Trên quê hương Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải
Ba địa danh Trường Sa (Khánh Hòa), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận) đều được chính sử triều Nguyễn ghi nhận là những vùng biển đảo đã được người Việt ra khai thác và khẳng định chủ quyền từ rất sớm.
Ngày nay, ba huyện đảo này đang vươn mình trở thành những điểm sáng về phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như đang ra sức nỗ lực thực hiện cam kết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC).
Từ Lý Sơn vươn đến Trường Sa
Từ bao đời nay ngư dân huyện đảo Lý Sơn đều coi ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa là vùng biển sinh kế chính của mình. Bởi ngay từ cuối thế kỉ 16, cha ông của họ là những dân binh của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (được thành lập ở Lý Sơn – PV) đã vâng mệnh chúa Nguyễn chèo thuyền đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để đo đạc hải trình, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật và thực hiện việc thu thuế tàu thuyền các nước qua lại. Ngày nay, các hậu duệ của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có trong tay đội tàu đánh bắt xa bờ gần 600 chiếc với tổng công suất máy đạt trên 70.000 CV.
Ông Phạm Thoại Tuyền, một cư dân của Lý Sơn, người được mệnh danh là “pho sử sống” về lịch sử và chủ quyền biển đảo, cho biết, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ngư dân Lý Sơn luôn coi đây là nhà của mình bởi đó là nơi che chở, nương tựa cho họ trong mỗi chuyến đi biển xa, là nơi họ có thể ghé qua để tiếp tế lương thực, nước uống, xăng dầu, sửa chữa tàu thuyền, khám chữa bệnh… để những chuyến hải trình an toàn và dài ngày hơn.
Những năm gần đây, kể từ khi EC ra cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam (năm 2017), tỉnh Quảng Ngãi cũng như huyện đảo Lý Sơn đã vào cuộc quyết liệt triển khai các khuyến nghị của EC. Nhiều chương trình như “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, “Biên phòng đồng hành với ngư dân”… được triển khai mạnh mẽ nhằm hướng dẫn, cung cấp thông tin kịp thời cho ngư dân biết về vùng biển được phép khai thác và vùng biển không được phép khai thác, cũng như những hệ lụy khi vi phạm IUU nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng cho ngư dân Lý Sơn trong mỗi chuyến ra khơi.
Ngư dân Nguyễn Văn Chí, thuyền trưởng tàu cá QNg 96539-TS, người có hơn 20 năm bám biển ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, cho biết: “Trước đây, chúng tôi suy nghĩ rất đơn giản rằng chim trời cá nước, ở đâu có cá nhiều thì đánh bắt nên nhiều khi có tình trạng khai thác sang ngư trường nước bạn. Còn bây giờ được các lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nên ngư dân chỉ khai thác trong phạm vi vùng biển của nước mình”.
Tuabin điện gió được lắp đặt trên đảo Phan Vinh. Ảnh: VNP
Từng là địa phương có số lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đứng thứ 2 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhưng hai năm qua huyện đảo Lý Sơn không ghi nhận trường hợp ngư dân vi phạm. Nhiều ngư dân cho biết, kể từ khi được quán triệt việc cam kết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu, các tàu cá ra khơi đều tuân thủ việc mở thiết bị giám sát hành trình để ngành chức năng theo dõi, giám sát; nghiêm chỉnh chấp hành việc không đánh bắt cá ở vùng biển nước bạn và thực hiện việc ghi chép nhật kí hành trình, truy xuất nguồn gốc thủy sản rõ ràng, đầy đủ.
Chùa Vinh Phúc trên đảo Phan Vinh A (huyện đảo Trường Sa) uy nghiêm giữa biển khơi. Ảnh: VNP
Video đang HOT
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển nghề cá đánh bắt xa bờ theo hướng bền vững, Lý Sơn còn chủ trương phát triển du lịch dựa trên hai thế mạnh là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và các di tích, lễ hội truyền thống, tâm linh nổi tiếng gắn liền với lịch sử chủ quyền biển đảo Tổ quốc như: Âm Linh tự, Đình làng An Vĩnh, Quần thể mộ gió lính Hoàng Sa, Nhà trưng bày lưu niệm và tượng đài Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa…
Trên quê hương của Đội Bắc Hải
Cảng Phú Quý được xây dựng như một âu thuyền, là nơi hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ neo đậu trong khi chờ lấy nhiên liệu, nước ngọt hoặc để đưa sản phẩm thủy sản lên bờ bảo quản, sơ chế. Ảnh: Thông Hải/ Báo ảnh Việt Nam
Điện gió Phú Quý có công suất lắp máy 6 MW với 3 tua bin, cung cấp hàng năm khoảng 25,4 triệu kWh/ năm. Ảnh: Thông Hải/ Báo ảnh Việt Nam
Ngược thời gian về thế kỉ 17, cùng với việc lập Đội Hoàng Sa ở Lý Sơn thì chính quyền chúa Nguyễn đồng thời cũng thành lập Đội Bắc Hải ở Bình Thuận có chức năng tương tự là khai thác hải sản và thu nhặt sản vật từ quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, Côn Lôn, Hà Tiên và các xứ Bắc Hải. Đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản nên có tên chung là Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (tại vị 1738-1765), chính quyền Đàng Trong đã tổ chức trên đảo Phú Quý 14 làng và 1 ấp. Từ các làng và ấp sơ khai ngày nào giờ đây Phú Quý đã trở thành một huyện đảo trù phú với dân số lên đến gần 30.000 người. Ngày nay, những hậu duệ của Đội Bắc Hải năm xưa đã xây dựng được một đội tàu đánh bắt cá xa bờ hùng hậu lên đến 1.500 chiếc có công suất từ 90 CV/chiếc trở lên. Và cũng như cha ông xưa, họ vẫn coi ngư trường từ Quần đảo Trường Sa đến Hà Tiên là ngư trường truyền thống của mình.
Từ tiền đề đó, Phó Bí thư Huyện ủy Phú Quý Lê Hồng Lợi cho biết, huyện đảo xác định phát triển kinh tế với trụ cột là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch. Để thúc đẩy việc đánh bắt xa bờ, Phú Quý phát triển mạnh loại hình tàu hậu cần nghề cá nhằm thu mua hải sản, cung cấp nguyên liệu, nhu yếu phẩm cho ngư dân ngay trên biển để giúp các đội tàu có thể vươn xa bám biển dài ngày.
Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây, Phú Quý cũng triển khai thực hiện tốt việc cam kết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu. “Từ năm 2018 đến nay, đảo Phú Quý không còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài do chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, vận động bà con thực hiện đầy đủ các quy định về đánh bắt xa bờ”, ông Lê Hồng Lợi cho hay.
Ngoài tiềm năng về thủy sản, Phú Quý còn được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hoang sơ với những bãi tắm biển tuyệt đẹp. Theo nhiều công ty lữ hành du lịch, đảo Phú Quý với các địa danh như: gành Hang, dốc phượt, mộ Thầy, chùa Linh Sơn, lạch Dù, điểm ngắm hoàng hôn tại vịnh Triều Dương, bờ kè Ngũ Phụng… rất phù hợp cho hướng đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá, mạo hiểm.
Toàn cảnh bãi cát nhỏ gành Hang ở đảo Phú Quý. Ảnh: Thông Hải/ Báo ảnh Việt Nam
Với cảnh quan hoang sơ, nhiều nắng, gió, san hô, những bãi biển đẹp, không khí trong lành, và nhất là con người hiền hòa, hiếu khách, Phú Quý đang nỗ lực xây dựng một thương hiệu du lịch gắn liền với những đặc trưng riêng dựa trên thế mạnh về biển đảo để phát triển thành những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, quyến rũ thu hút du khách trong và ngoài nước.
"Đưa tay lên nào", cùng nhau 3N2Đ khám phá đảo Phú Quý - "hòn đảo xanh" giữa biển khơi của Bình Thuận
Mùa hè này, còn gì bằng khi được nạp vitamin sea cùng hội chị em ở đảo Phú Quý hoang sơ (tỉnh Bình Thuận).
Cùng theo chân cô bạn Lhy Vy 3N2Đ khám phá hòn đảo xinh đẹp này nha!
Đảo Phú Quý (hay còn được gọi là Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu,...) là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận có diện tích khoảng 16km2, nằm cách thành phố Phan Thiết 120km. Thời gian trở lại đây, đảo Phú Quý là một trong những điểm đến được các tín đồ yêu thích bởi khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ mà nên thơ. Chả trách mà chuyên trang du lịch của CNN nổi tiếng đã bình chọn đảo Phú Quý là một trong những bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á.
Mới đây, trong group Check in Vietnam, cô bạn Lhy Vy có chia sẻ về chuyến đi 3N2Đ tại đảo Phú Quý của mình cùng 2 người bạn nữa. Cùng đọc bài review của nhóm cô bạn nha!
Đảo Phú Quý được mệnh danh là "hòn ngọc xanh" giữa biển khơi
Di chuyển tới đảo Phú Quý:
- Từ tp. HCM - Phan Thiết: nhóm cô bạn Vy di chuyển bằng xe giường nằm Tâm Hạnh để tới Phan Thiết, giá vé 130.000 vnđ/người/chiều. Ngoài ra, bạn có thể chọn hãng xe Phương Trang, Hạnh cafe hoặc tàu hỏa để tới Phan Thiết nha (khoảng 3-5 giờ di chuyển)
- Thành phố Phan thiết - đảo Phú Quý: di chuyển bằng tàu là cách duy nhất để ra được đảo. Nhóm Lhy Vy đi tàu cao tốc Phú Quý Express mất khoảng 2:30 phút là tới được đảo. Nếu bạn say sóng thì nên book vé giường nằm nha. Thêm một tips nhỏ nữa là bạn nên book vé tàu khứ hồi trước 1-2 tuần và ra cảng trước 1tiếng để lấy vé nha. Giá vé tàu 350.000 vnđ/người/chiều.
Lịch trình 3N2Đ khám phá đảo Phú Quý:
Ngày 1: Cột cờ Chủ quyền - Hải sản Làng Bè - Hòn Tranh
Đặt chân tới đảo, bạn sẽ có HDV đón ngay tại cảng để cùng di chuyển về khách sạn nghỉ ngơi.
Địa điểm tham quan ngày 1:
- Cột cờ Chủ quyền - một trong 7 cột mốc đánh dấu chủ quyền của Việt Nam bạn không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý. Đặc biệt phía sau cột cờ có view nhìn ra eo biển rất đẹp nữa bạn nha!
- Ăn hải sản Làng Bè: Còn gì bằng khi được ngồi giữa biển ăn hải sản tươi sống với giá hợp lý (khoảng 200-300.000 vnđ/người). Các món bạn nên thử trên đảo là nhum nướng, cá bò giáp, cua huỳnh đế, hàu đảo, tôm hùm,...
- Hòn Tranh: Nhóm Vy ra hòn Tranh lúc 14:00 để lặn ngắm san hô, câu cá, tắm biển,... (giá vé 250.000 vnđ/người, bao gồm các dịch vụ trên). Chiều về, bạn có thể lên nóc cano để đắm mình trong khung cảnh biển khơi lúc hoàng hôn rực rỡ.
Ngày 2:
Nhóm cô bạn thuê Jeep tour với giá 1 xe là 1.200.000 vnđ/ngày, bạn sẽ được chở đi tham quan khắp đảo.
Xe Jeep sẽ chở bạn tới những địa điểm: Vịnh Triều Dương - Dốc Phượt - Gành Hang - Hồ Vô Cực (đường đi xuống hơi khó khăn nhưng xuống rồi thì không muốn đi lên nữa, bạn có thể chuẩn bị đồ bơi để xuống đây check in hoặc tắm biển nhé) - Dinh Mộ Thầy - Hồ cá ngay cạnh Dinh Mộ - Chùa Linh Sơn - Phong Điện Phú Quý (Quạt gió) - Núi Cao Cát (nơi cao ở nhất trên đảo) - Đền Thờ Công Chúa Bàn Tranh
Lưu ý: Bạn nên book Jeep tour trước 2 tuần để chắc chắn có xe nhé, vì trên đảo hiện tại chỉ có 3 chiếc xe Jeep.
Ngày 3:
Ngày cuối trên đảo, nhóm cô bạn đi tàu về lại đất liền và quay lại Sài Gòn.
Ở đâu trên đảo Phú Quý:
Dù đảo vẫn còn hoang sơ nhưng du lịch ở đây đang bắt đầu phát triển nên bạn sẽ không khó để kiếm khách sạn hay nhà nghỉ. Nhóm Vy thuê khách sạn nằm ngay trung tâm với giá 600k/phòng đôi với đầy đủ các tiện nghi như có máy lạnh, thang máy, view hướng ra biển,...
Ăn gì trên đảo Phú Quý:
Đến đảo thì tất nhiên phải ăn hải sản rồi, các bạn có thể ăn hải sản tại quán Long Vĩ với giá hợp lý, quán hải sản Hải Thắm (đồ ăn mang đậm hương vị của dân đảo, ở đây chỉ bán những món truyền thống của đảo nên mùi vị rất đặc biệt)
Quán Bò Nóng Ngọc Tình - ra đảo mà ăn thịt bò nghe có vẻ kỳ lạ nhưng cô bạn Vy đặc biệt khuyên các bạn không thể bỏ qua món này. Bò trên đảo được ăn những loại cỏ dược liệu nên mùi vị rất thơm và ngọt.
Lưu ý khi ra đảo:
- Thời gian lý tưởng tham quan đảo: tầm đầu tháng 2 tới tháng 6 âm lịch (thời điểm biển xanh, êm đềm)
- Bạn nên liên hệ trước với HDV địa phương để có những trải nghiệm tốt nhất khi tới đảo. Bạn có thể nhờ HDV địa phương book vé tàu thuê xe máy và khách sạn trước luôn nha.
- Tổng chi phí cho chuyến đi của nhóm cô bạn là 3N2Đ 2.800.000 vnd/người (đã bao gồm vé tàu, cano và tour Jeep)
Tôi ngắm Moai khổng lồ tại hòn đảo bí ẩn nhất hành tinh Easter Island (đảo Phục Sinh) được mệnh danh là hòn đảo xa xôi và bí ẩn nhất hành tinh. Đây cũng là quê hương người Rapa Nui và gần 1.000 Moai khổng lồ phân bổ rải rác khắp đảo. Một quần thể tượng Moai tại đảo Phục Sinh. Nằm đơn độc giữa Thái Bình Dương, đảo Phục Sinh là cột mốc đánh dấu...