Trị giời leo bằng cây lá thuốc Nam
Thuốc đắp ngoài da, nhất là những cây thuốc Nam có sẵn trong vườn nhà như rau sam, lá sung, lá cây xấu hổ, mơ lông… rất hiệu quả với bệnh giời leo.
Zona (dân gian gọi là giời leo) là bệnh do virút gây phát ban và đau đớn. Bệnh zona là do virút varicella-zoster – cùng một loại virút gây bệnh thủy đậu. Sau khi đã bị bệnh thủy đậu, virút này nằm bất động trong mô thần kinh gần tủy sống và não. Nhiều năm sau, virút có thể kích hoạt lại gây bệnh zona. Điều trị theo Tây y gồm có thuốc kháng virút (nên bắt đầu điều trị sớm trong vòng 72 giờ phát bệnh).
Theo Đông y, bệnh zona nằm trong phạm trù bệnh ngoại khoa. Trong các y văn cổ có ghi lại, bệnh zona có rất nhiều tên gọi khác nhau như: hỏa đái sang, triền yên hỏa đơn, tri thù sang hay xà xuyên sang… Những tên gọi này được đặt theo vị trí, đặc điểm và hình thái của bệnh zona. Ngoài điều trị thuốc uống, châm cứu thì Đông y còn thuốc đắp ngoài da cũng rất hiệu quả, nhất là những cây thuốc Nam có sẵn trong vườn nhà.
Rau sam
Rau sam có thể sử dụng làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh. Sách Nam dược thần hiệu – Tuệ Tĩnh cho rằng rau sam vị chua, không độc, chữa trị ghẻ lở, sát khuẩn, tiêu sưng, trị mắt mờ, hòn cục trong bụng và lỵ. Theo Y học cổ truyền rau sam có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc hữu hiệu.
Có thể áp dụng cách chữa bệnh zona thần kinh bằng rau sam như sau: chỉ cần rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt, thêm một chút băng phiến hoặc sáp ong trộn đều, thoa lên khu vực da bị zona, 3 – 4 lần/ ngày. Có thể sử dụng lá đại bi để thay thế băng phiến.
Hoặc bệnh nhân có thể sắc lá rau sam với ý dĩ nấu lấy nước uống trị bệnh hiệu quả.
Lá sung
Sung có vị ngọt, hơi chát tính mát; có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thũng, tiêu viêm, sát trùng, bổ máu.
Video đang HOT
Dùng lá sung non giã nhỏ xát vào sẽ làm bong vảy ( Nam dược thần hiệu). Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy lá sung và rửa sạch, cắt nhỏ, thêm 1 chút dấm ăn, đắp lên vùng bị bệnh. Khi thuốc khô lại thay đợt khác. Sau 1 – 2 ngày, những vết zona sẽ khô dần và khỏi hẳn.
Rau dừa nước
Theo y học cổ truyền, rau dừa có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, nhuận trường, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, sỏi mật, sỏi tiết niệu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, lở ngứa, mụn nhọt, ápxe… dùng dưới dạng cây tươi hoặc phơi khô.
Hãy lấy rau dừa nước tươi, rửa sạch và giã nát vắt lấy nước cốt, sau đó trộn với bột gạo nếp và đắp vào nơi bị zona.
Lá cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thả. Cây xấu hổ là cây thuốc quý đã được nghiên cứu nhiều cho thấy có tác dụng giảm đau, giải độc và ức chế thần kinh trung ương.
Để chữa zona chỉ cần lấy một nắm lá cây xấu hổ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, chỉ sau 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
Mơ lông
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công năng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
Chỉ cần dùng cành lá mơ leo, giã nát đắp vào vùng bị bệnh. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra phải đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cho những vùng da này để tránh nhiễm trùng.
Tuy nhiên những vị thuốc Đông y chữa bệnh zona thần kinh này chỉ để tham khảo, khi bệnh nhẹ chưa có bội nhiễm. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đầy đủ.
Bệnh nhân bị zona thần kinh nên tránh ăn đồ cay nóng, đồ cay và đồ uống có cồn, chất kích thích. Bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc và nước cam chanh, ăn nhiều rau quả giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
BS. Lê Thị Ngọc Diệp
Theo Sức khỏe & Đời sống
4 loại rau bà bầu phải kiêng cữ bởi có hại cho thai nhi
Rau ngót, rau sam, chùm ngây, rau chân vịt không tốt cho thai phụ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung, khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của bà bầu bởi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên có một số loại rau thai phụ không nên ăn nếu không muốn làm hại đến con.
Dưới đây là bốn loại rau bà bầu cần tránh:
Thai phụ được khuyến cáo là có một số loại rau ăn không tốt cho thai kỳ.
Rau ngót
Dân gian truyền rằng bà bầu không nên ăn rau ngót. Thực tế nếu thai phụ ăn một lượng lớn rau ngót, tử cung sẽ co bóp dữ dội làm động thai, sảy thai, nhất là ở ba tháng đầu thai kỳ. Trong những tháng cuối thai kỳ và sau sinh, bà mẹ ăn một lượng nhất định rau ngót là nạp đủ lượng đạm cần thiết và tử cung sạch hơn.
Rau sam
Sam là loại rau dân dã, hàm lượng dinh dưỡng khá cao và dược liệu tốt. Tuy nhiên rau sam có thuộc tính hàn quá cao, giải độc, trừ giun sán nên gây kích thích mạnh đến tử cung. Khi ăn, tử cung co bóp dễ dẫn đến sảy thai, sinh non và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Rau chùm ngây
Đây là loại rau ngót Nhật, cùng họ với rau ngót và cũng được khuyên không nên sử dụng cho mẹ bầu. Rau chứa một hợp chất có tác dụng làm co cơ trơn tử cung gây sảy thai, sinh non.
Rau bó xôi (rau chân vịt, rau bina)
Hàm lượng sắt trong cải bó xôi khá cao nhưng nghiên cứu mới cho thấy rau còn chứa nhiều axit oxalic khiến cơ thể không hấp thu được chất sắt. Do đó, bà bầu ăn nhiều rau bó xôi thì tình trạng thiếu máu ngày càng nặng thêm. Tuy nhiên nếu ăn một lượng vừa phải kèm thêm những món hỗ trợ hấp thu sắt như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C khác thì lại giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Cao Khẩm
Theo vnexpress.net
Bé trai bị nhiễm khuẩn huyết do biến chứng thủy đậu Bé 12 tuổi (Hà Giang) xuất hiện mụn mủ toàn thân do thủy đậu bội nhiễm, nhiễm khuẩn huyết bởi tụ cầu vàng. Bệnh nhi được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) do đau bụng âm ỉ, đau ngực từng cơn, da toàn thân nhiều mụn mủ chảy dịch lẫn máu, đau và ngứa rất nhiều. Người...