Trị bệnh hiệu quả từ vỏ trái cây
Đừng vội vứt bỏ lớp vỏ của những loại trái cây mà bạn thường ăn nhé, vì chúng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Phần lớn mọi người thường gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài của các loại rau, củ, quả trước khi ăn. Tuy nhiên, cũng giống như phần thịt bên trong, lớp vỏ của trái cây cũng chứa khá nhiều các dưỡng chất quý giá, có ích cho sức khỏe. Hãy cùng khám phá những lợi ích từ các loại vỏ của trái cây mà chúng ta vẫn thường tiêu thụ mỗi ngày dưới đây.
1. Vỏ chuối
Lớp vỏ bọc bên ngoài của quả chuối mang lại rất nhiều lợi ích. Chúng có chứa các vitamin B6, B12, ma-giê và kali. Lớp vỏ này còn chứa nhiều chất xơ hơn so với phần thịt bên trong nên sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Một lợi ích khác của vỏ chuối bắt nguồn từ lượng trytophan, giúp làm gia tăng lượng hóc-môn serotonin – vốn được cho là có khả năng cải thiện tinh thần, mang lại tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Nếu lượng serotonin trong máu dồi dào, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sẽ giảm đáng kể do tác dụng tạo hưng phấn về tinh thần của chúng. Bạn có thể ăn cả vỏ chuối sống đã được rửa sạch, hoặc đun sôi chúng trong vài phút rồi xay nhuyễn thành món sinh tố chung với những loại trái cây yêu thích khác.
2. Vỏ cam
Lượng chất xơ trong vỏ cam nhiều gấp 4 lần so với phần ruột của chúng. Trong vỏ cam còn có chứa rất nhiều các flavonoid như tangeretin và nobiletin, vốn được biết đến như là những tác nhân phòng chống ung thư. Loại vỏ này còn có chất d-limonene, có khả năng ngăn ngừa các tia tử ngoại và hạn chế nguy cơ ung thư da. Rắc rối nằm ở chỗ mùi vị của vỏ cam không ngon như phần ruột bên trong của chúng. Để hạn chế vị đắng, bạn có thể gọt vỏ cam rồi bào mỏng và băm nhuyễn chúng, trộn vào các món salad hoặc những món có nhiều rau xanh. Không chỉ làm tăng vẻ đẹp cho món ăn, vỏ cam cũng có mùi vị khá thơm ngon khi được dùng trong các món ngọt như bánh nướng hay chè.
3. Vỏ táo
Một quả táo có kích cỡ trung bình chứa khoảng 9mg vitamin C, 100 IUs vitamin A và 200mg kali. Nhưng nếu gọt bỏ vỏ đi, bạn đã vứt hết lượng dưỡng chất nói trên. Hàm lượng các chất hóa học từ thực vật vốn có tác dụng phòng chống ung thư hiện diện trong vỏ táo cao hơn 87% so với phần thịt bên trong.
Lượng vitamin K cao gấp 4 lần so với phần thịt, đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày. Đây là loại vitamin có khả năng giúp máu đông nhanh chóng khi bạn bị rách da và chảy máu đồng thời chúng còn hỗ trợ việc cung cấp protein theo nhu cầu của cơ thể nhằm nuôi dưỡng các tế bào và duy trì sức khỏe cho xương.
Video đang HOT
Vỏ táo cũng không khó ăn như vỏ cam. Bạn chỉ cần rửa sạch quả táo rồi ăn nguyên cả vỏ để không bỏ lỡ những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại cho sức khỏe.
4. Vỏ dưa leo (dưa chuột)
Dưa leo là một trong những món ăn vặt lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân. Tuy nhiên, khi ăn dưa leo, bạn không nên gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài vì chúng có chứa rất nhiều silica, một chất hóa học có tác dụng tạo collagen, giữ cho da luôn tươi trẻ. Trong lớp vỏ của một trái dưa leo có kích cỡ trung bình chứa khoảng 5 mg silica. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lớp vỏ bên ngoài càng sậm màu thì lượng chất chống ô-xy hóa có trong vỏ dưa leo càng nhiều. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm chất xơ hòa tan, kali và vitamin K. Vậy nên, bạn chỉ cần rửa chúng thật sạch, ngâm nước muối rồi ăn ngay mà không cần phải gọt vỏ.
5. Vỏ dưa hấu
Lượng dưỡng chất có trong vỏ dưa hấu nằm ở phầni màu trắng. Lợi ích của lớp cùi trắng này chính là chất citrulline, một chất chống ô-xy hóa sẽ chuyển hóa thành arginine, loại amino a-xít thiết yếu có lợi cho tim, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu. Phần lớn chất citrulline trong dưa hấu nằm ở lớp cùi màu trắng này. Do đó, dù không ngon miệng như bạn cũng không nên gọt bỏ chúng đi khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chúng để muối chua hoặc xào hay bóp gỏi…
6. Vỏ kiwi
Mặc dù có vẻ bề ngoài không được bắt mắt nhưng lớp vỏ mỏng của loại trái cây này có chứa rất nhiều các flavoniods, chất chống ô-xy hóa và lượng vitamin C dồi dào hơn cả phần thịt bên trong, chưa kể hàm lượng chất xơ cao tới gấp đôi. Những chất hóa học hiện diện trong lớp vỏ kiwi còn được cho là có tác dụng đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn như E.coli và Staphylococcus (khuẩn cầu chùm). Ngoài việc rửa sạch và ăn luôn cả vỏ, bạn cũng có thể cho vỏ kiwi vào xay sinh tố cùng các loại trái cây khác hoặc trộn chúng vào các món rau cho dễ ăn.
7. Vỏ cà tím
Màu tím đẹp đẽ của loại rau này bắt nguồn từ sự hiện diện của chất chống ô-xy hóa có tên là nasunin, giúp phòng chống sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ở trong não và những bộ phận khác thuộc hệ thần kinh. Nasunin còn được cho là có tác dụng chống lão hóa. Lớp vỏ của cà tím còn rất giàu a-xít chlorogenic, một chất hóa học từ thực vật có khả năng chống ơ-xy hóa và kháng viêm nhiễm đồng thời còn hỗ trợ cho tình trạng dị ứng glucose. Mặc dù phần ruột bên trong của cà tím vẫn có chứa loại a-xít này, nhưng lớp vỏ vẫn có hàm lượng a-xít chlorogenic dồi dào hơn.
8. Vỏ xoài
Lớp vỏ ngoài của xoài có công dụng tương tự như chất resveratrol, giúp đốt cháy chất béo và ngăn ngừa sự sản sinh của những tế bào chất béo trưởng thành. Chiết xuất từ phần thịt bên trong của quả xoài cũng đã được thử nghiệm nhưng không mang lại kết quả tương tự. Vì vậy, muốn có được lợi ích này từ quả xoài, bạn không còn cách nào khác là phải ăn luôn cả phần vỏ của chúng.
Trong vỏ của quả xoài còn có chứa một lượng lớn các chất carotenoid, polyphenol, chất quercetin, các omega-3, omega-6 và các a-xít béo không có khả năng sản sinh cholesterol nhiều hơn so với phần thịt bên trong. Một kết quả nghiên cứu cho thấy các hợp chất hiện diện nhiều trong vỏ của quả xoài có công dụng phòng chống ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
9. Vỏ cà rốt
Vì có màu sắc tương tự như phần ruột bên trong nên vỏ của cà rốt cũng có giá trị dinh dưỡng và tác dụng tương tự nhau. Tuy nhiên, mức độ tập trung của các dưỡng chất từ thực vật trong phần vỏ cà rốt và lớp ngay bên dưới luôn cao hơn so với phần thịt nằm gần trong lõi.
10. Vỏ khoai tây và khoai lang
Vỏ khoai tây chứa nhiều dưỡng chất như sắt, can-xi, kali, ma-giê, vitamin B6 và vitamin C. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 100g vỏ khoai tây có chứa lượng can-xi cao gấp 7 lần và lượng sắt cao gấp 17 lần so với lượng thịt bên trong có trọng lượng tương đương. Nếu gọt bỏ đi lớp vỏ bên ngoài củ khoai tây, bạn sẽ đánh mất tới 90% hàm lượng chất xơ và 50% lượng chất sắt có trong chúng.
Khoai lang cũng là một loại rau củ mà bạn không nên gọt bỏ vỏ vì lớp vỏ mỏng bên ngoài của chúng chứa rất nhiều beta-carotene, vốn sẽ được chuyển hóa thành vitamin A trong quá trình tiêu hóa. Loại vitamin A có vai trò thiết yếu đối với sự khỏe mạnh của các tế bào, cải thiện khả năng miễn dịch và rất có ích trong việc duy trì những chức năng hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể.
Theo Stack.com và Foods4betterhealth.com
Trị bệnh mụn rộp
Bệnh mụn rộp có thể xảy ra ở miệng, môi, mắt và cả bộ phận sinh dục với các triệu chứng như ngứa, nóng, rát, đỏ da, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti.
Trà đen
Mật ong
Tinh dầu cây chè... đều có tác dụng điều trị chứng mụn rộp - Ảnh: Shutterstock
Sau đây là một số biện pháp tự nhiên có thể giúp điều trị bệnh mụn rộp, vốn do một chủng vi rút gọi là herpes simplex gây ra.
Dầu cây chè. Tinh dầu cây chè có tác dụng trị bệnh mụn rộp rất hiệu quả. Thoa một giọt dầu cây chè lên khu vực bị nhiễm bệnh và chà xát nhẹ. Nên thoa trước khi đi ngủ sẽ giúp dầu có thời gian thấm vào vùng nhiễm bệnh. Tinh dầu hoạt động hiệu quả đối với cả mụn rộp ở miệng lẫn ở cơ quan sinh dục.
Túi chườm lạnh. Có thể giúp giảm những triệu chứng của bệnh mụn rộp. Bạn chỉ cần bỏ vài viên đá nghiền nhỏ vào một chiếc túi và chườm lên vùng bị mụn rộp nhiều lần trong ngày. Áp dụng nhiều lần sẽ giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ vứt bỏ các túi nhựa sau khi sử dụng vì nó có thể nhiễm vi rút gây bệnh.
Mật ong. Bạn có thể ăn mật ong hoặc dùng để thoa lên vùng da nhiễm bệnh. Mật ong có đặc tính kháng viêm và không để lại tác dụng phụ. Bạn thoa lên da bị mụn rộp và để như vậy trong nửa giờ, sau đó rửa sạch.
Trà đen. Với đặc tính kháng vi rút và kháng viêm, trà giúp giảm đau. Ngâm một túi trà trong tách nước ấm trong vài phút. Khi các túi trà thấm được nhiều nước thì áp lên vùng nhiễm bệnh. Nếu bạn không có túi trà thì dùng bông ngâm trong nước trà, rồi thoa lên vùng bị mụn rộp.
Lysine. Đây là một loại a xít amin giúp ngừa và điều trị các loại vi rút herpes simplex. Nó có tác dụng rút ngắn thời gian lở loét và mụn nước. Bổ sung lysine từ cá, thịt gà và trứng có thể giúp giảm bệnh herpes tái phát.
Nếu dùng các viên uống bổ sung lysine, những ai có vấn đề về tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì lysine có thể làm tăng lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Mẹo nhỏ hiệu quả mà đơn giản để loại bỏ đau họng Đau họng có thê là dâu hiêu đâu tiên của cảm lạnh, là ảnh hưởng xảy ra khi dây thanh âm bị quá sức. Tuy nhiên, vân đê này hoàn toàn không quá phức tạp và có thê khắc phục được chỉ với môt vài mẹo nhỏ hiệu quả dưới đây. Nước muối Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, súc miệng nhiều lần...