếng nói chung ngay được. Để thực hiện chúng ta phải chuẩn bị chu đáo, lường hết tất cả những vấn đề có thể nảy sinh, làm tốt công tác tư tưởng để nhiều người hiểu ủng hộ thì sẽ thực hiện thành công.
- Xin cảm ơn TS!
"Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết và phạm vi của Đề án "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Bộ Chính trị nhận thấy, đây là vấn đề rất lớn, rất quan trọng nhưng cũng rất khó, rất phức tạp và nhạy cảm, vì nó liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động..." - trích phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo Danviet
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Để mất cán bộ là điều rất đau! "Vừa qua, công tác cán bộ của chúng ta đã có tiến bộ, có những vấn đề được làm mạnh mẽ. Điều đó giúp công tác xây dựng Đảng tốt hơn, cái đúng, cái sai trong Đảng được phân minh hơn, làm cho tính tích cực cách mạng cũng như vai trò, vị trí của người đảng viên cộng sản mẫu mực hơn,...