Treo ngược 5 công rau nhút, tôi lãi ổn định 300 triệu đồng/năm
Trong khi nhiều nhà nông đang loay hoay trong việc lựa chọn trồng loại rau, củ gì để dễ tiêu thụ trên thương trường lại bán giá cao, ổn định, không phải rơi vào điệp khúc ” trúng mùa, rớt giá” hay ” thất mùa, trúng giá” thì tại ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), anh Phan Văn Sỏi, đã chọn cho mình mô hình trồng rau nhút trên ruộng lúa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và ổn định hơn 7 năm qua.
Anh Sỏi cho biết: ” Trồng rau nầy lãi cao từ 6-7 lần so với làm lúa, không ” dội chợ”, giá bán ổn định quanh năm, không cần vốn đầu tư lớn, tuy nhiên đòi hỏi người trồng luôn bám sát với chúng, không để nguồn nước bị ô nhiễm vì rễ thối và chăm sóc khá thận trọng nhất là vào mùa mưa”.
Với 5.000m2 (5 công đất) trồng rau nhút, gia đình anh Sỏi lãi khoảng 300 triệu đồng/năm. Ảnh: Tô Phục Hưng.
Ban đầu anh Sỏi trồng thử nghiệm trên 1.000 mét vuông đất ruộng, sau đó thấy rau phát triển tốt, thương lái đến đặt mua không đủ bán nên anh chuyển 5.000 mét vuông còn lại sang trồng rau nhút (phía Bắc gọi là rau rút).
Kết quả mang lại rất bất ngờ. Mỗi tháng anh thu hoạch 2 lần, mỗi lần cách nhau khoãng 15 ngày theo kiểu cuốn chiếu ( mỗi ngày cắt 1.000 mét vuông) và cứ như vậy sau 6 ngày sẽ thu hoạch toàn bộ diện tích. Sau đó rãi phân để chuẩn bị thu hoạch lần kế tiếp.
Video đang HOT
Theo anh Sỏi, trồng rau nhút ngịch vụ giá bán cao hơn chính vụ từ 2.000-3.000 đồng/kg. Ảnh: Tô Phục Hưng.
Theo kinh nghiệm đã tích lũy trong nhiều năm qua, mỗi công ( 1.000 mét vuông) anh trồng 200 gốc rau, mỗi lần cắt được từ 120-150 ký (kg), với giá bán giao động từ 14.000-16.000 đồng/ký ở mùa nghịch, 12.000-13.000 đồng ở mùa thuận. “Mỗi tháng tôi thu về xấp xỉ 25 triệu đồng ( 6 công), qui ra hàng năm tôi có lãi khoảng 300 triệu đồng, cao hơn rất nhiều khi cùng diện tích nếu làm lúa…”, anh Sỏi cho Nhà nông/Danviet biết.
Thấy anh Sỏi ăn nên làm ra từ loại rau nhút nầy, đã có hàng chục hộ dân xung quanh đến nhờ anh tư vấn và cung cấp rau giống về trồng. Với sự tận tình hướng dẫn của anh, đến nay số diện tích chung trồng rau nhút của ấp Hồi Trinh đã tăng lên khoảng 30 héc ta và sẽ còn phát triển nhanh trong tương lai.
Ông Trần Văn Hải, ngụ cùng ấp với anh Sỏi cho biết : ” nhờ anh Sỏi hướng dẫn, tôi đã chuyển 3 công đất trồng lúa sang trồng rau Nhút, từ đó kinh tế rất ổn định, không còn lo chuyện ” dội chợ” như trước”.
Học theo anh Sỏi, nhiều hộ nông dân ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) cũng trồng rau nhút. Ảnh: Tô Phục Hưng.
Cũng cần nói thêm, anh Phan Văn Sỏi là người đầu tiên thực hiện mô hình “treo” gốc rau nhút lên trên mặt nước không như cách làm truyền thống là ghim gốc rau xuống đáy mương ruộng.
Lý giải về việc làm nầy, anh Sỏi cho biết: ” Rau nhút chủ yếu phát triển mạnh ở phần ngọn không dựa vào sự chi viện của bộ rễ, mặt khác nếu rễ ở lâu dưới mặt nước sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước khiến rau sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng. Vì vậy tôi áp dụng biện pháp ” túm” bộ rễ đưa lên khỏi mặt nước và đã đem lại hiệu quả rất cao”.
Ban đầu anh Sỏi căng những sợi dây thép để cột các bộ rễ nhưng không thành công, lần thứ hai anh dùng các cây tre để làm trụ cố định các bộ rễ nhưng kết quả chưa thật mong đợi. Sau mỗi đợt cắt rau xong, anh lại cắt phần rễ mang ra khỏi mặt nước. Hiện nay anh chọn phương án thay các trụ tre bằng ống nhựa và đã thành công.
Rau nhút tại ấp Hồi Trinh không chỉ mang lại nguồn thu rất lớn và ổn định cho hàng chục hộ dân tại đây mà con tạo việc làm quanh năm cho hàng chục lao động khác với gía thuê lao động khoãng 180.000 đồng cho người cắt rau; 150.000 đồng cho người bó rau. Còn việc vận chuyển đã phần do chủ đất đảm nhận hay thương lái đến tận nơi thu mua.
Hiện tại thị trường tiêu thụ rau Nhút của anh Sỏi nói riêng, người dân ấp Hồi Trinh nói chung chủ yếu là TP Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ và một số chợ lân cận.
Theo Danviet
Học sửa chữa ôtô: Nghề "hot", lương cao
Nhờ đầu ra ổn định, 100% học sinh có việc làm, thu nhập cao nên nhiều năm trở lại đây ngành công nghệ ôtô của Trường CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội rất hút học sinh đăng ký học.
Học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu
Ông Bùi Chính Minh - Phó hiệu trưởng Trường CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội cho biết, tỷ lệ người dùng xe ôtô ở Việt Nam tăng nhanh đang tạo điều kiện cho nghề sửa chữa ôtô thăng tiến. Từ 5 năm trở lại đây học sinh có đăng ký theo học nghề này ngày càng đông. "Nghề sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ôtô đang thu hút nhiều học sinh, bởi vậy trong nhiều năm nay trường luôn tuyển đạt và vượt chỉ tiêu học sinh. Ví dụ, năm 2016 chúng tôi đặt mục tiêu tuyển 200 học sinh nhưng đã tuyển vượt lên 250 - 300 học sinh. Mặc dù còn nhiều học sinh đăng ký hơn nữa nhưng với giới hạn về cơ sở hạ tầng đào tạo, chúng tôi cũng chỉ dám tuyển như vậy. Để đáp ứng được nhu cầu học và thực hành của học sinh trường đã phải liên tục đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng" - ông Minh nói.
Học sinh đang thực hành sửa chữa ôtô tại khoa Công nghệ ôtô - Trường CĐ Nghề Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Thùy Anh
Việt Nam coi công nghiệp ôtô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước. Liên tục nhiều năm qua ngành công nghệ ôtô được đưa vào danh mục các ngành "nóng" về nhu cầu lao động". Ông Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề
(Bộ LĐTBXH)
Bên cạnh việc đầu trang thiết bị, nhà trường cũng phối hợp với nhiều công ty, thực hiện chương trình dạy nghề gắn với doanh nghiệp. Ví dụ hiện nay nhà trường đang phối hợp với Công ty Vinamoto để hỗ trợ dạy nghề. Doanh nghiệp này cũng giúp nhà trường bổ sung thêm thiết bị, đặc biệt, xây dựng chương trình đào tạo trung cấp và cao đẳng. "Hiện nay, có khá nhiều học sinh học cao đẳng, đại học ra trường vẫn không có việc làm, trong khi đó học sinh học nghề chỉ một thời gian ngắn là đã có đơn vị tiếp nhận. Thậm chí những học sinh học nghề công nghệ ô tô chưa học xong đã có công ty tuyển dụng" - ông Minh nói.
Thực hành từ năm thứ nhất
Nguyễn Văn Nam (18 tuổi), học sinh khoa Công nghệ ôtô của Trường CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội cho biết, ngay từ đầu năm nhất đã cùng với nhiều học sinh khác được cử đi làm quen với môi trường làm việc ở các công ty sửa chữa ôtô. "Nhờ có sự giới thiệu của nhà trường mà tôi đã tìm được nơi thực tập vừa học - vừa hành, ngoài tiền ăn mỗi tháng tôi còn được công ty hỗ trợ thêm 2 triệu tiền lương" - Nam cho hay. Đỗ Văn Thành, một cựu học sinh của trường hiện đang làm cho Công ty Ôtô Nissan cũng cho biết, sau 4 năm đi làm đến giờ thu nhập của anh đã được hơn 13 triệu/tháng. Theo ông Minh, trước đây, học sinh phải năm cuối mới đi thực tập thì giờ đây học sinh được đi thực tập từ năm thứ nhất. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành công nghệ ôtô được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức - kỹ năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất
Theo Danviet
Từ hộ nghèo vươn lên thành ông chủ vựa rau sạch Xã Tân Hải, huyện Tân Thành là một trong những vùng trồng rau trọng điểm của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhiều nông dân trong xã đã có thu nhập cao nhờ mạnh dạn áp dụng công nghệ để đưa ra thị trường nhiều chủng loại rau an toàn VietGAP. Cần thêm công nghệ mới "Nếu chỉ bằng sự cần cù, chăm chỉ thôi...