Trí thức trẻ trộm cắp thông tin thẻ tín dụng xuyên quốc gia
Ước tính nhóm “Mattfeuter” (do Văn Tiến Tú cầm đầu) đã chiếm hưởng khoảng 200 triệu USD từ hoạt động mua bán thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người nước ngoài.
Nguyễn Anh Tuấn (quê ở Hà Tĩnh, từng là sinh viên giỏi Đại học Bách Khoa) được coi là “tiên phong” trong việc câu kết với người trong “ thế giới ngầm” để chia sẻ, mua bán thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài kiếm tiền bất chính. Tuấn kể là sinh viên ngành công nghệ thông tin nên đã tìm hiểu các diễn đàn của nước ngoài, phát hiện ra cách ăn cắp thông tin thẻ tín dụng của chủ thẻ để rút tiền qua ATM hoặc mua hàng trên mạng. Lúc đầu, mỗi ngày Tuấn chỉ dám rút vài trăm USD, nhưng rồi cậu ta rút ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, hành vi trộm cắp cũng bại lộ, Tuấn phải trả giá bằng bản án 4 năm tù.
Sau Tuấn, đến hàng loạt cái tên “đình đám” khiến cảnh sát các nước như Anh, Mỹ cũng giật mình bởi cách tổ chức các đường dây tội phạm xuyên quốc gia, chiếm đoạt hàng triệu USD. Điển hình là đường dây do Vương Huy Long cầm đầu, Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ xác định là 1 trong 6 chuyên án lớn nhất của nước này.
Video đang HOT
Vương Huy Long.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Long, 27 tuổi, vốn là học sinh giỏi, từng đoạt giải quốc gia về Anh Văn. Năm 2008, Long bắt đầu biết đến các website chuyên chia sẻ thông tin tín dụng trộm cắp (CC) và “tập” cách hack (trộm cắp) các thông tin này. Thấy cách làm này dễ và kiếm được bộn tiền, Long quay sang chuyên nghề… trộm cắp, mua bán CC, sau đó mua hàng thuê vận chuyển về Việt Nam để chiếm đoạt tiền của các khách hàng. Các bị hại mà Long hướng tới thường là công dân Mỹ và một số nước khác. Sau khi hack và có được các CC, Long (hoặc thuê một số người Việt Nam làm) truy cập để mua (ship) hàng tại các trang website bán hàng trực tuyến nổi tiếng của Mỹ như Dell.com; Newegg.com; Amazon.com; Verizon.com…
Để các công ty này không phát hiện ra việc người ship hàng là các hacker, trong quá trình truy cập để mua hàng trên mạng Internet, Long và đồng bọn đã sử dụng thủ thuật sock (che giấu địa chỉ IP thực khi mua hàng). Họ tạo dựng ra những người mua hàng là công dân của các bang trên nước Mỹ hoặc một số nước khác. Tinh vi hơn, Long còn phối hợp với một người Nigeria thành lập một công ty “ma” tại Mỹ, chuyên kinh doanh trên mạng, tuyển dụng nhân viên là những người thất nghiệp, đang cần việc làm trên đất Mỹ, dùng địa chỉ cư trú cho bọn Long để chúng ship hàng mua được bằng các CC trộm cắp rồi chuyển về Việt Nam cho nhóm Long qua các công ty vận chuyển hàng hóa.
Tại Việt Nam, Long cũng không trực tiếp đứng ra nhận hàng mà thuê Công ty TNHH Giải pháp xuất nhập khẩu trực tuyến, có trụ sở tại đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) do Nguyễn Nam Hải làm Giám đốc đứng ra nhận. Sau đó, Hải sẽ tiêu thụ giúp Long một phần, còn lại chuyển vào TP HCM cho Long.
Trường hợp Văn Tiến Tú cũng tương tự. Theo cơ quan chống tội phạm nguy hiểm có tổ chức – Vương quốc Anh (SOCA) cung cấp, từ năm 2005 đến nay, ước tính nhóm “Mattfeuter” (do Tú cầm đầu) đã chiếm hưởng số tiền khoảng 200 triệu USD từ hoạt động mua bán thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người nước ngoài.
Cũng như Long, Tú tham gia vào diễn đàn của thế giới ngầm, học cách ăn cắp thông tin thẻ tín dụng rồi tổ chức một đường dây bài bản từ trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, sau đó bán lại cho người khác để kiếm lời. Nhưng, khác với Long và những người từng bị bắt, Tú hầu như không tham gia vào việc dùng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp để mua hàng sau đó bán lại kiếm lời, bởi việc làm này vừa rắc rối, khó khăn lại dễ bị phát hiện. Thủ đoạn của Tú chỉ là trộm cắp thông tin sau đó bán lại cho người khác kiếm lời.
Để che giấu hành vi, Tú lập ra Công ty cổ phần Ôtô Toàn Cầu với một mục đích duy nhất là để có tư cách nhận tiền và chuyển tiền. Không chỉ thế, Tú còn tuyển dụng hàng chục nhân viên là người khuyết tật để lợi dụng họ phục vụ cho mục đích phạm tội của mình. Tú thuê (lúc đầu), sau đó mua luôn căn nhà 4 tầng ở đường Nguyễn Trọng Lội (TP HCM) để “nhốt” các nhân viên vào đó.
Theo Cục C50 thì mỗi năm, đơn vị này phối hợp với các cơ quan chức năng khám phá khoảng 10 vụ án dùng thẻ tín dụng giả mua hàng và mua bán trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài. Đặc biệt, trong các vụ án trộm cắp thông tin thẻ tín dụng đa số người phạm tội lại là sinh viên. Nguyễn Anh Tuấn, từng khóc mà nói rằng đã bôi nhọ danh dự của gia đình, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường và sự phát triển của các em Tuấn.
Theo Công an nhân dân
Giám đốc công ty tiếp tay cho tội phạm mạng
Vị giám đốc... liều đó là Nguyễn Nam Hải, trú ở quận Đống Đa, Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH giải pháp XNK trực tuyến (Công ty OEIS). Hải vừa bị CQĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Theo tài liệu cơ quan chức năng, Hải là đồng phạm của 2 đối tượng chủ mưu thực hiện hành vi phạm tội thông qua mạng Internet, là Lại Nguyễn Khôi, trú ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; và Vương Huy Long, trú ở quận 10, TP.Hồ Chí Minh. Từ năm 2009 đến tháng 3-2011, Khôi và Long đã lên mạng Internet, tìm cách lấy cắp được thông tin của chủ thẻ tín dụng người nước ngoài để mua hàng tại Mỹ. Sau khi mua được hàng qua mạng, Long và Khôi thuê Công ty OEIS của Nguyễn Nam Hải vận chuyển về Việt Nam. Sơ bộ, số tang vật phi pháp mà bộ ba Long - Khôi - Hải đã mua, vận chuyển trót lọt về Việt Nam gồm hơn 1.000 điện thoại di động, hàng trăm máy ảnh, máy tính xách tay, thiết bị điện tử, viễn thông.
Theo ANTD
2 cô gái dũng cảm bắt cướp Trong lúc rút tiền tại cây ATM, nghe thấy tiếng xe máy nổ, chị L và H quay lại thấy người lạ đang định trộm xe máy của mình phóng chạy liền chặn lại... ảnh minh họa Lúc 9h45 ngày 25-8, trong khi đi rút tiền tại cây ATM ở số 222 phố Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, 2 chị...