Trị các bệnh lý tai với bác sỹ người Pháp
Từ 12 đên 23/11/2012, Tiến sĩ – bác sĩ người Pháp Bernard Colin sẽ trực tiếp thăm khám và phẫu thuật điều trị cho các bệnh nhân tại khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện FV.
Là bác sĩ Pháp công tác định kỳ hàng năm với Bênh viên FV, Tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin khá nôi tiêng trong công đông y khoa Viêt Nam vê các ca phâu thuât tai phức tạp.
Trả lại thính lực cho người bệnh
Chị N. T. M. L., sinh năm 1974, ngụ tại Q. PN, TP. HCM, là môt trong sô các bênh nhân đã được bác sĩ Colin phâu thuât tai thành công trong chuyên làm viêc năm ngoái tại Bênh viên FV. Khoảng năm 2010, chị L. bị thủng màn nhĩ tai trái do biên chứng của bênh viêm tai. Chị đã trải qua môt cuôc phâu thuât tai đê vá màn nhĩ nhưng không thành công. Tháng 9/2011, chị tìm đên bác sĩ Colin đê phâu thuât lại.
“Ngay sau ca phâu thuât, tôi cảm nhân sự khác biêt rât rõ. Sau ca phâu thuât trước, tai tôi rât đau, cơn đau dai dẳng đên hơn 10 ngày. Ngược lại, ca phâu thuât do bác sĩ Bernard Colin thực hiên rât nhẹ nhàng, êm ái, thuôc uông cũng ít và sức khỏe phục hôi rât nhanh. Sau ca phâu thuât, tai tôi không chỉ hêt đau nhức mà còn cải thiên thính lực. Tôi rât hài lòng với ca phâu thuât này. Cùng đợt phâu thuât tai với tôi là môt người bác ruôt cũng bị thủng màn nhĩ vì viêm tai và bác cũng rât hài lòng với kêt quả phâu thuât”, chị M. L. cho biêt.
Tiên sĩ – bác sĩ Bernard Colin trong môt ca khám tai năm ngoái
Cũng trong năm ngoái, Tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin phâu thuât điêu trị thành công bênh lý xôp xơ tai cho chị B.K.L, sinh năm 1980, ngụ tại tỉnh Tiên Giang. Trước đó, vào năm 2010, bác sĩ Colin đã phâu thuât điêu trị thành công bênh lý này cho chị ruôt của chị. Chị K.L. hạnh phúc chia sẻ: “Xôp xơ tai vôn là môt bênh lý di truyên nên cả hai chị em tôi đêu bị ám ảnh vê nó. May nhờ bác sĩ Bernard Colin, cả hai chị em đêu tìm lại được thính lực của mình”.
Video đang HOT
Điều trị càng sớm, tai càng mau hồi phục
Theo Tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin, các bệnh lý tai như: viêm tai mãn tính, thủng nhĩ, tổn thương chuỗi xương con dẫn tryền âm thanh… đêu tiêm ân nguy cơ giảm thính lực và thâm chí là điêc. Nêu được điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh, tỷ lê hôi phục thính lực của tai khoảng 90%. Vì vây, bệnh nhân cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghe kém một bên tai giữa nơi đông người hay có nhiều tiếng ồn.
Ngoài các bênh lý trên, bênh xôp xơ tai – môt căn bênh vê tai di truyên, cũng có thê điêu trị thành công bằng phương pháp phâu thuât. Bênh này do chuỗi xương con ở tai giữa, chủ yếu là đế xương bàn đạp, bị xơ cứng gây ra. Tùy mức độ xơ cứng, sự dẫn truyền âm thanh vào màng nhĩ sẽ bị suy giảm nhiều hoặc ít. Bệnh xốp xơ tai hay gặp ở nữ giới và trở nặng hơn trong thời kỳ mang thai, cho con bú. Bệnh tiến triển rất chậm, triệu chứng chủ yếu là nghe kém và ù tai, thường bắt đầu từ một tai, sau đó lan dần ra cả hai tai. Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật thay thế xương bàn đạp. Đây là kỹ thuât mà bác sĩ Bernard Colin thực hiên rât thành công tại Bênh viên FV.
Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa chuyên ngành Tai – Mũi – Họng năm 1980, Tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại Pháp và từng giữ vai trò trưởng khoa Tai – Mũi – Họng tại Bệnh viện St. Luc, Lyon, Pháp, suốt 13 năm. Để đặt hẹn với Tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin, vui lòng liên hệ khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện FV: (08) 54 11 33 41 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 7711.
Khoa Tai – Mũi – Họng là một trong những chuyên khoa nổi bật tại Bệnh viện FV. Mỗi phòng khám tại khoa đều được trang bị đồng thời cả hệ thống nội soi mềm (Olympus, Nhật Bản) và nội soi cứng (Mega, Hàn Quốc). Hai hệ thống nội soi này thích hợp dùng cho cả bệnh nhân người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, khoa còn được trang bị một phòng cách âm đạt chuẩn với hai máy đo thính lực và nhĩ lượng hiện đại.
Với đội ngũ chuyên gia người Việt và Pháp giàu kinh nghiệm, hệ thống chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt và trang thiết bị được đầu tư hiện đại theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, các ca phẫu thuật được thực hiện tại đây – từ đơn giản như trích rạch màng nhĩ đặt grommet cho đến tinh vi phức tạp như phẫu thuật lấy bỏ các khối u sàn sọ – đều đạt tỉ lệ thành công cao.
Vy Vy (Nguồn: Bệnh viện FV)
Theo 24h
Thông điệp sức khỏe khi run người
Run vô căn là triệu chứng khá phổ biến ở người có tuổi. Tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng hiện tượng này có thể gây khó khăn cho sinh hoạt cá nhân và nếu kéo dài vài ngày, đây thực sự là tình trạng bệnh lý cần quan tâm.
Nguyên nhân phổ biến
Chứng run có thể là sự co giật hay cử động nhịp nhàng ngoài ý muốn của một phần cơ thể nào đó. Chúng thường ảnh hưởng đến phần đầu, bàn tay và cánh tay hoặc bàn chân. Một số hiện tượng khác có thể nhận thấy là giọng run run, khó khăn khi cầm bút, uống nước hay khó cầm thìa, đũa khi ăn. Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn cả là ở người trung niên và người già. Cũng có thể đó là tình trạng tạm thời và biến mất sau một thời gian, về mức độ, triệu chứng thỉnh thoảng mới xảy ra hoặc đến và đi liên tục.
Một số nguyên nhân có thể xác định như sau:
Là kết quả của những kích thích về mặt thể chất hay tình cảm, chẳng hạn như kiệt sức hay căng thẳng.
Caffeine và một số loại thuốc có thể gây nên hiện tượng run người ở người nhạy cảm. Tác dụng phụ này có thể kể đến các thuốc như thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm, corticosteroid, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim...
Hay bị run người khi vận động thường nguyên nhân do di truyền và có thể điều trị hết bằng thuốc.
Có thể đây là biểu hiện của một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh như bệnh Parkinson, nghiện rượu, ngộ độc thủy ngân, suy gan.
Nguyên nhân quan trọng khác là rối loạn của phần não chịu trách nhiệm kiểm soát cơ, cụ thể là sau cơn đột quỵ, các bệnh thoái hóa thần kinh, chấn thương não.
Đáng chú ý, nhiều người nhầm lẫn run vô căn với bệnh Parkinson, thực chất có thể phân biệt ở 3 điểm cơ bản: thứ nhất, run vô căn xuất hiện khi bàn tay phải làm việc, còn run do Parkinson rõ rệt nhất khi bàn tay buông thõng hoặc đặt tay trên lòng. Thứ hai, run vô căn không gây ra các vấn đề sức khỏe, trong khi bệnh Parkinson thường đi kèm với tư thế gù, chi cứng, cử động chậm, các vấn đề về giọng nói, giảm trí nhớ. Thứ ba, run vô căn có thể bao gồm cả tay, đầu và giọng nói còn run do Parkinson điển hình chỉ ảnh hưởng đến tay mà không ảnh hưởng đến đầu hoặc giọng nói.
Chẩn đoán và điều trị
Việc chẩn đoán đòi hỏi một cuộc kiểm tra tổng thể. Đầu tiên là các bác sỹ xác định chứng run xảy ra khi phần cơ thể ở tình trạng vận động hay nghỉ ngơi. Sau đó là các xét nghiệm cơ bản về thần kinh để kiểm tra có bị teo yếu cơ hay các vấn đề về phản xạ hay không. Bên cạnh đó, việc kiểm tra máu và nước tiểu sẽ giúp tìm ra những bất thường trong chức năng tuyến giáp và sự trao đổi chất của người bệnh. Việc phát hiện một số hóa chất như asen và thủy ngân cũng có thể lý giải cho triệu chứng run người. Nếu cần, các chuyên gia y tế sẽ yêu cầu xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như chụp CT hay cộng hưởng từ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Chẩn đoán chính xác là tiền đề quan trọng để kiểm soát các triệu chứng run người, cụ thể:
Nếu run người do một tác dụng phụ của thuốc, người bệnh có thể được khuyên chuyển sang dùng thuốc khác, cũng có người mất hẳn triệu chứng run khi giảm liều lượng thuốc.
Người bị run do nghiện ma túy hoặc nghiện rượu cần sự hỗ trợ từ việc cai nghiện. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân run do căng thẳng lo âu có một số giải pháp hữu hiệu như thiền, nghỉ ngơi hợp lý và tránh caffeine, nước chè, thuốc lá.
Đối với chứng run người không rõ nguyên nhân hoặc khó điều trị, có thể khắc phục bằng cách dùng ống hút để uống thay vì cầm cốc, đi giày có đế cao su để tránh trơn trượt và té ngã, thay khuy áo cài bằng các khuy bấm, tập luyện hàng ngày bằng vật lý trị liệu...
Theo Yến Chi (An ninh thủ đô)
Nhịn tiểu có thể vỡ bàng quang Nhịn tiểu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý như nhiễm đường tiết niệu, viêm xương chậu, thậm chí vỡ bàng quang... Người già nhiều khi buồn đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm nhưng lại nhịn tiểu. Các cụ ở vùng nông thôn thì ngại đi tiểu vì nhà vệ sinh ở xa chỗ ngủ. Khi đi tiểu đêm, phải thức...