Treo mình trên những vách núi
Vách núi Moonlight Buttress, Mỹ hay Castle Hill, New Zealand là thử thách không nhỏ dành cho các tín đồ ưa thích mạo hiểm.
1
Nhà leo núi Logan Barber đu mình trên bức từng sa thạch màu đỏ Firewall thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Firewall cao 180 m, là một trong hai tuyến leo núi mạo hiểm nhất của nước này.
Bức ảnh nằm trong cuốn sách Fifty Places To Rock Climb Before You Die (50 vách núi nhất định phải thử thách một lần trong đời) của tác giả người Mỹ Chris Santella, do báo Anh Guardian giới thiệu.Ảnh: Garrett Bradley.
Những cột đá vôi khổng lồ hình thành dạng mái vòm tại bãi biển Railay, tỉnh Krabi, miền nam Thái Lan là nơi thu hút nhiều vận động viên leo núi đến trải nghiệm. Railay có những bãi biển cát trắng và nhiều khỉ sinh sống. Ảnh: Cultura Creative/Alamy.
Devil’s Crack là một trong những vách đá khó chinh phục, trải dài trên các thung lũng, rừng núi thuộc Frankenjura. Đây là khu vực leo núi mạo hiểm lớn thứ 2 thuộc miền nam nước Đức. Ảnh: Andrew Burr.
Vách đá dựng đứng Arco nằm trong thung lũng Sarca – “trái tim” của khu vực hồ Garda, đông bắc Italy. Thành đá vôi Arco là nơi hoàn hảo để thực hành môn leo núi với các cấp độ từ dễ đến khó, nơi tổ chức lễ hội leo núi đá thường niên Rock Master. Ảnh: Tim Bohman.
Vách đá dốc dứng Rtikon thuộc dãy Alps, là địa điểm leo núi mạo hiểm của Thụy Sĩ. Rtikon có bức tường đá trải dài 15 km, chia làm hai phần, phần phía tây gần làng Schluders và phần phía đông gần hồ See von Partnun. Ảnh: Tim Kemple.
Video đang HOT
Trung tâm leo núi kết hợp gym Kletterzentrum, tại thành phố Innsbruck, Áo thiết kế những bức tường leo núi bao phủ diện tích 6.000 m2. Ở đây có khu tập luyện riêng cho chuyên nghiệp và không chuyên. Ảnh: Kletterzentrum Innsbruck.
Nhà leo núi Timy Fairfield “treo mình” với một tay bám trên vách đá Castle Hill, gần thành phố Christchurch thuộc đảo Nam, New Zealand. Castle Hill là tảng đá vôi khổng lồ, từng được chọn làm bối cảnh cho bộ phim viễn tưởng Biên niên sử Narnia công chiếu 2005. Ảnh: Nathan Bancroft.
Nhà leo lúi Leslie Timms đang chinh phục vách đá Lion’s Head ở Niagara Escarpment thuộc thành phố Ontario, Canada. Niagara Escarpment có cảnh quan tuyệt vời, trải dài 725 km, bao phủ diện tích 1.923 km2 và có điểm vách đá dựng đứng cao khoảng 335 m. Ảnh: Glenn Harris.
Moonlight Buttress cao 1.363 m, được biết đến là vách sa thạch dựng đứng, ngoạn mục và khó chinh phục nhất thế giới, tọa lạc tại hẻm núi Zion thuộc công viên quốc gia Zion, bang Utah, Mỹ. Ảnh: Rachel Ross.
El Potrero Chico là nơi leo núi nổi tiếng, có hình thái địa chất độc đáo là các vách đá và tháp đá vôi cao đến 610 m, nằm ở phía đông bắc bang Nuevo León, Mexico. Ảnh: Carter Clark.
Huỳnh Phương
Thác Phú Cường, dải lụa của núi rừng Gia Lai
Tây Nguyên là mảnh đất trời phú được thiên nhiên ban tặng vô vàn ngọn thác đẹp. Có thể kể đến vài cái tên Pongour, Prenn, Dambri (Lâm Đồng), thác Draynur (Đăk Lăk), Dray Sáp, Đăk G'Lun (Đăk Nông)... và rất nhiều thác khác rải rác khắp đại ngàn.
Thác Phú Cường tỉnh Gia Lai cũng nằm trong số đó, là điểm đến du lịch sinh thái đầy hấp dẫn của huyện Chư Sê ngày nay.
Được ví như một dải lụa vắt qua núi rừng Tây Nguyên, thác Phú Cường nằm trên địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê. Đây là ngọn thác còn khá nguyên sơ và là một trong những ngọn thác nổi tiếng và đẹp nhất của tỉnh Gia Lai.
Thác Phú Cường nằm cách thành phố Pleiku chỉ 44km. Từ trung tâm thành phố đi về phía đông nam qua núi Hàm Rồng, chạy dọc theo quốc lộ 14 bạn sẽ đến với trung tâm hành chính huyện Chư Sê, từ đó rẽ trái theo quốc lộ 25 đi khoảng 5km là sẽ thấy biển báo chỉ dẫn đường vào thác.
Dọc tuyến đường huyết mạch quốc lộ 14 đến với Chư Sê là vô vàn những cánh rừng, đồn điền trồng cao su. Cao su ở đây có giá trị kinh tế rất cao, đến mùa rụng lá, rừng cao su Chư Sê đẹp như một bức tranh mùa thu của các nước ôn đới.
Toàn cảnh ngọn thác Phú Cường với chiều cao 45m. Thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá cùng tên, chung quanh là núi rừng bao phủ với khí hậu mát lạnh cùng không khí rất trong lành.
Trước kia, muốn xuống được chân thác bạn phải đi bộ trên chiếc cầu gỗ khá ọp ẹp. Huyện Chư Sê sau này đã mời gọi các nhà đầu tư, cầu thang đã được làm hoàn toàn lại bằng sắt có tay vịn chắc chắn uốn lượn dẫn thẳng xuống chân ngọn thác.
Một điều khá thú vị là thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa hàng triệu năm tuổi, nay đã ngừng hoạt động. Dưới chân thác là vô vàn những khối đá đen, xám tàn tích của núi lửa, hình thù đa dạng xếp chồng lên nhau. Mùa mưa những phiến đá này rất trơn và mùa hạ sẽ bỏng rát nếu chủ quan đi chân không trên nó.
Nguồn nước của thác bắt nguồn từ một ngọn núi gần đó, chảy vào dòng suối La Peet phía thượng nguồn đổ xuống. Từ ngoài cổng Khu du lịch thác Phú Cường rẽ phải là đường vào thác, bên trái có một cầu treo, được bắc qua dòng suối nhỏ La Peet này.
Những cột nước khổng lồ đổ xuống từ độ cao 45m tung bọt trắng xóa, ì ầm vang động cả góc rừng. Ít người biết theo dòng chảy, suối La Peet này còn chảy ra tới sông lớn Ayun, nơi có hồ thủy điện Ayun Hạ nổi tiếng.
Nằm trên nền nham thạch của ngọn núi lửa đã tắt, chung quanh là đại ngàn rừng xanh bao phủ, khí hậu mát lạnh nên thảm thực vật ở đây rất phong phú, từ hệ thống cây cổ thụ, thảm rêu, cỏ tranh, dương xỉ,...
...đến những loài hoa lạ mọc đầy dưới chân thác, chen lẫn hệ thống đá chồng đen tuyền của tàn tích núi lửa triệu năm.
Phú Cường có nhiều ưu điểm của một khu du lịch sinh thái hấp dẫn với nhiều hình thức khám phá. Những ai ưa mạo hiểm có thể men theo con đường mòn bên trái dưới chân thác, con đường này đi xuyên qua những đồi cỏ, xen lẫn những chiếc lá khổng lồ to bằng người, dẫn sâu vào lòng vách núi phía sau ngọn thác.
Thảm thực vật như thời tiền sử trong lòng hang, vách núi phía sau thác. Vào được đến đây rất trơn trượt, bạn cần phải rất cẩn thận cùng việc phải chú ý chọn cho mình một đôi giày, dép phù hợp cho việc di chuyển, khám phá ở đây.
Từ trong lòng hang nhìn ra bên ngoài, xuyên qua dòng nước đang cuồn cuộn tung bọt cùng làn hơi nước mù mịt, có cảm giác như đang chìm trong tiên cảnh.
Những gốc cây cổ thụ khổng lồ mọc trên nền đá đen, đối diện thác. Đây là nơi được nhiều du khách chọn làm điểm nghỉ chân dưới những tán cây lớn, đủ xa để an toàn, đủ gần để tận mục sở thị toàn cảnh ngọn thác hùng vĩ Phú Cường.
HẠ DU
Theo nhandan.com.vn
Nghề săn mật ong lâu đời của người dân Nepal Ở Nepal, nghề săn mật ong đã có từ hàng ngàn năm trước và nó là một phần quan trọng trong văn hóa Nepal. Nhiều người dân trong làng ở Nepal phụ thuộc vào nghề săn mật ong để kiếm sống. Nepal là quê hương của Apis labiosa - loài ong mật lớn nhất trên hành tinh. Những con ong này xây tổ...