Trị chứng đau lưng sau “động phòng”
Không hiếm người, kể cả những đấng mày râu còn trẻ tuổi, sau khi sinh hoạt tình dục bị lâm vào tình trạng đau lưng rất khó tả.
Theo y học hiện đại, nguyên nhân có thể là do tư thế sinh hoạt không hợp lý, thời gian và cường độ sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng thắt lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột từ đó phát sinh chứng đau lưng.
Điều này càng dễ xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trên đường của quá trình thoái hóa. Theo y học cổ truyền, lưng là phủ của thận (tất nhiên là tạng thận theo quan niệm của Đông y), tất cả các bệnh của thận đều được phản ánh bởi các triệu chứng ở vùng lưng.
Nếu thận khí hư suy, khi phòng sự hàn thấp thừa cơ xâm nhập; nếu phòng sự quá độ hoặc sinh hoạt tình dục khi cơ thể mệt mỏi quá mức vì các nguyên nhân khác nhau sẽ khiến cho thận tinh hao tán, tinh khí bất túc từ đó mà dẫn đến chứng yêu thống. Vậy phải làm gì khi lâm vào tình trạng bất ổn này?
Trước hết, cần phải nằm nghỉ trên giường, toàn thân và tâm trí thả lỏng. Có thể nhờ người khác hoặc tự mình lấy dầu nóng xoa vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng hai bàn tay xát dọc hai bên cột sống theo chiều lên xuống trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Tiếp đó, dùng ngón tay giữa day ấn các mỏm gai đốt sống thắt lưng với một lực tương đối mạnh trong 1 phút.
Ngồi dậy ở tư thế thẳng lưng, cẳng chân vuông góc với đùi. Dùng các ngón tay day nhẹ vùng thắt lưng để tìm điểm đau nhất rồi dùng ngón tay giữa day ấn trong 1 phút với một lực tương đối mạnh. Tiếp đó, đặt hai bàn tay ôm lấy eo lưng, ngón cái ở phía lưng, các ngón còn lại ở phía bụng (tư thế chống nạnh) rồi dùng hai ngón tay cái day bấm mạnh vào khối cơ lưng trong 1 phút, vừa day vừa nhẹ nhàng cúi ngửa cột sống thắt lưng với biên độ tăng dần.
Cuối cùng, có thể dùng một trong những chế phẩm tự chế như: ngũ gia bì và đỗ trọng lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g với rượu nhạt hâm nóng, tiểu hồi hương 9g, đậu đen 500g, hai thứ sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 9g với rượu nhạt ; bồ dục lợn 1 đôi làm sạch, thái miếng đem hầm với đỗ trọng 20g, hạt tiêu 14 hạt, ăn nóng.
Để dự phòng tình trạng này cần chú ý phòng dục điều độ, không sinh hoạt trong trạng thái quá mệt mỏi, căng thẳng về tinh thần, say rượu bia… Khi sinh hoạt cần lựa chọn tư thế, cường độ và thời gian thích hợp. Nếu tình trạng đau lưng tái diễn nhiều lần, nhất thiết phải đi khám bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc cũng như những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Video đang HOT
Theo VNE
6 việc có thể khiến bạn phấn chấn và không bao giờ kiệt sức
Bạn cần phải học cách để sắp xếp quỹ thời gian của mình, khả năng và giới hạn của bản thân trong mọi việc để thực hiện một cách hợp lý, tránh tình trạng kiệt sức.
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta buộc phải gồng mình để bắt kịp nhịp độ của mọi sinh hoạt, xã hội. Và kiệt sức là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe mà mỗi chúng ta đang có nguy cơ đối diện hàng ngày.
Ngoài việc gây tổn hại đến sức khỏe, suy kiệt cũng là kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình, thậm chí dẫn đến các vết nứt trong mối quan hệ cá nhân của mỗi người. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn phấn chấn hơn và ngăn chặn cơ thể kiệt sức.
1. Quản lý thời gian của bạn thật tốt
Quản lý thời gian hiệu quả là chìa khóa để ngăn chặn cơ thể bị kiệt sức. Bạn cần phải học cách để sắp xếp quỹ thời gian vốn có của mình cho các công việc cần thực hiện một cách hợp lý.
Học cách ủy thác công việc cho những người phù hợp hơn thay vì bạn ôm đồm tất cả. Hãy ưu tiên những công việc của bạn và không cố gắng làm tất cả mọi thứ cùng một lúc.
Nếu bạn quản lý thời gian của bạn đúng cách, chắc chắn bạn sẽ không rơi vào tình trạng kiệt sức vào cuối mỗi ngày. Và như thế hiệu quả công việc của bạn luôn cao, đồng thời bạn cũng giữ được sức khỏe cho bản thân và luôn phấn trấn, tươi tỉnh.
Ảnh minh họa
2. Học cách nói "Không"
Đây có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất và quan trọng nhất đối với mỗi người. Bởi để làm được điều này, bạn cần phải nhận thức đầy đủ khả năng và giới hạn của mình. Và điều này cũng giúp bạn tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, kiệt sức.
Bạn chú ý không né tránh những việc mình có thể xử lý dễ dàng nhưng lại chấp nhận lao vào những việc mà bạn có những hạn chế cả về trí và lực. Nếu bạn cảm thấy mình không đủ khả năng để hoàn thành một việc gì đó trong khoảng thời gian nhất định, hãy nói cho cấp trên của bạn biết.
Còn ngược lại nếu bạn vội vã chấp nhận nhiệm vụ ngoài khả năng của mình thì nó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng công việc mà còn liên đới tới cả sức khỏe của bạn.
Do đó, đừng tạo gánh nặng cho bản thân bằng việc ép mình làm những việc ngoài tầm kiểm soát. Chỉ có như vậy bạn mới tránh khỏi tình trạng stress, mệt mỏi, dẫn đến kiệt sức.
3. Có mục tiêu thực tế
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những kỳ vọng và mục tiêu đặt ra cho bản thân để chứng minh năng lực và đảm bảo kinh tế cho cuộc sống. Tuy nhiên nếu bạn ràng buộc mình vào những hoạch định xa vời, bất khả thi thì có thể sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động cũng như sức khỏe của bạn. Bạn nên biết rằng, con người sinh ra không phải hoàn hảo để làm tốt được tất cả mọi thứ. Nhận thức được những điểm yếu của mình và chấp nhận chúng là dấu hiệu của sức mạnh bền bỉ.
Nếu bạn quá khắc nghiệt với bản thân thì bạn sẽ nhanh chóng ngã quỵ. Vì thế, hãy suy nghĩ về những mục tiêu thực tế, trước mắt và nhìn thấy được kết quả để tránh rơi vào trạng thái tâm lý mệt mỏi, suy kiệt.
4. Có cuộc sống ngoài công việc
Điều này là vô cùng quan trọng để bạn có một cuộc sống xã hội lành mạnh, một thế giới mà bạn có thể thoát ra sau khi rời khỏi văn phòng. Một cuộc sống vui vẻ ngoài công việc: Ở bên cạnh người bạn đời, liên lạc, gặp gỡ bạn bè, người thân - những người có cái nhìn tích cực đối với cuộc sống sẽ giúp tinh thần bạn luôn thư thái, vui vẻ.
Bạn sẽ ngừng suy nghĩ về công việc sau những giờ cống hiến năng lực, trí óc tại văn phòng. Như thế cơ thể bạn sẽ giải tỏa mọi mệt mỏi và được phục hồi cho ngày làm việc tiếp theo.
Ảnh minh họa
5. Giữ cho mình đủ sức khỏe
Việc giữ sức khỏe cho bản thân chính là một cách để bạn đối phó lại những áp lực của cuộc sống, tránh mệt mỏi, căng thẳng... Do đó, bạn hãy cố gắng giữ cho bản thân tràn đầy sinh lực bằng cách ăn uống tốt, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, và có một đêm ngon giấc.
Ngoài ra, tránh xem TV quá nhiều sau khi bạn trở về nhà từ nơi làm việc. Bạn nên nhớ rằng chỉ khi bạn khỏe mạnh bạn mới có đủ sức lực và sự minh mẫn để hoàn thành mọi mục tiêu.
6. Lắng nghe cơ thể của bạn
Khi bạn có dấu hiệu kiệt sức, cơ thể sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi, ủ rũ và mất kiên nhẫn với tất cả mọi thứ. Bạn cũng có thể giảm cảm giác thèm ăn và khó ngủ hơn. Nếu bạn nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu đó thì chúng đang muốn "nhắn nhủ" với bạn rằng bạn cần phải được nghỉ ngơi nếu không sẽ gục ngã.
Theo TTVN
"Chuyện ấy" - thế nào là đủ? Hãy thử tham khảo nghiên cứu dưới đây để biết mình như vậy có gọi là "bình thường" so với các cặp đôi khác không nhé. Theo thống kê của Hiệp hội Khảo sát Tình dục Toàn cầu nhằm phản ánh bức tranh toàn diện về đời sống tình dục, thái độ hành vi quan hệ của những người độ tuổi 16-55 trên...