Trí tuệ nhân tạo phát hiện 3 dấu hiệu dẫn đến ca bệnh Covid-19 nặng
Nghiên cứu mới cho thấy chỉ có 1 trong số những triệu chứng này (mệt mỏi, đau nhức) có thể là dấu hiệu của bệnh nặng, nhưng cũng chỉ khi kết hợp với hai dấu hiệu khác mà phải vào viện mới biết được.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhận ra 3 triệu chứng bệnh là chỉ báo của những biến chứng nghiêm trọng. 3 triệu chứng này lại không phải là những triệu chứng thông thường của những người nhiễm virus corona. Nếu phát hiện này là đúng với nhiều trường hợp mắc bệnh hơn nữa thì có thể ghi nhận để làm cơ sở cứu sống cho nhiều người trong những tháng tới đây.
Dấu hiệu của Covid-19 bao gồm sốt, ho và thở gấp. Các triệu chứng khác là đau họng và mệt mỏi. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng quan sát thấy một số bệnh nhân bị mất khứu giác và vị giác, đây là triệu chứng rất điển hình của Covid-19. Nhưng nhiều người nhiễm virus này lại không hề có bất cứ triệu chứng nào, hoặc chỉ có những triệu chứng nhẹ thoáng qua.
Theo hãng AFP, các nhà nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc đã sử dụng AI để phân tích dữ liệu của 53 bệnh nhân ở hai bệnh viện ở Ôn Châu, Trung Quốc.
Các thuật toán đã phát hiện ra 3 thay đổi trong cơ thể bệnh nhân nặng. Đó là đau nhức cơ thể, nồng độ enzyme alanine aminotransferase (ALT) và nồng độ huyết sắc tố. ALT là một loại men gan thường được xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan và chẩn đoán suy gan. Xét nghiệm huyết sắc tố là một chỉ số trong xét nghiệm máu cơ bản khi bệnh nhân nhập viện.
AI đã tìm ra ba đặc điểm này là chỉ báo chính xác nhất để tiên lượng một ca Covid-19 sẽ trở nặng. Thuật toán cho thấy độ chính xác là 70 – 80% khi tiên lượng rủi ro hội chứng suy hô hấp cấp nặng người lớn (ARDS). ARDS là biến chứng Covid-19 gây tràn dịch màng phổi và dẫn đến khoảng 50% ca tử vong.
Các triệu chứng khác của Covid-19, bao gồm những triệu chứng được thể hiện trên hình ảnh chụp phổi, sốt và phản ứng miễn dịch mạnh, đều không có tác dụng để dự đoán một ca bệnh nhẹ có trở nặng thành ARDS hay không. Mô hình AI nhấn mạnh rằng các bác sĩ có thể không quan tâm nhiều đến một số mẫu dữ liệu lâm sàng, như là tăng nhẹ ALT và huyết sắc tố hay là đau cơ. Thông thường các đặc điểm chính mà các bác sĩ dựa vào đó để chẩn đoán bao gồm sốt, giảm bạch cầu, hình ảnh chụp tim phổi, thì lại không dự báo được bệnh tình có tiến triển nặng hay không. Tất cả các bệnh nhân ARDS trong nghiên cứu này đều là nam nhưng thông thường phần lớn nam lại không bị ARDS.
Video đang HOT
Nhà vật lý học và cũng là giáo sư của Trường Y Grossman, thuộc Đại học New York, bà Megan Coffee cho biết phát hiện mới này rất đáng chú ý vì kết quả nghiên cứu này là dựa vào những dữ liệu đầu vào rất khác so với những dữ liệu mà các bác sĩ thường quan tâm.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục sàng lọc để tinh chỉnh lựa chọn dữ liệu và công cụ AI này sẽ sẵn sàng triển khai nhiệm vụ trong tháng 4/2020.
Phạm Hường
Giữa khủng hoảng dịch Covid-19, sinh viên trường y ở Mỹ đối mặt với tương lai không thể kiếm được việc làm với món nợ lớn và phải đổi nghề
Đại dịch Covid-19 khiến nước Mỹ cần thêm nhân lực cho đội ngũ y tế nhưng sinh viên trường y tại đây vẫn phải đối mặt với khả năng thất nghiệp sau khi rời khỏi ghế trường đại học.
Tình hình dịch Covid-19 trở nên căng thẳng tại Mỹ đã gây ra sự thiếu hụt về thiết bị y tế cũng như đội ngũ nhân viên y tế. Thậm chí, một số y tá ở thành phố New York đã phải sử dụng túi đựng rác để thay cho áo choàng y tế. Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo, đã kêu gọi các bác sĩ và y tá về hưu trở lại làm việc. Đại học New York cũng là trường y khoa hàng đầu nước Mỹ, đang cho các sinh viên năm 4 bắt đầu vào làm viện tại bệnh viện.
Dù lực lượng bác sĩ đang thiếu hụt nhưng để các sinh viên tốt nghiệp trường y được nhận vào bệnh viện làm việc không phải là chuyện dễ. Số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm luôn cao hơn số lượng bác sĩ mà các cơ sở y tế cần tuyển nhờ vào tài trợ của liên bang. Tuy nhiên, chương trình này lại khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần. Nhiều người ở độ tuổi 20 đã gánh trên vai khoản nợ hàng trăm nghìn đô la sau 8 năm học đại học và cao học, không tìm được việc làm ở bệnh viện nên đành phải kiếm sống bằng nghề lái xe dịch vụ hoặc nhân viên pha cà phê.
Tiến sĩ Monya De, bác sĩ nội khoa ở Los Angeles, nói rằng đại dịch Covid-19 đang khiến sự thiếu hụt nhân sự y tế trở nên rõ rệt hơn.
Một báo cáo năm 2019 của Hiệp hội các trường Cao đẳng Y tế Hoa Kỳ dự báo nhu cầu về bác sĩ sẽ tăng nhanh hơn nguồn cung, dẫn đến sự thiếu hụt lên đến 121.900 bác sĩ vào năm 2032.
" Bất kể trong 15 năm qua, chúng tôi đã làm mọi thứ để tăng số lượng sinh viên y khoa, nếu như các cơ sở y tế không tăng tuyển bác sĩ thì những sinh viên đó không thể tiếp tục công việc học tập, thực tập để rồi chăm sóc cho bạn, cho tôi, cho những người hàng xóm và cho cả gia đình chúng ta. Việc tăng tuyển chỉ là một biện pháp nhỏ trong cả một quá trình giải quyết tình trạng thiếu hụt bác sĩ" - Tiến sĩ Atul Grover, phó chủ tịch điều hành của AAMC, nói với Yahoo News.
Hàng năm, sinh viên năm cuối tại trường y tham gia Chương trình bác sĩ nội trú quốc gia nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện. Theo NRMP, 40.084 sinh viên đã gửi đơn ứng cử cho chương trình năm nay nhưng số lượng quy định chỉ rơi vào khoảng 37.256. Những người không được chọn có thể theo đuổi công việc trong ngành dược hoặc nghiên cứu, tiếp tục một quá trình khó khăn tiếp theo sau nhiều năm học tập và chi hàng nghìn đô la để được làm bác sĩ. Tệ hơn, các sinh viên ngành y có thể phải chuyển ngành nghề vì không tìm được một suất làm việc tại các cơ sở y tế.
Theo Kavita Patel, từng là giám đốc chính sách của Văn phòng các vấn đề liên chính phủ và tham gia cộng đồng trong chính quyền Obama, trước khi nộp đơn cho chương trình bác sĩ nội trú, ứng viên phải trải qua một số kỳ thi cấp giấy phép y tế nghiêm ngặt.
"Họ đến từ những ngôi trường có tiếng nhưng mọi thứ lại không được suôn sẻ như kế hoạch. Họ không nộp đơn xin việc đúng chỗ hoặc đã đặt ra mục tiêu công việc quá cao" - Kavita nói.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi AAMC cho thấy 75% trưởng khoa y ở các trường đại học lo lắng về số lượng tuyển dụng ít ỏi của các cơ sở y tế trên toàn quốc và 44% bày tỏ sự e ngại về khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Một số thành viên Quốc hội đã cố gắng giải quyết vấn đề này với dự luật cắt giảm tình trạng thiếu hụt bác sĩ nội trú năm 2019 với mục tiêu bổ sung 15 nghìn vị trí bác sĩ nội trú ở bệnh viện trong vòng 5 năm tới. Dự luật này được giới thiệu trong Hạ viện và Thượng Viện năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa tạo ra được thay đổi đáng kể.
" Chúng ta cần phải chuẩn bị nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân trên khắp cả nước trong tương lai. Sau khi cải thiện những giới hạn về đào tạo bác sĩ, chúng ta sẽ có thể tạo ra các vị trí bác sĩ nội trú để ngăn chặn sự thiếu hụt bác sĩ có trình độ cao trong thời gian sắp tới. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe của cộng đồng chúng ta. Tình hình hiện tại cho thấy sự khẩn cấp trong việc thông qua dự luật này" - ông John Boozman, thành viên của đảng Cộng hòa cũng là người ủng hộ cho dự luật này, nói.
Tuy nhiên, các chuyên khoa chăm sóc chính, bao gồm y học gia đình, nội khoa và nhi khoa, lại không đủ nhân lực bởi vĩnh viên ngành y không đăng kí vào làm ở đây, theo ông Barry Barry Eisenberg, nhà phân tích truyền thông cao cấp tại NRMP, nói với Yahoo News.
Ngoài sự thiếu hụt tổng thể đội ngũ bác sĩ vào năm 2032, báo cáo của AAMC còn dự đoán sự thiếu hụt lên đến 55.200 bác sĩ chuyên ngành chăm sóc chính. Mức lương thấp, thời gian làm việc dài và sự kiệt sức là tất cả những yếu tố khiến sinh viên tốt nghiệp không đăng tuyển vào làm chuyên ngành này.
Ngoài ra, Tiến sĩ Atul Grover còn chỉ ra lỗ hổng trong các chuyên ngành khác của khoa y. Chẳng hạn như bác sĩ phẫu thuật đang cần phải được đào tạo nhiều hơn khi bùng nổ thế hệ trẻ cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người cần được phát triển.
"Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện tại đã chỉ ra cho chúng ta thấy được rõ ràng sự thiếu hụt nhân lực y khoa. Nhiều người cho rằng chúng tôi nên nỗ lực hơn và sử dụng thêm công nghệ để bù đắp. Tất cả điều đó rất tuyệt vời nhưng thách thức là nếu có vấn đề gì xảy ra thì sẽ ảnh hưởng lên cả cộng đồng.
Sau khi khủng hoảng đi qua, hy vọng nó sẽ sớm đi qua, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục cần nguồn nhân lực bác sĩ nội trú bổ sung" - ông Atul nói.
Imacho
[Infographic] Đại học New York chia sẻ mẫu tấm chắn mặt phòng Covid-19, ai cũng có thể tự làm tại nhà Tấm chắn này cũng phù hợp để sản xuất số lượng lớn, đóng gói và vận chuyển thuận tiện. Hoa Kỳ hiện đang là quốc gia có số bệnh nhân mắc Covid-19 cao nhất thế giới, với hơn 104.000 ca nhiễm trong số 617.000 ca trên toàn cầu. Trong tình trạng khẩn cấp quốc gia mà họ đã ban bố, các doanh nghiệp...