Trị mụn cám nhanh bằng hỗn hợp muối – chanh – mật ong
Mụn cám là vấn đề rất phổ biến của nhiều cô gái sống ở những vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường nhiều ô nhiễm như Việt Nam. Với công thức dễ làm sau đây, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ số mụn cám đáng ghét mà không cần dùng bất kỳ loại mỹ phẩm hóa học nào cả.
Mụn cám tuy không nguy hiểm như mụn bọc hay mụn mủ, nhưng nó cũng khiến làn da bạn bị sần sùi, không láng mịn và kém sắc. Mụn cám rất khó trị dứt, nhưng bạn có thể hạn chế sự xuất hiện của nó bằng các cách sau:
1. Giữ vệ sinh da sạch sẽ
Việc đầu tiên để hạn chế mụn cám là bạn cần giữ da luôn sạch sẽ. Mỗi ngày, sau khi rửa mặt bạn có thể lau da bằng nước muối loãng rồi mới sử dụng các bước dưỡng ẩm.
2. Đeo khẩu trang khi ra đường
Với một không gian nhiều ô nhiễm như đường phố Việt Nam, bạn cần che chắn và đeo khẩu trang cẩn thận khi ra đường để tránh chất bẩn bít lỗ chân lông gây ra mụn cám. Khẩu trang không những bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời mà còn giúp da sạch hơn.
3. Tẩy trang cẩn thận
Một việc cũng quan trọng không kém là bạn phải tẩy trang cẩn thận vào buổi tối trước khi đi ngủ cho dù bạn không trang điểm mà chỉ dùng kem chống nắng. Có rất nhiều loại tẩy trang khác nhau nhưng tẩy trang dạng dầu vẫn là sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều loại da.
4. Trị mụn bằng các hỗn hợp thiên nhiên
Video đang HOT
Mụn cám không thể loại bỏ mãi mãi, tuy nhiên chúng ta có thể kết hợp tẩy tế bào chết với một công thức tự nhiên, đồng thời cuốn bay mụn cám đó là hỗn hợp chanh, muối và mật ong.
Cách làm:
Trộn 2 muỗng canh muối xay mịn, mật ong và vài giọt nước cốt chanh với nhau thành một hỗn hợp sền sệt. Bạn có thể thêm một chút dầu olive nếu da có xu hướng thiên khô. Sau khi rửa mặt với nước sạch, hãy lấy một chút hỗn hợp muối mật ong, mát xa nhẹ lên vùng da nhiều mụn cám như cánh mũi, cằm rồi rửa với nước ấm. Thực hiện liệu pháp này 2 lần một tuần, bạn sẽ thấy mụn cám giảm rõ rệt.
Chú ý:
Để chắc chắn da bạn không bị dị ứng với hỗn hợp, hãy thử trước với vùng da mặt trong cổ tay. Nếu thấy ổn, hãy dùng cho cả khuôn mặt. Không chà xát da quá mạnh vì vùng da mặt rất mỏng manh.
Theo phunuvagiadinh
Các yếu tố gây nên mụn trứng cá ít ai ngờ
Có những yếu tố khiến bạn bị mụn tái đi tái lại ít ai ngờ. Cùng nghe chuyên gia về da liễu, BS Phạm Thị Bích Na chia sẻ về những nguyên nhân gây mụn mà chúng ta nên phòng tránh.
Ths, BS da liễu Phạm Thị Bích Na
1/ Nội tiết tố (hormon)
Hormon đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết.
Có thể nhận thấy rằng phần lớn mụn trứng cá cải thiện một cách tự nhiên sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hormon, mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể xuất hiện ở phụ nữ bị mắc các vấn đề liên quan đến nội tiết như hội chứng đa nang buồng trứng, hoặc khi mang thai, khi cơ thể căng thẳng mất ngủ thường xuyên...
2/ Gen di truyền
Gen cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người. Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của họ mắc phải cũng sẽ cao hơn.
Tương tự, nếu cha mẹ có mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành, con cái của họ cũng có nhiều khả năng gặp điều tương tự.
3/ Vi khuẩn
Sự sản xuất bã nhờn dư thừa trên da tạo một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn mụn trứng cá (P.acnes) sinh sôi nảy nở. Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm và sự hình thành của các sẩn đỏ hoặc mụn mủ trên da. Nặng hơn là các nang, nốt, đường hầm... gây mất thẩm mỹ và dễ để lại di chứng sau mụn (sọ thâm, sẹo lõm...)
4/ Thuốc
Các loại thuốc như steroid, một số loại kháng sinh hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người.
5/ Các yếu tố khác
Có rất nhiều những suy đoán liên quan đến mụn trứng cá, hầu hết đều đổ lỗi cho người bị mụn - chẳng hạn như nguyên nhân của mụn trứng cá là do da bẩn, vệ sinh kém hoặc ăn uống không điều độ, hay mụn trứng cá là bệnh truyền nhiễm. Những suy đoán này đôi khi không đúng với sự thật, và thậm chí có thể gây nên những lo âu không đáng có cho người bệnh vốn đã thiếu tự tin.
Mặc dù không phải là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, một số yếu tố sau đây có khả năng khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn:
- Chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột)
- Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa
- Chế độ ăn nhiều dầu mỡ
- Hút thuốc lá
- Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
- Vệ sinh da quá mức với những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh khiến da bị kích ứng và tổn thương hàng rào bảo vệ da làm mụn nặng hơn.
Việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ da liễu trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá là rất quan trọng, kể cả đối với những triệu chứng nhẹ, bởi các liệu pháp y tế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn và những hậu quả về sau (ví dụ như sẹo mụn, vết thâm...). Nên n hớ rằng chữa trị càng sớm và đúng cách, càng tăng cao khả năng kiểm soát mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa sự tái phát về sau, các bạn nhé!
Theo phunuvagiadinh
Mỗi loại mụn có một công thức điều trị khác nhau Mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn cám... cần có công thức điều trị khác nhau nhé! Trị mụn trứng cá bằng đá lạnh Đá lạnh sẽ trị mụn trứng cá rất tốt. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng một trong những cách để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, dầu chính là cách làm đóng băng lỗ chân lông. Thoa đá...