Trí tuệ nhân tạo có thể cảnh báo sớm cơn đau tim
Công nghệ sử dụng trí thông minh nhân tạo có thể xác định những người có nguy cơ cao bị đau tim ít nhất 5 năm trước khi nó xảy ra, theo nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Oxford.
Hiện nay, khi bệnh nhân đến bệnh viện với những cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân, họ thường được chụp CT động mạch vành (CCTA) – quét các động mạch vành để kiểm tra xem có bất kỳ vùng động mạch hẹp hay bị chặn nào không. Nếu không có hiện tượng bị thu hẹp đáng kể, được xác định trong khoảng 75% số lần quét, họ sẽ được gửi về nhà.
Tuy nhiên, một vài trường hợp trong số họ vẫn sẽ bị đau tim vào thời điểm nào đó trong một vài năm tiếp theo và cho tới hiện tại không có phương pháp nào được các bác sĩ sử dụng để phát hiện các mối nguy tiềm ẩn của các cơn đau tim trong tương lai.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford đã phát triển một phương pháp mới để xác định nguy cơ đau tim trong tương lai bằng cách sử dụng “máy học” – một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo cung cấp cho các hệ thống khả năng học và cải thiện tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể mà không cần lập trình rõ ràng.
Giáo sư Charalambos Antoniades, Chuyên gia tim mạch học cao cấp BHF tại Đại học Oxford cho biết, “chỉ vì ai đó quét động mạch vành của họ cho thấy không bị hẹp động mạch, điều đó không có nghĩa là họ an toàn trước cơn đau tim.”
“Bằng cách khai thác sức mạnh của AI, chúng tôi đã phát triển một phương pháp để tìm ra các đặc điểm xấu xung quanh động mạch người. Điều này mở ra tiềm năng rất lớn để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh và có thể thực hiện tất cả các bước phòng ngừa trước khi cơn đau tim tấn công, cuối cùng là cứu sống họ. Chúng tôi thực sự tin rằng công nghệ này có thể cứu sống nhiều người trong năm tới.”
Nhóm nghiên cứu đã phân tích biểu hiện của các gen liên quan đến viêm, sẹo và hình thành mạch máu mới trong sinh thiết mỡ lấy từ 167 người trải qua phẫu thuật tim và so sánh chúng với các hình ảnh chụp CT để tìm các đặc điểm và chỉ ra sự thay đổi của chất béo xung quanh mạch máu.
Sau đó, họ đã huấn luyện cho FRB (hệ thống phát hiện các dấu hiệu viêm, sẹo và thay đổi mạch máu cung cấp máu cho tim) bằng cách sử dụng dữ liệu từ 5.489 bệnh nhân, trong đó 101 người đã bị đau tim sau 5 năm quét CCTA. Trong các thử nghiệm tiếp theo, FRB vượt trội hơn bất kỳ công cụ nào hiện đang được sử dụng trong thực hành lâm sàng. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ cho ra mắt công nghệ ngay trong năm tới.
Phương Huyền
Theo Science Focus
Người phụ nữ Malaysia nhập viện vì nôn hơn 10 lần suốt 3 ngày, nguyên nhân là do kiểu ăn uống tai hại
Chỉ vì thói quen ăn uống thiếu lành mạnh mà người phụ nữ này phải nhập viện trong tình trạng bụng đau quằn quại, thậm chí còn có cảm giác như mình sắp chết.
Malaysia thực sự là một điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích ẩm thực, bởi nơi đây có rất nhiều món ăn đặc sắc để bạn tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Mới đây, một người phụ nữ ở Malaysia có tên là Ummi Nadia đã chia sẻ câu chuyện nhớ đời của mình chỉ vì thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Nadia cho biết, dạo gần đây cô thường hay bị khó thở, tình trạng này tiếp diễn suốt 3 ngày và nó hay xuất hiện vào khoảng 2 giờ sáng. Đôi lúc, Nadia cảm giác đây là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc đau dạ dày rất khủng khiếp.
"Tôi không thể thở bình thường và có cảm giác như mình sắp chết. Ba ngày trước, tôi đã nôn hơn 10 lần và hai ngày sau, tay chân tôi run lẩy bẩy. Tôi nghĩ rằng mình có thể sẽ không sống lâu hơn được nữa nên đã chia sẻ chuyện này với chồng của mình" - Nadia chia sẻ.
Sau đó, chồng Nadia nhanh chóng đưa cô vào bệnh viện vì anh không muốn vợ mình cứ ngồi nhà buồn rầu chịu đựng. Thực tế trước đó, Nadia đã đi khám nhưng bác sĩ lại không chẩn đoán được cô đang mắc bệnh gì. Nadia có thử thêm một số loại thuốc kê đơn trị chứng ợ nóng và bệnh về dạ dày nhưng không thấy có hiệu quả.
Lần này, bác sĩ đã tiến hành nội soi và siêu âm ổ bụng của Nadia. Sau đó, họ kết luận Nadia đang bị thoát vị cơ hoành dạ dày. Đây là tình trạng xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành và vào vùng ngực. Bác sĩ cho biết, van dạ dày thực quản của Nadia rất yếu nên khiến cô gặp phải chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Điều này đồng nghĩa là axit dạ dày trong người Nadia dễ dàng xâm nhập lên lỗ thông thực quản, từ đó dẫn tới tình trạng nôn tới 10 lần trong suốt 3 ngày.
Không riêng gì Nadia, bác sĩ cho biết, tình trạng mà cô đang gặp phải cũng rất phổ biến ở Malaysia. Trước đó, Nadia chia sẻ, khoảng 2 tuần trước đó, cô đã ăn rất nhiều món cay đặc sản như cá hầm chua cay (Asam pedas), cà ri cá sầu riêng (Tempoyak), sốt Sambal và hạt tiêu đen rồi về nhà ôm bụng đau suốt cả đêm. Chính những món ăn này là nguyên nhân khiến Nadia phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe dạ dày nghiêm trọng.
Hai món ăn cay khiến Nadia gặp vấn đề dạ dày: Asam pedas và Tempoyak.
Sau sự việc này, Nadia cảm thấy rất hối hận và cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình tới những người khác để không ai gặp phải trường hợp nhớ đời giống cô.
Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng thoát vị cơ hoành dạ dày giống Nadia:
- Người ăn quá nhiều.
- Người ăn uống không đúng giờ, đúng bữa.
- Người vừa ăn xong đã nằm xuống ngủ ngay.
- Người ăn nhiều đồ cay liền một lúc.
- Người gặp căng thẳng liên tục.
Source (Nguồn): Facebook Ummi Nadia, World Of Buzz
Theo Helino
Đổ mồ hôi quá nhiều là triệu chứng của một cơn đau tim, chớ bỏ qua! Bệnh tim là sát thủ số 1 đối với phụ nữ, cướp đi nhiều mạng sống hơn tất cả các loại ung thư. Ảnh minh họa: Shutterstock Vậy mà, hàng triệu phụ nữ có thể không biết rằng đổ mồ hôi quá nhiều là triệu chứng của một cơn đau tim, một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, theo What's News Today....