Tri ân những người đã ngã xuống, đã cống hiến vì Tổ quốc
Nhân kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2015), chiều 24-4, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Diên; gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và thương binh Phùng Ngọc Minh.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Diên tại Tập thể Đại học Dược, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội vui mừng nhận thấy, ở tuổi 96, Mẹ Diên vẫn khỏe mạnh và minh mẫn
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội bày tỏ mong muốn các thế hệ trẻ trong gia đình Mẹ Diên tiếp tục có những đóng góp vào công cuộc phát triển quê hương trong giai đoạn mới, xứng đáng là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cùng đoàn công tác thắp hương tưởng nhớ công lao to lớn của liệt sĩ Thái Duy Biểu và liệt sĩ Thái Duy Long, là chồng và con của Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Diên
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội bày tỏ lòng biết ơn với gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc – tấm gương tiêu biểu cho những thanh niên và trí thức trẻ Thủ đô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho đất nước
Ông Nguyễn Văn Thục, anh ruột liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc xúc động trước sự quan tâm của lãnh đạo Thành ủy
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ ân cần thăm hỏi thương binh Phùng Ngọc Minh (xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa)
Trò chuyện thân tình với gia đình thương binh Phùng Ngọc Minh.
Theo An Ninh Thủ Đô
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh Việt Nam
Ngày 6/1/1975, Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng. Thắng lợi này chứng tỏ sự suy sụp trầm trọng của quân đội Sài Gòn... Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976) và dự kiến nếu thời cơ đến sớm sẽ giải phóng trong năm 1975.
Video đang HOT
Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015), hướng tới kỷ niệm 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh Việt Nam.
Tháng 12/1974, Bộ Chính trị họp để xác định quyết tâm cuối cùng. Trong lúc Bộ Chính trị họp, chiến trường vẫn sôi động.
Ngày 6/1/1975, Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng. Thắng lợi này chứng tỏ sự suy sụp trầm trọng của quân đội Sài Gòn, khả năng can thiệp trở lại của Mỹ khó xảy ra. Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976) và dự kiến nếu thời cơ đến sớm sẽ giải phóng trong năm 1975.
Tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ:
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 1.
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố "Tái chiếm lãnh thổ".
Thanh niên hưởng ứng phong trào "ba sẵn sàng" tình nguyện lên đường đánh Mỹ.
Đại đội 1 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 36 Sư đoàn 308 hành quân vào chiến trường tháng 2/1974.
Bảng cây số và sơ đồ tuyến chiến lược 1974 - 1975 của Đồng chí Lê Đình Xuyến - cán bộ Cục Tham mưu Công binh sử dụng theo dõi chỉ huy bộ đội công binh Trường Sơn sửa chữa và mở các tuyến đường trọng yếu phục vụ chiến dịch Xuân 1975.
Lễ thành lập Sư đoàn 9 thuộc Đoàn 232 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, mọi công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 được tiến hành khẩn trương. Đầu tháng 3/1975 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nổ ra với 3 đòn tiến công chiến lược, trong đó đòn tiến công chiến lược giải phóng Sài Gòn được thực hiện bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh, từ 26 đến 30/4/1975. Cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh, ta giải phóng các đảo trên biển.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cán bộ Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra mặt trận Trị Thiên.
Quân đoàn 1 từ hậu phương hành quân bằng tàu hỏa tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng điện báo tin chiến thắng Tây Nguyên tháng 3/1975.
Quân đoàn 1 từ hậu phương hành quân bằng máy bay tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.
Đoàn 232 vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến theo hướng Tây và Nam về Sài Gòn, 28/4/1975.
Sư đoàn 304 tiêu diệt chi khu Thượng Đức - Quảng Nam.
Quân giải phóng tiến vào Đại nội Huế.
Quân giải phóng tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975.
Các chiến sỹ đoàn xe thồ thuộc Đại đội 2 Tiểu đoàn 8 Miền Đông Nam bộ phát huy sáng kiến 1 xe đạp chở được 4 thương binh trong chiến dịch Xuân 1975.
Đoàn xe địch tháo chạy trên đường số 19, tháng 3/1975.
Sỹ quan, binh lính Quân đoàn 2 Quân đội Việt Nam Cộng hòa kéo cờ trắng xin hàng.
Tướng lĩnh và quan chức cấp cao chính quyền Sài Gòn tranh nhau trốn ra nước ngoài, ngày 30/4/1975.
Dẫn giải Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Sài Gòn từ phủ Tổng thống sang Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng, ngày 30/4/1975.
Giải phóng đảo Thổ Chu ngày 27/5/1975.
Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa được giải phóng.
Lá cờ trên căn cứ Năm Căn, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc, ngày 1/5/1975.
Bà má miền Nam gặp lại con sau bao năm xa cách.
Lễ mừng chiến thắng, ngày 15/5/1975.
Hữu Nghị
Theo dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bức điện lịch sử "Thần tốc" Cách đây 40 năm, lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4- 1975, lịch sử dân tộc đã ghi một mốc son chói lọi khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thắng lợi vẻ vang ấy, không thể không...