Trị sỏi thận bằng bài thuốc dân gian siêu hiệu quả
Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi…
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.
Trị sỏi thận bằng bài thuốc dân gian siêu hiệu quả
Mề gà, mật vịt
Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được.
Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn.
Quả dứa/trái thơm
Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
Video đang HOT
Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.
Lưu ý: người bị loét bảo tử không nên thử, hoặc muốn thử nên ăn sáng trước.
Nước chanh
Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.
Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.
Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước tiểu mỗi ngày.
Lưu ý: người bị loét bảo tử không nên thử, hoặc muốn thử nên ăn sáng trước.
Phòng bệnh sỏi thận
Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
Theo Phunutoday
Bốn thảo dược dễ tìm chữa bệnh sỏi thận
Với kinh nghiệm nhiều năm, lương y Nguyễn Văn Trúc (74 tuổi, Chủ tịch Hội Đông y phường Kim Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hướng dẫn bạn đọc tự sưu tầm dược liệu bào chế bài thuốc trị chứng sỏi thận được cho là mang lại hiệu quả.
4 thảo dược đơn giản đánh tan sỏi thận
Theo lương y Trúc chia sẻ là để trị bệnh sỏi thận, căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy thận mãn tính. Trong y học phương Đông, sỏi thận được gọi là Thạch lâm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn nhiều thực phẩm cay, nóng dẫn đến thấp nhiệt, dồn ứ chất độc. Các tạp chất trong nước tiểu kết lại thành sỏi.
Bài thuốc gồm bốn vị thảo dược với liều lượng như sau: Cây vông vang, 40g (cây này thường mọc hoang, hoa có màu vàng) có tác dụng lợi niệu; cây bồ ngọt (rau ngót,40g) có tác dụng thông tiểu; cây đùm đũm (cây mâm xôi,40g) có tác dụng bổ can thận và tăng lực; rễ cây dứa dại (20g) có tính mát, chống viêm thận.
Dùng dao thái mỏng từng vị khoảng 3cm, sau đó trộn lại với nhau rồi phơi khô đến khi độ ẩm dưới 10% là được. Chú ý chọn thảo dược càng tươi càng có hiệu quả cao. Tiếp đó, dùng 600ml nước (khoảng 3 bát ăn cơm) đổ vào hỗn hợp thảo dược trên, đun sôi trong vòng 45 phút, cô cạn chỉ còn 1 chén nước để uống vào buổi chiều. Sau đó, tiếp tục đổ thêm 3 chén nước khác vào, đun lấy nước uống tiếp.
Theo lời lương y Trúc, khi nấu nước xong cần uống liền lúc nước còn ấm. Nên sắc nấu thuốc bằng ấm sành, ấm đất. Thời gian đầu cho lửa lớn, càng nấu càng cho lửa nhỏ lại. Thông thường bệnh nhân uống khoảng 10 thang thuốc như trên có thể đẩy được khối sỏi ra ngoài. Những trường hợp "hợp thuốc", chỉ cần uống 3 - 5 thang đã có kết quả. Chú ý uống điều độ sau khi ăn cơm.
Ưu việt lớn nhất của bài thuốc này như lời ông Trúc chia sẻ, rất dễ tìm kiếm, cách thức bào chế đơn giản. Vị lương y khuyên thêm, phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước trong cơ thể quá ít. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi khác.
Cây Bồ Ngót và cây Vông Vang
Bởi vậy, cách tốt nhất là phòng ngừa sỏi tái phát; tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và tập thể dục đều đặn. Những người từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 - 3 lít nước mỗi ngày, tránh ăn nhưng thức ăn dễ gây sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng heo.
Cử nhân văn học chuyển nghề bốc thuốc
Lương y Nguyễn Văn Trúc trước đây từng học phổ thông tại trường Quốc học Huế, rồi theo chuyên ngành sư phạm toán ở Quy Nhơn và sư phạm văn ở Huế, có thể dạy cả văn lẫn toán. Chia sẻ mối lương duyên với nghề y, ông Trúc kể lại, năm 1976, người con gái của ông bị bệnh hen suyển đã điều trị rất nhiều nơi vẫn không khỏi bệnh.
Vốn từng biết y thuật, thầy giáo mày mò nghiên cứu những bài thuốc đông y để chữa trị cho con gái. Thật bất ngờ, nhờ bài thuốc nam ghi chép trong sách mà con gái ông Trúc đã hết bệnh. Từ đó ông Trúc vừa làm thầy giáo, vừa tự học nghề thuốc. Ông luôn tự hào đó là 2 nghề cao quý nhất mà bản thân may mắn được học.
Lương y Nguyễn Văn Trúc chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh
Lại nhắc đến bài thuốc trị sỏi thận đã trình bày ở trên, thầy Trúc bật mí chính ông đã lấy bản thân mình thử nghiệm. Cách đây hai năm, ông được chuẩn đoán bị bệnh sỏi thận. Gia đình nhất quyết bắt ông nhập viện phẫu thuật nhưng ông không nghe theo, kiên quyết trị bệnh bằng bài thuốc do mình tìm tòi được.
Để trấn an gia đình, ông Trúc giấu luôn tấm phim X-quang hiển thị sỏi thận, thay vào tấm phim khác để "đánh lừa" vợ. Cứ thế, suốt một thời gian ông tự chữa trị cho bản thân mình. Kết quả sau chưa đầy nửa tháng, khối sỏi trong thận ông Trúc đã nhỏ dần. Bấy giờ ông mới kể hết sự thật với vợ con.
Hiện trong vườn nhà ông có hơn trăm cây thuốc các loại. Hàng năm ông luôn tạo điều kiện cho các sinh viên trường y dược Huế đến vườn thực nghiệm. Bản thân lương y Trúc còn tận tình chỉ dẫn công dụng từng cây thuốc tỉ mỉ.
Ở phường Kim Long, ông Trúc không chỉ được biết đến là vị thầy thuốc giỏi mà còn là người giàu lòng nhân ái. Nói vậy bởi gặp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn ông đều miễn phí hoặc biếu thuốc men.
"Hành nghề y cốt là cái tâm, giúp người ta thì cứ giúp chứ tính toán làm gì. Vài chục ngàn sao có thể đem đi so sánh với sức khỏe con người", ông Trúc tâm niệm. Ông khẳng định thêm: "Thuốc bán hay thuốc biếu đều như nhau, không phân biệt chất lượng. Làm nghề thuốc, danh dự, lương tri mới là tiêu chuẩn hàng đầu".
Pháp Luật Việt Nam
Bệnh sỏi thận: Các phương pháp điều trị có thể bạn chưa biết! Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của thận và hạn chế tái phát. Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỷ lệ 10% - 15% dân số, chiếm 45% - 50% bệnh tiết niệu. Bệnh sỏi thận là một...