Trị rong kinh, rong huyết
Lương y Minh Chánh giới thiệu một số bài thuốc giúp trị em trị chứng rong kinh, rong huyết.
Rong kinh, rong huyết là tình trạng xuất huyết qua đường sinh dục, ngoài thời kỳ có mang. Thường không phải ra huyết thời kỳ có kinh nhưng có lúc rong kinh rồi thành rong huyết. Rong kinh là có kinh kéo dài trên 6 ngày, lượng kinh ra nhiều hơn bình thường.
Đông y gọi chứng này là băng lậu. Băng là chảy nhiều, lậu là chảy ít, lúc chảy nhiều lúc chảy ít. Nguyên nhân do ung thư cổ hoặc thân tử cung, loét cổ tử cung, viêm nhiễm tử cung. Ngoài ra còn có một số bệnh toàn thân gây ra như tăng huyết áp, suy gan… Đông y cho là do mạch xung và mạch nhâm bị thương tổn gây rong huyết. Có 2 loại: bệnh thuộc thực và bệnh thuộc hư.
Rong kinh có thể do ung thư cổ hoặc thân tử cung, loét cổ tử cung, viêm nhiễm tử cung
Thực chứng: Do huyết nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất.
Huyết nhiệt: Do tâm hỏa vượng, ăn thức ăn cay nóng làm tăng nhiệt gây nóng, huyết vận hành sai đường. Biểu hiện: đột nhiên ra máu nhiều, màu đỏ sẫm, khát nước, đầu choáng, lưỡi đỏ, rêu vàng, ngủ không yên. Mạch hoạt sác. Phép chữa: thanh nhiệt lương huyết chỉ huyết (cầm máu). Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 8g, câu kỷ tử 8g, a giao 8g, than bẹ móc 8g, chi tử sao 8g, cỏ nhọ nồi 16g. Đổ nước vừa đủ sắc uống ngày 1 thang, uống nguội ngày 2 lần vào chiều tối.
Bài 2: Hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20g, địa du 12g, a giao 12g, tóc rối đốt thành than 6g, đan bì 12g, than bẹ móc 12g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, hắc giới tử 12g. Tất cả tán bột ngày uống 12g.
Huyết ứ: Thường xuất hiện do rong huyết sau nạo thai, đặt vòng tránh thai. Biểu hiện: đột nhiên huyết ra nhiều hoặc ra dầm dề không cầm, có cục sắc tím đen, bụng dưới đau, khí huyết cục ra rồi thì hết đau. Mạch trầm sáp. Phép chữa: thông ứ, chỉ huyết. Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1:Ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g, cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bồ hoàng sống, ngũ linh chi lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu.
Bài 3: đương quy 8g, xuyên khung 8g, tam thất 4g, một dược 4g, ngũ linh chi 4g, đan bì 8g, đan sâm 8g, ngải diệp 12g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Video đang HOT
Bài 4: Cao ích mẫu, mỗi lần uống 20ml.
Thấp nhiệt: Là trường hợp rong huyết do nhiễm khuẩn. Biểu hiện rong huyết nhiều, màu đỏ tím, dính nhớt. Nếu nặng về thấp thì sắc mặt cáu vàng, miệng nhớt dính, tiểu tiện ít, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch nhu hoạt. Nếu nặng về nhiệt thì mình nóng, tự đổ mồ hôi, tâm phiền, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô nhớt. Mạch trầm sác. Phép chữa: thanh nhiệt, táo thấp. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Nếu thiên về nhiệt dùng Hoàng liên giải độc thang: hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, chi tử sao 10g. Sắc uống nguội ngày 1 thang.
Bài 2: Nếu thiên về thấp, dùng Điều kinh thăng dương trừ thấp thang: Khương hoạt 8g, thăng ma 8g, sài hồ 8g, cảo bản 6g, thương truật 8g, hoàng kỳ 8g, phòng phong 8g, cam thảo 4g, mạn kinh tử 6g, độc hoạt 6g, đương quy 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Khí uất: Biểu hiện đột nhiên ra huyết hoặc ra dầm dề không dứt, có huyết cục, bụng dưới đau lan ra mạn sườn, hay cáu giận, thở dài, rêu lưỡi dày. Mạch huyền. Phép chữa: điều khí, giải uất. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Hương phụ 8g, bạch truật 8g, đảng sâm 12g, xuyên khung 8g, chỉ xác 6g, cỏ nhọ nồi 16g, thục địa 12g, bồ hoàng 12g. Sắc uống ngày 1 thang
Bài 2: Thục địa 8g, bạch thược, xuyên khung, đương quy đều 12g hương phụ 8g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 8g, địa du 8g, bồ hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hư chứng: Do khí hư, dương hư, âm hư.
Khí hư: Do lao động nhiều, dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến khí ở tỳ, phế không nhiếp được huyết. Hoặc lo nghĩ quá độ ảnh hưởng đến tâm, tỳ. Biểu hiện: đột nhiên ra huyết nhiều hoặc ít mà không ngừng, màu đỏ nhạt, người mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói, không muốn ăn, đại tiện lỏng, sợ lạnh, ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Mạch hư tế. Phép chữa: bổ khí, liễm huyết. Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Hoàng kỳ 12g, nhân sâm 8g, đương quy 4g, bạch truật 8g, cam thảo 6g, trần bì 4g, thăng ma 2g, sài hồ 4g, huyết dư (tóc rối đốt cháy) 6g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Bạch truật, nhân sâm, hoàng kỳ, phục thần, đương quy, toan táo nhân, chích thảo đều 4g viễn chí 2g, mộc hương 2g, long nhãn nhục 5 quả, sinh khương 3 lát, đại táo 4 quả, huyết dư 6g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, thăng ma 8g, huyết dư 6g, ô tặc cốt 12g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu dùng các bài thuốc trên mà rong huyết chưa dứt thì dùng bài Cố bản chỉ băng thang: Đảng sâm 12g, thục địa 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, gừng khô nướng cháy 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Dương hư: Do khí hư lâu ngày làm tổn thương dương khí của mệnh môn hỏa (thận dương) làm tử cung hư hàn, không điều hòa được mạch xung, nhân. Biểu hiện băng huyết rong huyết lâu ngày, sắc mặt vàng nhợt hoặc xám, bụng dưới và ngang rốn lạnh đau, đau eo lưng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, thích chườm nóng. Mạch trầm trì, tế, nhược. Phép chữa: ôn bổ thận dương. Dùng bài thuốc: Thục địa 16g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, a giao 8g, ngải cứu 12g, phụ tử chế 8g, gừng khô nướng cháy 6g, cao sừng hươu 12g.
Âm hư: âm hư gây tân dịch và âm huyết giảm sút, làm thương tổn hai mạch xung, nhâm nên rong huyết. Biểu hiện: băng huyết, rong huyết nhiều, màu đỏ sẫm, người gầy yếu, đầu choáng, ù tai, họng khô miệng ráo, tâm phiền, lưng đau, lòng bàn tay nóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi tróc, thường nóng về chiều (triều nhiệt). Mạch hư, tế, sác. Phép chữa: bổ âm, liễm huyết.
Bài thuốc: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, đơn bì 8g, trạch tả 8g ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu lâu ngày âm hư gây huyết hư thì dùng: Thục địa 12g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, a giao 8g, ngải cứu 8g, quy bản 8g, thạch hộc 8g, nữ trinh tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Lương y Minh Chánh
SK&ĐS
Ăn chuối khỏi bệnh, khỏe người
Nếu bạn bị cao huyết áp, loét dạ dày, ngứa da, sỏi thận,... thì quả chuối chính là một dược liệu thiên nhiên có thể hỗ trợ trị liệu rất hiệu quả với các bài thuốc cụ thể dưới đây:
Phòng chữa cao huyết áp: hàng ngày cần ăn 3 lần, mỗi lần ăn từ 1 - 2 quả chuối chín. Cần ăn liền trong 2 tháng.
Chữa trị loét dạ dày: lấy quả chuối xanh phơi khô trong râm hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột. Ngày uống 2 lần vào lúc không no cũng không đói lắm, mỗi lần 1 thìa canh hòa với nước ấm.
Trị hắc lào: dùng quả chuối xanh vừa mới bẻ trên buồng chuối, cắt ngang quả chuối để nhựa tiết ra thì chấm xát vào nơi hắc lào sau khi đã rửa sạch và lau khô. Ngày chấm xát 4 - 5 lần.
Trị ngứa da: dùng vỏ chuối tiêu sắc lấy nước rửa hàng ngày. Mỗi ngày rửa 2 - 3 lần.
Trị tay chân nứt nẻ: dùng chuối tiêu chín 1 quả (chín nhừ càng tốt), sau sấy nóng. Hàng ngày vào buổi tối rửa chân tay bằng nước ấm, rồi lấy chuối đã sấy nóng xát vào nơi chân tay bị nứt nẻ, làm liên tục nhiều lần sẽ khỏi.
Trị táo bón: hàng ngày ăn 250g quả chuối tiêu chín vào trước lúc đi ngủ.
Chữa sỏi thận: lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hàng ngày như nước trà, uống liền 2 - 3 tháng cho kết quả khá tốt.
Chữa đái tháo đường: đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã nghiên cứu cải tiến: cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nilon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt. Hoặc cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.
Phòng trị chứng béo phì: dùng món chuối nướng. Cách làm chỉ cần chuẩn bị một quả chuối tiêu đã chín, bóc vỏ cắt đôi ra. Sau đó rải tờ giấy bạc hoặc loại giấy thiếc chuyên dụng nướng thức ăn đặt chuối vào trong rồi gói lại. Đặt gói chuối lên chảo đáy bằng, đun nhỏ lửa cho gói chuối không cháy. Nướng độ 2 phút khi ngửi thấy mùi chuối chín thì lật sang mặt sau và cũng nướng trong vòng 2 phút là được. Một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Món chuối tiêu nướng có thể làm sạch máu, giúp vi khuẩn có ích trong ruột tăng, mặt khác là do chuối tiêu nướng có vị đậm, ăn xong thường người ta không thèm của ngọt nữa nên có công hiệu làm giảm béo, kể cả sau sinh.
Trong 100g chuối chín có: glucid 26,1g, protein 1,2g, lipid 0,3g, tro 0,8g, Ca 12mg, P 32mg, Fe 0,8mg, vitamin A (-caroten) 225g, vitamin B1 0,03mg, vitamin C 14mg. Ngoài ra còn có Mg, Na, S, Zn... Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt. 100g chuối cung cấp cho cơ thể 100 kcal và dễ tiêu hóa. Mặt khác, trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, chuối còn là nguồn cung cấp fructooligosaccharides, một chất quan trọng để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn.
Chữa bạch đới ở nữ: lấy rễ chuối tiêu 250g, thịt lợn 120g. Cho hai thứ vào hầm lấy nước uống trong ngày.
Chữa tóc rụng nhiều: dùng nước nhựa trắng trong của cây chuối tiêu (ba tiêu du) để hàng ngày bôi vào vùng da đầu (chân tóc), sẽ có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng và có thể giúp các vùng da bị tóc rụng sẽ mọc trở lại. Mỗi ngày cần bôi 30ml nhựa này.
Giải độc các thực phẩm: kinh nghiệm cho thấy sử dụng chuối xanh thái mỏng ăn chung với các loại rau sống, thịt, cá có thể giải được chất độc có trong các thực phẩm này.
Chữa rong kinh: lấy chuối tiêu xanh 7 quả, gọt vỏ xắt mỏng, phơi khô, sao cháy, tán bột. Dùng nhọ nồi (cạo ở đít nồi đun than, củi) 15g, sau trộn chung 2 thứ cất sử dụng dần. Mỗi lần uống 2 muỗng cà phê uống với nước nóng vào khi bụng đói. Ngày uống 3 lần.
Theo BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
SK&ĐS
Viên thuốc làm thay đổi thế giới Từ khi ra đời, thuốc viên tránh thai đã đưa người phụ nữ vào một kỷ nguyên mới, thậm chí sự ra đời của nó đến nay được nhiều người ví von là "50 năm trao quyền cho phụ nữ". Tại Hoa Kỳ, sự ra đời của thuốc viên tránh thai có liên quan đến sự gia tăng có ý nghĩa về tỉ...