Trên treo cam, dưới trồng thuốc Nam, nếu làm thì có thu nhập kép
Trên treo cam, dưới trồng thuốc Nam nếu làm thì cho thu nhập kép-đó là cách nói hình ảnh của nhiều người đối với mô hình trồng “2 trong 1″ tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đến thăm vườn cam của anh Nguyễn Văn Lưu, xã Tân Dân vào thời điểm này trông thật thích mắt với những cây cam cao quá đầu người trĩu trịt quả chín, bên dưới là màu xanh rì của cây địa liền…
Để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất trồng cây ăn quả, nhiều nông dân của huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đã trồng xen canh các loại cây dược liệu, rau, màu ngắn ngày dưới tán cây ăn quả. Đây được xem là cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình trong huyện, nhất là ở những diện tích cây ăn quả mới trồng.
Nông dân xã Tân Dân trồng xen canh cây địa liền-1 loại cây thuốc Nam dưới tán vườn cam Canh cho thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích
Hiện nay, huyện Khoái Châu có trên 3.500ha trồng các loại cây ăn quả như: nhãn, chuối, cam, bưởi, táo… Trong đó, diện tích trồng xen canh cây dược liệu, cây ngắn ngày dưới tán các cây ăn quả khoảng 350ha, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Dân, Dạ Trạch, Bình Minh, Tứ Dân, Tân Châu… Đối với cây dược liệu được lựa chọn trồng xen chủ yếu là cây địa liền và tam thất; cây ngắn ngày chủ yếu là lạc, đỗ tương, rau, màu các loại.
Đến thăm vườn cam của anh Nguyễn Văn Lưu, xã Tân Dân vào thời điểm này trông thật thích mắt với những cây cam cao quá đầu người trĩu trịt quả chín, bên dưới là màu xanh rì của cây địa liền. Cách đây 5 năm, anh Lưu chuyển đổi gần 6 sào ruộng sang trồng cam đường canh, cũng từ đó anh bắt đầu trồng xen thêm cây địa liền bên dưới cam. Địa liền thường xuống giống vào tháng Giêng đến tháng Chạp mới cho thu hoạch.
Năng suất củ địa liền của gia đình anh Lưu trung bình đạt 7 – 8 tạ/sào (đạt 80% so với năng suất địa liền trồng thuần), được thương lái đến tận nơi thu mua với giá 17.000 – 18.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí cho thu lãi từ 9 – 10 triệu đồng/sào/năm. Những năm mới trồng, cam đường canh chưa cho thu hoạch thì nguồn thu từ củ địa liền đã giúp gia đình anh có thêm thu nhập để “lấy ngắn nuôi dài”. Sau khi trồng 3 năm, cam đường canh cho quả, năm nay gia đình anh ước thu 4,5 – 5 tấn quả. Tính ra, tổng thu nhập từ cam và địa liền đạt 120 – 130 triệu đồng/năm, sau khi trừ mọi chi phí.
Anh Lưu cho biết: “Việc trồng xen cây địa liền không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cam mà có thể tận dụng được lượng phân bón, thuốc trừ sâu nông dân bón cho cam, vừa hạn chế được cỏ dại. Đến tháng 5, tháng 6, lá địa liền xòe rộng phủ kín mặt đất có tác dụng giữ độ ẩm cho cây cam trong những ngày nắng nóng. Không những vậy, địa liền còn là loại cây ít bệnh, dễ chăm sóc và mang lại thu nhập cao”.
Cây nghệ có đặc tính củ giống có thời gian “ngủ” trong đất khá dài, thường sau trồng 35 – 45 ngày mới mọc lên khỏi mặt đất, tranh thủ thời gian này nông dân xã Chí Tân đã trồng xen thêm vụ lạc xuân, nhưng lạc trồng trước nghệ 20 – 30 ngày. Sang tháng 2 âm lịch, khi cây lạc đã phát triển được 3 – 5 lá, người dân tiến hành trồng nghệ vào giữa các hàng lạc.
Video đang HOT
Không những vậy, nông dân ở đây còn trồng xen thêm hai hàng đỗ tương vào mỗi luống nghệ. Đậu tương là giống cây trồng ngắn ngày nên cho thu hoạch đầu tiên. Mỗi sào đậu tương trồng xen cho năng suất khoảng 40kg. Sau khi thu hoạch, thân, rễ cây đậu tương nông dân dùng để phủ vào gốc cây nghệ, còn hạt đậu tương được nghiền nhỏ hoặc ngâm, ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây nghệ.
Đến cuối tháng 5, đầu tháng 6, nông dân Chí Tân bắt đầu thu hoạch lạc. Mặc dù trồng xen nhưng năng suất lạc vẫn bằng 80% năng suất so với lạc trồng thuần, nguồn thu từ lạc đủ chi phí các loại vật tư cho trồng nghệ. Lạc, đậu tương trồng xen trong nghệ được coi là cây trồng phụ vừa tăng thêm thu nhập, vừa hạn chế cỏ dại phát triển, giữ ẩm, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, xói mòn đất và còn có vai trò hỗ trợ đáng kể làm phân bón cho cây trồng chính – cây nghệ, bởi lạc, đậu tương đều là cây họ đậu nên trong rễ, thân, lá có chứa vi khuẩn cố định đạm có thể bổ sung lượng đạm cho cây nghệ.
Từ nhiều năm nay, chị Bùi Thị Nguyệt ở thôn Tân Hưng, xã Chí Tân đã trồng nghệ theo cách như vậy. Chị Nguyệt cho biết: “Gia đình tôi có 8 sào nghệ trồng xen lạc, đậu tương, cách làm này không chỉ tận dụng được quỹ đất mà còn giúp tận dụng được nguồn phân hữu cơ vi sinh bón cho nghệ, tiết kiệm được chi phí, công chăm sóc, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Chính vì thế nên dù giá lạc cao hay thấp thì chúng tôi vẫn trồng xen với nghệ”.
Ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khoái Châu: “Từ nhiều năm nay, mô hình trồng xen canh “2 trong 1″, “3 trong 1″ đã không còn xa lạ với nông dân Khoái Châu và khẳng định được hiệu quả vượt trội. Với cách làm này, diện tích đất nông nghiệp được tận dụng tối đa, việc xen gối vụ vừa tăng thu nhập trên cùng 1 diện tích canh tác, vừa tiết kiệm công làm cỏ, cải tạo đất của người dân. Thu nhập kép trên một diện tích đất ruộng là một cách làm hay của nông dân cần được khuyến khích và nhân rộng”.
Theo Hương Giang (Báo Hưng Yên)
Bố mẹ bé gái bị sát hại ở Nhật lên tiếng về thông tin "phiên tòa kín"
"Tôi khẳng định chưa có một phiên toà nào diễn ra liên quan đến hung thủ sát hại con gái. Đó là những thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, người thân và tạo dư luận không tốt", mẹ Nhật Linh cho biết.
Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, cách đây hơn 8 tháng, cháu Lê Thị Nhật Linh (9 tuổi) trú tại thôn Bãi Sậy 3, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) khi đang sinh sống cùng bố mẹ tại Nhật Bản bị sát hại ngày 24.3.
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng nước sở tại đã vào cuộc điều tra và bắt giữ nghi phạm Shibuya Yasumasa (46 tuổi) dựa trên những bằng chứng thu thập.
Tuy nhiên, sau 2 lần bắt giữ, nghi phạm vẫn chưa nhận tội khiến cho vợ chồng anh Lê Anh Hào (SN 1982) và chị Nguyễn Thị Nguyên (SN 1986, bố mẹ nạn nhân) cùng người thân lo lắng.
Anh Hào cùng người thân mong muốn sớm kẻ thủ ác hãm hại con gái mình phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Ảnh: Đ.Tùy
Hơn 8 tháng qua là quãng thời gian dài khiến cho vợ chồng chị Nguyên cùng người thân đau khổ, trong khi dư luận trong nước cũng như Nhật Bản đang lên án mạnh mẽ mong muốn kẻ thủ ác phải đền tội trước cái chết đớn đau của bé Linh.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội vào trưa nay (29.11), chị Nguyên thông tin, từ khi xảy ra sự việc đến nay, bản thân gia đình nhận được nhiều sự động viên của mọi người và nước sở tại.
Nghi phạm Shibuya Yasumasa đang tìm mọi cách để chối tội. Ảnh: TL
"Nếu như sự việc con gái tôi xảy ra ở Việt Nam thì đối tượng đã bị xử lâu rồi, nhưng bên nước Nhật họ có quy định riêng, mặc dù cơ quan chức năng đã tìm thấy đầy đủ chứng cứ của nghi phạm nhưng hiện tại nghi phạm vẫn chối không nhận, nên phần nào khó khăn cho cơ quan tố tụng", mẹ Nhật Linh cho biết.
Trước thông tin cho rằng, sáng qua (28.11) Tòa án tỉnh Chiba (Nhật Bản) vừa xét xử đối tượng Shibuya Yasumasa và phiên tòa đã diễn ra một cách cá nhân không xét xử công khai. Thậm chí, cả 2 bên đã đưa ra những vấn đề thảo luận trước khi đưa ra khung hình phạt cuối cùng.
Chị Nguyên cùng người thân bức xúc và không hài lòng trước thông tin không đúng về sự việc. Ảnh: Đ.Tùy
Mẹ Nhật Linh cho biết: "Hiện tại tới thời điểm này vẫn chưa có phiên toà nào diễn ra liên quan đến hung thủ sát hại con gái. Đó là những thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, người thân và tạo dư luận không tốt.
Tôi khẳng định, không có chuyện gia đình hung thủ và Chính phủ Nhật bồi thường nên chúng tôi bằng lòng để tòa án Chiba xử một cách im lìm với tư cách cá nhân như thông tin đồn thổi".
Lý giải về điều này, chị Nguyên cho hay, ở Nhật Bản không có chuyện một công dân phạm tội mà Chính phủ lại phải trích tiền thuế để bồi thường gia đình nạn nhân và giúp công dân phạm tội của nước mình. Trong khi, hiện tại hung thủ đang tìm mọi cách để chối tội.
Cũng theo mẹ nạn nhân, trước khi đưa ra tòa án xét xử thì phía luật sư được gia đình mời cùng cơ quan công an, Viện kiểm sát và phía nghi phạm sẽ gặp nhau tại tòa án để cả 2 bên nêu ra những luận điểm tranh luận.
Cho nên vào hôm qua (28.11), phía cơ quan chức năng cùng luật sư bào chữa cho gia đình bé Linh và phía nghi phạm đã gặp nhau tại Tòa án Chiba để các bên nêu ra những luận điểm tranh cãi. Đặc biệt, thông tin về cuộc gặp này phía Tòa án không tiết lộ. Cho nên, có thể một số các trang mạng dịch không đúng nên mới có thông tin sai sự thật trên.
Căn nhà vợ chồng anh Hào ở quê nội tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Đ.Tùy
"Gia đình tôi đã phải trải qua những ngày tháng đau khổ nhất khi mất con nên không muốn nghe thêm bất cứ lời đồn thổi vô lý vô căn cứ nào nữa. Nỗi đau mà tên ác thú đó gây ra cho gia đình tôi là quá lớn, không từ ngữ nào có thể diễn tả hết, không gì bù đắp được. Vì vậy, không có chuyện gia đình nhận bồi thường mà im lặng cho qua. Chúng tôi sẽ theo kiện tới cùng để đòi lại công lý", chị Nguyên tâm sự.
Theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, hiện tại gia đình bé Nhật Linh đang nhận được nhiều sự động viên, chia sẻ của người dân bên nước sở tại và địa phương. Do đó, nhiều người ở các nước đã ký gửi hàng triệu chữ ký về cho gia đình để mong được đưa kẻ thủ ác ra trước pháp luật xét xử.
Theo Đức Tùy (GĐXH)
Biệt tài "sai khiến" na, nhãn ra quả trái vụ, nhà nông thu bộn tiền Ghép tạo khoanh thân vỏ cho nhãn ra trái vụ, cắt cành và tự tay "thụ phấn" để na kéo dài thời gian thu hoạch,... là những bí quyết độc đáo của các "phù thủy" nông dân miền Bắc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình và cộng đồng. Trồng nhãn cho quả trái vụ Tại huyện Khoái Châu hiện...