Trị gai đôi cột sống cực hiệu nghiệm bằng hạt đu đủ
Bị gai đôi cột sống có ảnh hưởng vô cùng lớn tới cuộc sống của bạn, vì vậy hãy áp dụng bài thuốc dân gian trị căn bệnh này bằng hạt đu đủ nhé!
Trị gai đôi cột sống cực hiệu nghiệm bằng hạt đu đủ.
Gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh của cột sống, vị trí hay gặp là vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Người bị gai đôi cột sống có thể không có biểu hiện gì, cũng có thể đau mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt đau cấp.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, gai đôi còn thúc đẩy thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ người bị gai đôi và bị đau lưng là bị thoát vị đĩa đệm.
Nếu bạn mắc phải căn bệnh này, sẽ luôn ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc cũng như mọi hoạt động thường ngày. Một bài thuốc dân gian đã có tác dụng với rất nhiều người trong điều trị gai cột sống. Đó là bài thuốc trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín.
Theo trung dược đại từ điển, đu đủ chứa một loại kẽm có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng diệt khuẩn. Men protein trong đu đủ giúp tiêu nó protein, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mãn tính, chân gối mỏi… Ngoài ra lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định.
Bài thuốc điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ:
Video đang HOT
Bước 1: Lấy 1 ly nhỏ hạt đu đủ chín (cao khoảng 5cm, miệng rộng khoảng 2cm-3cm, đích ly nhỏ, tôi tả theo dáng cái ly mà người bác chỉ bài thuốc đưa tôi xem). Nhớ lấy hạt chín thôi nha (hạt chín thường có màu đen đen).
Bước 2: Bỏ hạt chín vào miếng vải mùng bóp nhè nhẹ cho dập màng nước, bỏ lớp màng đó đi, sau đó thấm bớt nước, nhưng nhớ để hạt hơi ẩm ẩm chứ đừng để hạt khô quá.
Bước 3: Giã hạt đu đủ cho nát, nằm úp xuống và đặt 1 miếng vải mùng lên chỗ đốt sống lưng bị gai (nên chụp X-Quang để biết chính xác mình bị ở đốt sống lưng thứ mấy, nếu người nào không chụp X-Quang thì đặt hạt đu đủ ở chỗ bị đau), rồi bỏ hạt đu đủ lên, sau đó lấy một mảnh vải mùng dài cột chặt lại cho khỏi rớt.
Nằm khoảng 15 phút, sau đó đắp lớp thứ 2. Lưu ý là khi đắp sẽ có cái cảm giác rứt rứt ở da do nước hạt đu đủ thấm vào da.
Hàng ngày cứ đắp như vậy khoảng 1 tháng. Sau đó tùy theo tình hình bệnh mà tiếp tục thêm vài ngày hay ngưng hẳn.
Theo Khỏe và đẹp
Gai cột sống, khi nào cần điều trị?
Mỗi ngày, có 300 - 400 bệnh nhân (BN) tới Bệnh viện Chợ Rẫy khám các bệnh lý cơ xương khớp, trong số đó khoảng 1/3 BN có liên quan tới thoái hóa khớp và gai cột sống.
Ảnh minh họa: Internet
Biến chứng vẹo, gù cột sống
Các BN khám gai cột sống chủ yếu từ 50 tuổi trở lên, những người do tính chất công việc phải bưng bê mang vác nặng, hoặc phải đứng, ngồi lâu một tư thế, nữ gặp nhiều hơn nam (có thể do sự khác biệt về giới, các yếu tố nội tiết, thói quen sinh hoạt...). Người càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh này. Tuy nhiên, gai cột sống cũng có thể do di truyền.
TS-BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết: gai cột sống là một biểu hiện của thoái hóa cột sống, và cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng, đau cột sống cổ. Khi lớp sụn đĩa đệm giữa các đốt sống bị mất hoặc giảm chức năng dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá mức, sẽ hình thành các gai xương ngoài rìa thân đốt sống.
Theo TS-BS Khoa, không phải ai bị gai cột sống cũng có triệu chứng. Và nếu có triệu chứng thì cũng tùy mỗi vị trí mà người bệnh cảm thấy đau khác nhau. Với bệnh lý này, không phải lúc nào cũng cần thiết phải điều trị, chỉ can thiệp khi có triệu chứng hoặc gây ra những biến chứng nghiêm trọng
Nếu gai cột sống thắt lưng thì BN có thể thấy đau tập trung ở giữa thắt lưng hay lan tỏa xuống vùng hông. Hầu hết BN có cơn đau thắt lưng ở mức độ thấp và chịu đựng được (mạn tính), dù thỉnh thoảng có cơn đau dữ dội kéo dài vài ngày ảnh hưởng tới đi đứng, hạn chế vận động. Với cơn đau mạn tính, BN đau nhiều hơn khi vận động, cơn đau sẽ giảm bớt lúc nghỉ ngơi.
Nếu gai cột sống xảy ra ở vùng cổ, BN thường đau sau gáy, đau hai bên vai. Một số BN bị gai cột sống cổ có thể bị đau buốt kéo lên đỉnh đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ. Gai cột sống cổ nặng, đặc biệt khi kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ, có thể chèn ép các rễ thần kinh, gây đau, tê lan xuống vai, cánh cẳng tay.
Trường hợp BN ban đầu chỉ cảm thấy đau vùng thắt lưng, nhưng lâu dài cơn đau lan xuống mông, chân, hoặc đang đau vùng cổ, vai bỗng cơn đau lan xuống cánh tay thì có thể tổn thương đã chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống.
Nếu chủ quan không điều trị, về lâu dài BN có thể bị biến chứng vẹo, gù cột sống và nếu có chèn ép rễ dây thần kinh cột sống kéo dài sẽ gây yếu cơ, teo cơ ở tay hoặc chân.
Chỉ phẫu thuật khi tổn thương chèn ép nặng
Đối với gai cột sống, TS-BS Khoa cho rằng chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm chậm bớt quá trình thoái hóa, giúp BN sống chung với bệnh.
Cụ thể, BN bị đau, sẽ được cho uống thuốc giảm đau, kết hợp tập vật lý trị liệu. Trường hợp đau gây ra co cứng cơ thì bác sĩ sẽ cho thêm thuốc uống có tác dụng dãn cơ.
"Gai cột sống hiếm khi can thiệp ngoại khoa, trừ trường hợp BN bị biến chứng gây thoát vị đĩa đệm nặng, tổn thương gây chèn ép rễ dây thần kinh. Lúc này phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép, chỉnh hình lại...", TS-BS Khoa nói.
Để hạn chế bị gai cột sống cũng như thoái hóa khớp và cột sống nói chung, không nên vận động, bưng vác quá sức; khi bê nhấc vật nặng, tránh cúi gập lưng. Không nên ngồi lâu trong tư thế không dựa lưng, thiếu điểm tựa. Các bài tập thể dục cột sống cổ, thắt lưng hay những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội sẽ hữu ích, giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Cần cố gắng giữ cân nặng lý tưởng, bởi các nghiên cứu cho thấy những người tăng cân, béo phì có nguy cơ bị các bệnh lý thoái hóa cao hơn bình thường.
BS Khoa lưu ý, đau lưng không chỉ là biểu hiện của bệnh lý gai cột sống mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm cột sống (do bệnh tự miễn, do vi trùng, do lao), hay loãng xương (làm gãy lún các đốt sống). Đau lưng cũng có thể do các bệnh lý ác tính di căn đến cột sống. Bởi vậy, khi bị đau lưng mà kèm theo sốt, sụt cân, thiếu máu, bí tiêu tiểu, yếu tay chân thì đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Theo Phunuonline
Người mang các bệnh sau phải cực kỳ thận trọng khi ăn ớt, ăn cay Thói quen ăn ớt, ăn cay có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số lại bệnh thì ớt lại là khắc tinh cần phải hạn chế ăn hoặc tuyệt đối không nên động vào. Trái ớt chứa nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin E, A, K, B1, B2, beta-carotein, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng... Đặc biệt...