Trên trồng bưởi, dưới thả vịt, U70 xứ Thanh thu hàng trăm triệu/năm
Sau khi phục viên trở về quê hương, với những vết thương còn đọng trong mình, ông Khương Hữu Niên xã Đông Tân, TP Thanh Hóa ( tỉnh Thanh Hóa) đã không ngại khó khăn để biến vùng đất rộng gần 1,4 ha thành trang trại tổng hợp. Với mô hình của cựu chiến binh U70 trên trồng bưởi, dưới thả vịt đang cho doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Từng tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị năm 1966, rồi điều động bổ sung về Sư đoàn 338 tiếp tục vào Nam chiến đấu tại Tây Nguyên cho đến sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Trở về địa phương, người lính ấy với nhiều vết thương trên mình, bệnh binh 3/3, là nạn nhân chất độc da cam. Hành trang đi theo không có gì khác ngoài chiếc ba lô với những bộ quân phục đã bạc màu theo năm tháng.
Nhờ nuôi vịt mỗi năm cho 5 tấn cá. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Khương Hữu Niên nhớ: “Từ chiến trường trở về, tôi tham gia vào Hợp tác xã nông nghiệp để lao động sản xuất được 2 năm, lại chuyển sang thành lập tổ mộc, nuôi cá…nhưng đồng vốn ít, không kinh nghiệm làm ăn thua lỗ”.
“Được sự động viên từ vợ, con và máu người lính không ngại khổ, tôi tiếp tục đi khắp mọi nơi, đến bạn bè, đồng đội để học làm kinh tế. Rất may lúc ấy Nghị quyết 6 của Trung ương ra đời về việc giao đất, giao rừng cho các hộ khai hoang, sản xuất phát triển kinh tế, tôi được chính quyền địa phương mời lên giao gần 1,4 ha và cuộc sống gia đình cũng bắt đầu đổi thay từ đây”.
Khi diện tích được giao là vùng đất hoang hóa rậm rạp, đầy đất đá…Trong khi vốn liếng gia đình không có, ông Niên mạnh dạn làm đơn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức đoàn thể, anh em trong họ gần 200 triệu đồng. Chỉ vỏn vẹn 6 tháng, ông đã “biến đất cằn cỗi nở hoa” với trang trại tổng hợp khá quy mô.
Bình quân mỗi lứa, ông Niên nuôi gần 1.000 con vịt thịt. Ảnh: Vũ Thượng
Video đang HOT
Có được đất đai cũng như nguồn vốn ít ỏi, cựu chiến binh U70 đã xây dựng một kế hoạch cụ thể, với bước đầu là lấy ngắn nuôi dài, trên cạn trồng cây chủ lực như: Bưởi, nhãn và dưới nước thả vịt, nuôi cá…Có thời điểm tạo công việc cho trên 20 lao động người địa phương, với mức lương khoảng 3,2-5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Niên thực hành ghi chép nhật ký chăn nuôi hằng ngày. Ảnh: Vũ Thượng
Nói về mô hình chăn nuôi của cựu chiến binh U70 đếm tiền trăm mỗi năm nhờ trồng bưởi, thả vịt, ông Nguyễn Văn Hùng (trú tại thôn Tân Tự, xã Đông Tân) nói: “Tôi cũng đi tham quan nhiều nơi nhưng ít mô hình được thành công như nhà bác Niên, cây cối xanh tốt, chăn nuôi vịt, cá…lớn rất nhanh, môi trường xung quanh gọn gàng sạch sẽ”.
Bưởi trồng đang xen cùng cây cau cho thu nhập cao. Ảnh: Vũ Thượng
Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay trang trại của cựu chiến binh U70 đã cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng từ 500 cây ăn quả, trong đó bưởi hơn 300 cây, hơn 4 nghìn cá giống, gà, vịt hàng nghìn con. Đa phần sản phẩm gia đình làm ra đều được các thương lái đến tận nhà thu mua, giá bán cũng cao hơn so với giá thị trường.
Ông Hoàng Thế Hường – Chủ tịch Hội cựu chiến binh TP Thanh Hóa cho biết: “Mô hình trồng bưởi, thả vịt của gia đình ông Khương Hữu Niên rất hiệu quả, doanh thu cả năm hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông Niên còn tạo công việc cho nhiều lao động địa phương có thu nhập, tham gia các hoạt động xã hội như: Bỏ tiền làm đường giao thông, xây dựng nhà cho người lao động, ủng hộ bão lụt, đóng góp xây dựng nông thôn mới địa phương…là cựu chiến binh gương mẫu của TP Thanh Hóa”.
Theo Danviet
Chiềng Sơn: Dân tăng nguồn thu nhập, không ít hộ xây nhà lầu
Với sự vào cuộc quyết liệt và nhiều cách làm hiệu quả, xã Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã cán đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2017. Thời gian qua, địa phương này đang tập trung các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chiềng Sơn là xã biên giới, vùng 2 của huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên hơn 9.000 ha, trong đó có hơn 8.500 ha đất nông nghiệp; xã có 24 bản, tiểu khu, 2.225 hộ, hơn 8.555 nhân khẩu, 7 dân tộc sinh sống. Đến với xã Chiềng Sơn hôm nay có thể nhận thấy bộ mặt nông thôn đã thay đổi, những dãy nhà cao tầng đẹp khang trang mọc lên ở 2 vệ đường trung tâm xã, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Nhiều nhà cao tầng của người dân mọc lên tại Trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Thanh Hoằng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu cho biết: Năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Việc hoàn thành 19/19 tiêu chí trong xây dựng NTM là cả một chặng đường dài nỗ lực, phấn đấu của cả chính quyền và bà con nhân dân trong xã, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ quyết liệt của huyện.
Để duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM, chúng tôi áp dụng giải pháp như: Đổi mới và xây dựng hình thức sản xuất có hiệu quả, thành lập thêm hợp tác xã, đồng thời khuyến khích các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Ngoài ra chúng tôi còn chuyển đổi 300ha diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả, hiện trên toàn xã có 900ha cây ăn quả. Nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập cao từ các mô hình mới.
Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.
Thời gian qua xã Chiềng Sơn luôn phát huy và gìn giữ các tiêu chỉ đã đạt được. Ban chỉ đạo cử cán bộ xã phụ trách các vấn đề được phân công, phối hợp với các bí thư chi bộ bản, trường bản tuyên truyền vận động người dân quét dọn vệ sinh đường sá, trồng hoa bên đường, chỉnh sang nhà cửa...; trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp; đời sống của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 32 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3,96%.
Nhiều mô hình trồng cây ăn trên đất dốc, được người trồng để phát triển kinh tế.
Anh Nguyễn Văn Quản, tiểu khu 7, xã Chiềng Sơn cho hay: Nhờ có chương trình xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước đầu tư, chúng tôi đã có đường sá đi lại rộng và đẹp, có điện nước, nhà văn hóa để sinh hoạt. Tận dụng đường sá được mở rộng và bê tông hóa, gia đình tôi đã trồng chanh leo, bưởi, xoài trên nương để phát triển kinh tế, mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng, cuộc sống ngày càng khấm khá.
Các mô hình chăn nuôi trâu, bò cũng được người dân xã Chiềng Sơn nhân rộng, để nâng cao nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đề ra phương hướng, xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Theo đó, đối với các tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên, xã tập trung thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi; đổi mới, nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp...
Đối với nhóm tiêu chí có liên quan đến cơ sở vật chất, xã tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình theo quy hoạch xây dựng NTM được phê duyệt. Nhờ đó, sau 2 năm về đích, xã Chiềng Sơn vẫn giữ được danh hiệu xã NTM và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh phát triển kinh tế, dọn dẹp vệ sinh đường sá, chỉnh trang nhà cửa cũng được người dân chú trọng quan tâm.
Theo Phan Thanh Hoằng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn: Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi của xây dựng NTM được chúng tôi hết sức quan tâm. Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, chúng tôi đã chú trọng phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm gần đây, xã đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, đề án làm ăn có hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, chanh leo, đặc biệt phát triển mạnh về kinh tế trang trại, kinh tế vườn. Hiện trên địa bàn xã có 4 HTX sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã ngày càng khang trang sạch đẹp, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Theo Danviet
Bên trong chuỗi giết mổ khép kín 1.200 con heo/đêm của Vissan Với đặc thù phân phối, kinh doanh nhiều tầng nấc và đa dạng; vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc mà TP.HCM đang áp dụng chưa đáp ứng đủ lòng tin của người dùng, nhất là khi dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành. Dù vậy, các cấp ngành của TP.HCM vẫn đang nỗ lực từng công đoạn, góp phần thúc đẩy...