Trị viêm xoang mạn tính bằng y học cổ truyền
Viêm xoang mạn tính có thể chữa bằng nhiều phương pháp trong y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, xông mũi xoang…
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Phối Hiền, Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cơ sở 3 cho biết, chữa xoang mạn tính có khỏi hoàn toàn hay không là tùy vào nguyên nhân bị xoang của mỗi người và việc tuân thủ điều trị.
Trong đợt viêm xoang cấp, điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm mũi xoang, chống phù nề niêm mạc, kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.
Với y học cổ truyền, phổ biến là phương pháp cứu ấm (hơi nóng của ngải cứu), châm cứu các huyệt quanh mũi, xoang và huyệt vùng cổ gáy.
Xông mũi xoang với tinh dầu: Nếu kết hợp với cấy chỉ, laser châm, nhĩ châm… sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Liệu pháp này đa dạng, an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiều mức chi phí.
Xoa bóp: Gồm thủ thuật tác động lên da, như xát, xoa, miết và thủ thuật tác động lên cơ day, ấn và xoa vùng mặt, xoa quanh vùng xoang mũi, xoa vùng cổ gáy.
Ấn các huyệt ở tay, chân và vùng đầu cổ: như huyệt hợp cốc (giữa ngón cái và ngón trỏ), bách hội (giữa đỉnh đầu), thượng tinh (giữa đường chân tóc trước trán), ấn đường (giữa hai chân mày), nghinh hương (khoé ngoài lỗ mũi) …
Một liệu trình điều trị dài trung bình khoảng 10-15 ngày. Mỗi ngày khoảng 20 phút một lần trị liệu. Tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều liệu trình khác nhau.
Ngoài ra, y học cổ truyền còn sử dụng các vị thuốc có tác dụng phát tán phong hàn, phong nhiệt, nâng chính khí như bài hạnh tô tán gia giảm, bài ngọc bình phong tán gia giảm, bổ trung ích khí thang gia giảm… để chữa viêm xoang mạn.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hiền, với tây y, các thuốc đầu tay chữa viêm xoang mạn là thuốc kháng sinh, thường dùng 2-3 tuần, thuốc corticosteroid uống, dùng thuốc co mạch. Kết hợp với rửa mũi bằng nước muối sinh lý, làm thuốc mũi, rửa mũi xoang thuốc corticosteroid dạng xịt. Ưu điểm giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, nhược điểm là không thể dùng lâu dài vì tác dụng phụ của thuốc.
Viêm xoang mạn tính là do viêm niêm mạc mũi xoang. Bệnh không chỉ khiến người mắc khó chịu mà còn có thể dẫn đến biến chứng, như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thần kinh sau nhãn cầu. Nghiêm trọng hơn là viêm màng não, gây áp xe ngoài màng cứng, áp xe não…
Bệnh có nhiều triệu chứng đặc trưng, gồm đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm. Khi soi mũi thấy khe mũi có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, mệt mỏi. Dịch nhầy chảy ra đường mũi hay đường sau họng (dịch chảy từ hệ thống xoang xuống thành họng sau), cảm giác đau vùng mặt, sưng hay nặng nề, giảm khứu giác. Các triệu chứng này tiến triển và hay tái phát, kéo dài trên 12 tuần.
Bác sĩ khuyên người bệnh khi có các triệu chứng như trên, cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng, loại trừ các nguyên nhân khác. Từ đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dứt điểm.
Để dự phòng bệnh, người dân giữ ấm cơ thể, vệ sinh tay sạch, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc. Đồng thời, tránh tiếp xúc với nguồn gây dị ứng, không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, sức đề kháng.
Xem bác sĩ dùng điện châm chữa liệt nửa người cho bệnh nhân đột quỵ
Tai biến mạch máu não - đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, thường gặp vào mùa rét. Vì các tế bào não bị tổn thương, bệnh nhân đột quỵ sẽ đối mặt với các di chứng, điển hình là liệt nửa người.
Theo BS Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội), sau khi cơn tai biến xảy ra, bệnh nhân sẽ cần phải điều trị bằng cấp cứu nội khoa trong tối thiểu 1 tuần, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân được điều trị phục hồi chức năng.
Có nhiều phương pháp để phục hồi chức năng, trong y học cổ truyền, châm cứu là phương pháp chính. Bên cạnh đó, kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, tập vận động...
BS Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) châm cứu cho bệnh nhân
"Đột quỵ trong đông y được gọi là chứng trúng phong. Bệnh gây bế tắc kinh lạc, nên sẽ sử dụng phương pháp châm cứu để điều hòa khí huyết, lưu thông kinh lạc, tuần hành khí huyết, nhằm giảm triệu chứng liệt", BS Ninh phân tích.
Tại khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng hiện đang điều trị phục hồi chức năng cho khoảng 20 bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ. Mỗi ngày các bệnh nhân sẽ được châm cứu bằng phương pháp điện châm trong thời gian khoảng 30 phút.
Theo BS Ninh, điện châm là một phương pháp có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và kỹ thuật hiện đại. Bằng cách truyền dòng điện 1 chiều qua kim châm, hiệu quả kích thích huyệt đạo sẽ được tăng lên đáng kể so với châm cứu truyền thống, từ đó giúp bệnh nhân nhanh phục hồi hơn.
Bộ điều chỉnh dòng điện truyền vào kim châm cứu
"Với phương pháp châm cứu truyền thống, thầy thuốc sẽ vê kim bằng tay để kích thích huyệt đạo. Hiện nay với công nghệ hiện đại, chúng tôi có thể sử dụng dòng điện để thay thế thao tác này, không chỉ giảm đau đớn mà hiệu quả cũng cao hơn nhiều", BS Ninh cho hay.
Tùy thuộc vào vị trí huyệt các bác sĩ sẽ lựa chọn loại kim châm có độ dài khác nhau
Để thực hiện điện châm, mỗi bệnh nhân sẽ được châm khoảng 20 huyệt ở cả chân và tay. Số lượng này có thể thay đổi tùy theo tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân. Ví dụ, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, mất ngủ hay tinh thần chưa tỉnh táo có thể châm nhiều hơn.
Theo BS Ninh, bên cạnh việc tìm đúng vị trí chính xác huyệt cần châm, các bác sĩ cũng phải xác định chiều dài kim châm phù hợp, để đảm bảo châm được vào huyệt.
"Các loại kim châm có kích cỡ 5cm, 10cm, 15cm, 20cm, 25cm sẽ phù hợp với từng huyệt. Cần chọn châm kim thích hợp với từng huyệt để kim không bị thừa quá nhiều. Ngược lại nếu kim châm quá ngắn sẽ không thể xuyên tới huyệt", BS Ninh cho hay.
Theo BS Ninh thao tác châm kim đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo và kinh nghiệm của bác sĩ. Khi châm, tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt. Đẩy kim từ từ tới huyệt, kích thích kim cho đến khi bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, bác sĩ cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt. Kim càng dài thao tác châm lại càng khó.
Sau khi châm kim xong, bác sĩ tiến hành kết nối vào máy điện châm, bằng cách nối cặp dây (2 cực) của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ - tả của máy điện châm.
BS Ninh giải thích: "Sau khi kết nối, tiến hành điều chỉnh tần số ở máy điện châm. Tần số tả cho huyệt cần châm tả, còn tần số bổ cho huyệt cần châm bổ. Với bệnh nhân có dấu hiệu co cứng quá nhiều cần phải giảm bớt tần số, vì nếu rung quá nhanh sẽ khiến cơ co nhiều. Sau khi chỉnh tần số, tiếp tục điều chỉnh cường độ, phụ thuộc vào từng bệnh nhân một".
Theo chuyên gia này, mỗi đợt điều trị phục hồi chức năng sẽ kéo dài 4-6 tuần. Với những bệnh nhân bị tổn thương não nhẹ có đến 80% phục hồi tốt trong đợt điều trị đầu tiên.
Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân có thể điều trị nhiều đợt, giữa mỗi đợt cần có những khoảng nghỉ kéo dài 2-4 tuần. Trong thời gian đó phải duy trì thuốc để phòng các nguy cơ, cũng như có chế độ tập luyện.
"Bệnh nhân dù nặng hay nhẹ thì việc châm cứu cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng vận động rất nhiều", BS Ninh phân tích.
Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng tại nhà Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng của toàn thân. Bệnh có biểu hiện tại chỗ, thường là những cơn hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi. Nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng như: phấn hoa, bụi nhà nấm mốc, vải sợi, lông gia xúc, gia cầm, một số thứ ăn, thuốc hoặc vi khuẩn, virus... Theo y học cổ...