Trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã, bây giờ thế nào?
Đề án đưa 600 trí thức trẻ ưu tú, trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND các xã của 62 huyện nghèo được triển khai tại Bắc Kạn từ 2012. Qua 5 năm, dù đội viên trí thức trẻ tình nguyện đến từ nhiều miền quê song họ cùng mang lại một kết quả.
Đó là nỗ lực giúp cho Bắc Kạn – miền quê thứ hai của mình ngày càng bừng sáng.
Tổ quốc gọi, chúng tôi lên đường
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi xây dựng gia đình, năm 2012, Lý Thị Huyền (xã Dương Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) trúng tuyển làm đội viên trí thức trẻ tình nguyện. Huyền nhanh chóng được bổ nhiệm về làm Phó Chủ tịch UBND xã Cao Tân, huyện Pác Nặm.
Đội viên trí thức trẻ Lý Thị Huyền
Cơ hội để được lao động, cống hiến ai cũng mong mỏi, nhưng vợ chồng Huyền phải đấu tranh dữ dội. Hai vợ chồng chuẩn bị cho con đường công tác của Huyền, đầu tiên bằng cách chọn định cư ở TP Bắc Kạn. Quãng đường từ nhà lên huyện nghèo Pác Nặm dài 100km, qua đủ các loại đèo cao, vực sâu không phải là nỗi lo lắng đối với cô gái dân tộc Tày. Sự trăn trở lớn nhất là khi ấy, cô con gái đầu lòng kháu khỉnh của Huyền mới 2 tuổi.
Bỏ con cho chồng nuôi hay từ bỏ sự nghiệp, bỏ nhiệt huyết của một đoàn viên TNCS HCM với khẩu hiệu vốn đã thuộc làu: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”? Những ngày đầu nhận được “lệnh” cấp trên, đêm nào hai vợ chồng cũng trằn trọc, nhiều đêm thức trắng đến sáng, mắt đỏ hoe. Cuối cùng, chính chồng Huyền đã “ra tối hậu thư” cho Huyền lên đường nhận nhiệm vụ.
Vậy là cứ sáng thứ Hai hàng tuần, Huyền dạy từ 3 giờ sáng, ôm con cho đỡ nhớ rồi lẻn ra lấy xe máy băng rừng lên núi. Chiều thứ Sáu, sau khi xong việc, Huyền lại đội đêm về thành phố với chồng con. Có những chiều thứ Sáu, dọc đường xe máy nổ lốp, lọ mọ tìm chỗ vá, về đến nhà gần nửa đêm vẫn thấy chồng ngồi chờ. Đó chính là “liều thuốc bổ” để một tuần tiếp theo, cô lại lên đường…
Video đang HOT
Mới đó mà đã 5 năm. Bồi hồi nhớ ngày lên xã nhận công tác, cảm xúc lo lắng vẫn còn nguyên vẹn. Đó là buổi đầu nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch. Thấy cô gái còn quá trẻ, nhiều cán bộ xã nhìn rất ái ngại, thân gái dặm trường, chẳng biết có sức khỏe mà lên bản không. Sang ngày thứ hai, Chủ tịch UBND xã Cao Tân là Mã Văn Thiếm đã chỉ định Phó Chủ tịch Lý Thị Huyền chủ trì một hội nghị của xã.
Tự vượt qua chính mình
Rồi những chuyến đi bản liên tục trong 45 ngày đầu như một thách thức mà nhiều lúc Huyền tưởng như không thể vượt qua. Yêu cầu đặt ra đối với một trí thức trẻ là phải tiếp cận hết các thôn bản trong 1 tháng rưỡi. Trách nhiệm, sự tận tụy với công việc, và cả lòng “tự ái” như tiếp cho cô gái trẻ có thêm sức mạnh. Huyền đã nhanh chóng xuống địa bàn, kiểm tra cả 14 bản, trong đó có 8 bản người Mông, 2 bản người Dao.
Huyền trong một chuyến đi bản
Cũng may là bản vùng cao giờ nói tiếng Kinh nên không bất đồng ngôn ngữ. Huyền biết tiếng Tày, lại nói được chút ít tiếng Dao, nên giao tiếp cũng thuận lợi. Nhiều hôm lên bản gặp trời mưa phải lội bộ cả chục km, nửa đêm mới về đến xã. Chòi canh nhỏ của bảo vệ UBND xã được tận dụng làm nơi ở cho nữ Phó Chủ tịch.
Không quản ngại khó khăn, vậy mà vừa đi làm về, chồng gọi điện nói con gái muốn gặp mẹ. Em bé nghe thấy giọng mẹ bật khóc ngằn ngặt. Huyền nén nỗi nhớ con, nói chồng tắt máy, còn cô chẳng ăn uống gì, cứ ôm gối quay mặt vào tường khóc tức tưởi. Rồi mệt quá ngủ lúc nào không biết, sáng dậy lại vội lao vào đống công việc còn ngổn ngang của xã.
Trải qua 5 năm, Lý Thị Huyền tâm sự, nỗ lực của bản thân cũng được đền đáp bằng những thành tựu đổi mới tại chính miền quê mới Cao Tân. Những dự án kinh tế do Huyền phụ trách như gieo sạ lúa, hỗ trợ nuôi trâu bò cái sinh sản, nuôi gà thả vườn… đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Lúc này Huyền mới cảm thấy những kiến thức đã học không hề uổng phí.
Được giao phụ trách văn hóa xã hội, Huyền đã vận động, quyên góp từ bạn bè hàng chục triệu đồng, tổ chức thành công Lễ hội xuân Lồng Tồng của xã Cao Tân năm 2013. Từ đó đến nay, người dân cứ ngày mùng 9 tết lại tự nguyện góp công sức dựng cây nêu, cắm trại tổ chức lễ hội, tạo sự đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt, qua hình thức viết thư ngỏ tới các nhà hảo tâm, Huyền đã xin được 150 triệu xây 2 phòng học cho bản người Mông tại phân trường Nậm Đăm…
Ông Mã Văn Thiếm, Chủ tịch UBND xã Cao Tân, huyện Pác Nặm nhận xét, đội viên tri thức trẻ Lý Thị Huyền bắt nhịp với công việc và thích nghi với xã vùng cao Cao Tân rất nhanh. Cán bộ trẻ năng nổ nhiệt huyết như Huyền chính là điều các địa phương vùng sâu, vùng xa đang thiếu. Kết thúc 5 năm “nằm vùng”, Huyền đã được quy hoạch bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân xã Cao Tân
Khác với Huyền, đội viên trí thức trẻ Ngô Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Công Bằng đến với núi rừng Pác Nặm từ miền biển Quỳnh Lưu (Nghệ An). Cùng với vợ, chồng Thanh cũng đã chuyển hẳn công tác lên làm giáo viên tại Pác Nặm. Sự hỗ trợ, động viên vô bờ bến của chồng đã giúp Thanh liên tục 5 năm hoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn.
Đội viên trí thức trẻ Ngô Thị Thanh
Tốt nghiệp Đại học Văn, cô gái trẻ miền biển đã thích nghi nhanh chóng với núi rừng, không quản ngại gian khó, Thanh đi từng nhà vận động phụ huynh cho con đến lớp. Thanh cũng là người triển khai thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền. Dự án đã giúp cán bộ xã biết khai thác và sử dụng mạng internet; chấm dứt học sinh bỏ học, không đến lớp đúng độ tuổi, duy trì bền vũng kết quả phổ cập giáo dục.
Tin vui là vừa qua, Ngô Thị Thanh đã được bổ nhiệm giữ chức Phó Văn phòng UBND huyện Pác Nặm.
Ông Nguyễn Đình Điệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm đánh giá, 8 đội viên trí thức trẻ tình nguyện về công tác tại 8 xã của huyện đã góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội địa phương. Cái được lớn nhất của đề án là những đội viên trí thức trẻ với nhiệt huyết tuổi trẻ, tri thức học được trong trường đại học, sự năng động dám nghĩ, dám làm đã giúp lan tỏa, làm dịch chuyển mạnh mẽ, tích cực không chỉ đối với nhân dân mà cả hệ thống cán bộ cơ sở. Họ đã giúp vùng cao ngày một bừng sáng.
Theo Đồng Văn Thưởng (Nông nghiệp Việt Nam)
Hủy hoại tay vợ, ngăn cô vào đại học
Một anh chồng, người Bangladesh, đối mặt với án tù chung thân sau khi chặt đứt 5 ngón tay của vợ bởi vì cô bắt đầu học đại học dù anh ta không cho phép.
Nghi phạm, Rafiqul Islam, 30 tuổi, đã bịt mắt vợ, cô Hawa Akhter, 21 tuổi, dán chặt miệng cô rồi chặt đứt 5 ngón tay của vợ mình. Một người thân của Islam sau đó ném những ngón tay vào thùng rác để bác sĩ không thể nối lại.
Theo Daily Mail, Islam là công nhân nhập cư ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), từng hăm dọa cô Akhter sẽ lãnh hậu quả thảm khốc nếu không chịu từ bỏ việc học.
Cô Akhter nói với báo The Times: "Sau khi trở lại Bangladesh, anh ta muốn nói chuyện với tôi. Đột nhiên, anh ta bịt mắt tôi và trói tay tôi lại. Rồi anh ta dán miệng tôi và nói rằng sẽ cho tôi vài món quà bất ngờ. Nhưng, thay vì vậy, anh ta lại chặt đứt các ngón tay của tôi".
Cô Hawa Akhter sau khi bị chặt đứt 5 ngón tay phải. Ảnh: DAILY MAIL
Cảnh sát trưởng Bangladesh Mohammed Saluddin cho biết Islam đã nhận tội và bị bắt ở thủ đô Dhaka, sắp phải đối mặt cáo buộc hình sự. Các tổ chức nhân quyền đang đề nghị mức án tù chung thân cho nghi phạm.
"Anh ta tức giận và ghen tị bởi bản thân chỉ học hết lớp 8, còn vợ đã lên trình độ đại học" - ông Saluddin giải thích.
Dù cả 5 ngón tay bên phải đã bị cắt cụt, Akhter quyết tâm không bỏ học và đang tập viết bằng tay trái. Hiện người phụ nữ trẻ đã trở về nhà cha mẹ ruột.
Đây là vụ tấn công mới nhất nhằm vào phụ nữ có học vấn ở Bangladesh, nước có phần đông dân số theo đạo Hồi. Hồi tháng 6 vừa qua, một người đàn ông thất nghiệp đã móc mắt vợ - một nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Dhaka, do cô không chịu dừng công việc nghiên cứu của mình lại.
Phạm Nghĩa (Theo Daily Mail)
Lãnh đạo trường chuyên bị tố trình độ không đạt chuẩn Ông Nguyễn Văn Thuyết tố rằng lãnh đạo trường THPT Chuyên Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có trình độ đại học, trong khi quy định của Bộ GD&ĐT là phải có bằng thạc sĩ trở lên. Chiều 28/11, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu cho biết Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi giám đốc sở này về việc yêu...