Trí thức trẻ hướng về cội nguồn
Hàng nghìn trí thức trẻ Việt Nam lập nghiệp tại Anh luôn hướng về quê hương đất nước bằng những hành động, việc làm giản dị song thiết thực hiệu quả.
Lãnh đạo VietPro chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên Việt Nam đang học tập tại Anh
Chủ tịch Hội Trí thức trẻ Việt Nam lập nghiệp tại Vương quốc Anh (VietPro) Nguyễn Hữu Phương Thảo cho biết, dù xa quê hương song trí thức trẻ Việt Nam tại Anh luôn hướng về nguồn cội thông qua những việc làm thiết thực. Họ luôn hăng hái góp công sức xây dựng quê hương đất nước thông qua các hoạt động: quảng bá văn hóa dân tộc, giúp đào tạo thế hệ trẻ, giữ gìn tiếng mẹ đẻ…
Nhận thức việc dìu dắt thế hệ trẻ thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội cũng là cách để những trí thức trẻ ở Anh hướng về nguồn cội, các thành viên VietPro đều tự nguyện đứng ra tổ chức các sự kiện như Prospect (Hội thảo hỗ trợ kỹ năng xin việc), SIC (Cuộc thi thử thách đầu tư)… để tăng cường sự gắn kết trong cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Anh. Nội dung của Prospect khá thiết thực, tập trung vào những việc cụ thể như hoàn thiện sơ yếu lý lịch (CV), đặt lịch hẹn, chuẩn bị trả lời phỏng vấn cũng như chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để biến cơ hội thực tập thành cơ hội việc làm, để công ty đưa ra lời mời làm việc sau một kỳ thực tập thành công…
Ngoài ra, VietPro còn hướng trọng tâm vào việc tổ chức hội thảo hoặc diễn đàn doanh nghiệp với sự tham gia của đông đảo sinh viên cho đến trí thức trẻ đại diện các công ty ở cả Anh và Việt Nam, đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư… Thông qua những hoạt động này, VietPro sẽ tăng cường quan hệ với nhiều đối tác khác nhau để giúp tăng cường hợp tác giữa Anh và Việt Nam.
Video đang HOT
Được thành lập từ tháng 1-2010 với sự trợ giúp của Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, VietPro là đại diện của cộng đồng trí thức trẻ Việt Nam lập nghiệp tại “Xứ sở sương mù”. Sau hơn 3 năm hoạt động, VietPro đã có bước phát triển mạnh, thu hút 400 trí thức trẻ và tạo mối liên kết đến hơn 7.000 du học sinh trên khắp nước Anh, qua đó liên kết với nhiều công ty lớn nhỏ trong, ngoài Việt Nam như Tập đoàn quản lý tài sản Vinacapital, Ngân hàng Đông Á, hãng bảo hiểm Prudentials, tập đoàn kinh doanh bất động sản Savills, Công ty dầu khí Premier Oil…
Hoạt động thiết thực hướng về quê hương của VietPro là một trong rất nhiều hoạt động của kiều bào ta ở nước ngoài trong nỗ lực đóng góp xây dựng đất nước. Hiện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 4,5 triệu người, sinh sống tại 104 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Trong số đó có khoảng 400.000 chuyên gia, trí thức mà chủ yếu tập trung tại các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Australia, Pháp, Nga, Anh, Canada, Đức… Đội ngũ trí thức kiều bào tập trung ở nhiều lĩnh vực khoa học và kinh tế mũi nhọn như: tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, vật lý, quản lý kinh tế…
Không ít trí thức Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được vị trí quan trọng trong các cơ sở kinh tế, khoa học hàng đầu trên thế giới. Đây là tài sản quý giá của đất nước, rất cần được phát huy và tạo điều kiện để họ góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
Theo ANTD
Bầu Kiên trước ngày ra tòa
Luật sư Bùi Quang Nghiêm miêu tả: Ông Kiên trông khoẻ mạnh, tầm chừng 60-65 ký. So với trước khi bị bắt ông giảm khoảng 15-20 ký.
"Trong gần một giờ gặp gỡ, ông Kiên (Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là bầu Kiên) nói nhiều hơn tất cả chúng tôi cộng lại", ông Bùi Quang Nghiêm, một trong bốn luật sư bào chữa cho bầu Kiên trong vụ án sắp được đưa ra xét xử tại Hà Nội ngày 17/4/2014 tới, kể.
Luật sư Nghiêm, thuộc Đoàn luật sư TP.HCM, người đã từng tham gia bào chữa cho các bị cáo trong những vụ án như Tamexco, Minh Phụng - Epco, nói ông chưa từng gặp ai mà trong thời gian bị tạm giam, được tiếp xúc với luật sư trước khi ra tòa, nói nhiều như bầu Kiên. "Ông thậm chí còn phân công công việc cho chúng tôi", luật sư Nghiêm nói và trích lời ông Kiên: "Ông Nam (luật sư Vũ Xuân Nam, Đoàn luật sư TP.HCM) đã từng làm việc với tôi trước khi tôi bị bắt, là trưởng nhóm và điều phối các anh", ông Nghiêm nhớ lại cuộc gặp bầu Kiên ngày 6/3/2014 trong trại giam.
Đó là lần đầu tiên bầu Kiên gặp người bên ngoài kể từ ngày 20/8/2012. Từ khi bị bắt, ông không được gặp gia đình, theo lời luật sư, có thể do vợ, em gái ông là người có liên quan đến vụ án. Trong khi đó, một bị cáo khác là ông Lý Xuân Hải, đã được gặp người thân đôi lần. Gia đình ông Hải không có ai liên quan đến vụ án.
Ông Nguyễn Đức Kiên.
Luật sư Nghiêm miêu tả: ông Kiên trông khoẻ mạnh, tầm chừng 60 - 65 ký. So với trước khi bị bắt ông giảm khoảng 15-20 ký. Ông kể với các luật sư suốt thời gian trong trại ông gần như ăn hết khẩu phần, tập thể dục đều đặn. Ông có hai việc để làm hàng ngày: tập thể dục và tập trung suy nghĩ về những việc làm đã qua của bản thân. Có ngày ông hít đất hàng trăm cái, động tác thể dục mà cả đời trước đó ông ít khi làm.
Đầu tháng 8 năm ngoái, sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có bản kết luận, với tập giấy trắng và cây bút, ông Kiên đã viết tay 26 trang xin phép được trình bày từng vụ việc cụ thể để gửi hai cấp đó. "Nét chữ của ông Kiên khá dễ đọc, trình bày mạch lạc, rõ ràng, chi tiết từng ngày tháng, dẫn chứng một số điều, một số luật. Trong câu chữ của ông ấy không hề có một lỗi chính tả", luật sư Nghiêm hóm hỉnh nhận xét. Trong phần cuối của bản trình bày, ông Kiên đề nghị các cấp xem xét cho ông tại ngoại vì lý do bệnh tật.
Các luật sư cho biết, qua cách nói của bầu Kiên, ông ấy có trí nhớ rất tốt. Trong lần gặp thứ hai, kéo dài 45 phút vào ngày 11/4/2014, các luật sư và ông Kiên rà soát, thống nhất những nội dung sẽ trình bày ở tòa. Trước đó ông Kiên được các luật sư thông báo ông Long và ông Dương có tên trong danh sách các nhân chứng (Danh sách những người tham gia tố tụng vụ án đi kèm Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ngày 26/3/2014).
Ông Long (Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát); ông Dương (Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc tập đoàn Hòa Phát). Việc làm chứng tại tòa của hai ông có liên quan đến việc mua bán 20 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần Thép Hòa Phát trị giá 264 tỷ đồng giữa công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và tập đoàn Hòa Phát. Trong báo cáo tài chính năm 2013, tập đoàn Hòa Phát nêu rõ, đã nhận lại khoản tiền nói trên và đã hoàn nhập dự phòng tài chính.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại vào thứ sáu tuần trước, ông Trần Đình Long cho biết, Hội đồng Quản trị tập đoàn Hòa Phát chưa họp, nên chưa thể biết cá nhân ông sẽ làm chứng tại tòa hay Hòa Phát sẽ uỷ quyền cho người khác đại diện cho doanh nghiệp. Ngoài các bị cáo, đây là vụ án có sự tham gia của các luật sư, nguyên đơn dân dự, bị đơn dân sự, tổ chức và cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người giám định, người làm chứng, người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đương sự đông đảo nhất nhì từ trước đến nay.
Trong số các tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, có tên các tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Phương Nam; ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long; ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín; ngân hàng TMCP Đại Á (đã sáp nhập với HDBank); ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank); ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Eximbank; ngân hàng TMCP Kiên Long; ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM; ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Ngoài những người tham gia tố tụng, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mời đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Tổng cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM tham dự phiên tòa. Các phương tiên truyền thông cử người đăng ký tham dự phiên tòa cũng đông không kém. Tuy nhiên, do diện tích phòng xử không đủ chỗ, nhiều báo sẽ phải tham dự bên phòng ngoài thông qua phát hình qua màn ảnh rộng.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Trước vụ xử Bầu Kiên, vì sao các luật sư xin hoãn? - Theo dự kiến, từ ngày mai 16/4 đến hết ngày 29/4/2014, phiên tòa sơ thẩm "Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái phép, trốn thuế, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" sẽ bắt đầu. Trước giờ "thăng đường", luật sư của...