Trên đỉnh Ba Thê…
Bạn ngại leo núi nhưng lại thích khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những truyền thuyết dân gian và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, hãy đưa ngay núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) vào lịch trình. Không cao như núi Cấm, không có nhiều công trình được đầu tư quy mô nhưng núi Ba Thê sẽ khiến những ‘tín đồ’ xê dịch thích thú với vẻ hoang sơ hùng vĩ với những câu chuyện huyền bí, đôi khi vẫn còn là ẩn số với người dân nơi đây!
Cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 40km, núi Ba Thê hiện ra xanh ngút ngàn, nằm vững chãi, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian. Đây là một trái núi trong cụm núi Ba Thê gồm 5 núi cũng thuộc huyện Thoại Sơn, đó là: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc.
Núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221m, chu vi khoảng 4.220m2, nằm lẻ loi giữa cánh đồng Tứ giác Long Xuyên, thuộc thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được tu sửa để phục vụ du lịch. Đường dài chừng 2km, tráng xi-măng phục vụ nhu cầu du lịch và đi lại của người dân địa phương.
Để lên núi có thể đi xe gắn máy hoặc đi bộ. Tôi chọn cho mình cách thứ nhất là đi xe lên để có thể tham quan trọn vẹn những địa điểm tâm linh, thu hút khá đông khách hành hương vào những ngày lễ, Tết.
Rất may, tôi được anh Quang Chính – người địa phương khá am tường về đường đi, nước bước trên núi Ba Thê là “hướng dẫn viên du lịch” nên rất hào hứng. Vậy, cái đẹp trên đỉnh núi Ba Thê là gì, câu chuyện ly kỳ, huyền bí từ đâu…?
Đường lên núi Ba Thê
Theo người đồng hành cùng tôi thì, núi Ba Thê có 2 đỉnh, dân gian thường gọi là: chót ông Tà và chót Sơn Tiên. Mất độ 10 phút để đi xe đến 2 điểm tham quan ấy. Như đã giới thiệu, đoạn đường khá dễ đi, dốc không quá cao, đôi khi chỉ là những khúc cua nối tiếp nhau như “thử” tay lái của “tài xế”.
Càng lên cao, chúng tôi cảm nhận rất rõ sự trong lành, ưu ái của thiên nhiên dành cho núi Ba Thê. Khí hậu mát mẻ với cây cối xanh um nối nhau chạy tít tắp lên đến đỉnh núi. Xen lẫn là những khối đá với nhiều hình thù, to nhỏ khác nhau như tô điểm thêm sự huyền bí của núi rừng.
Lên được giữa núi, tai chúng tôi bị ù rất nhiều, ai không quen leo núi có lẽ sẽ hơi giật mình, lo sợ. Nhưng đó là hiện tượng rất bình thường và sẽ hết khi chúng ta lên đến đỉnh núi.
Video đang HOT
Dấu tích của bàn chân Tiên
Điểm đầu tiên chúng tôi ghé chiêm ngưỡng là Sơn Tiên tự (chùa Sơn Tiên). Một ngôi chùa nhỏ, khá khiêm tốn, cao chót vót trên đỉnh núi. 4 mặt chùa thoáng đãng, giáp với không gian rộng lớn, mênh mông của đất trời, dù đứng ở sân chùa nhưng gió cứ tăm tắp vào mặt, một cảm giác thật thích thú với những ai muốn tìm về thiên nhiên.
Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng 8m. Cũng ở sân chùa, có vết tích một bàn chân Tiên trên 1 phiến đá cao. Dân gian tương truyền, đây là bàn chân Tiên, cụ thể là bàn chân trái, nhìn kỹ có thể nhận ra cả các ngón chân.
Còn bàn chân Tiên bên phải thì nằm cách đó khá xa, trên đỉnh núi Sập (Thoại Sơn). Sự kỳ diệu, thú vị về dấu tích 2 bàn chân Tiên ở 2 ngọn núi của Thoại Sơn cũng là câu chuyện rất dài, thu hút không ít du khách tham quan, chiêm ngắm.
Phóng tầm mắt xa xuống chân núi là những mái nhà nhỏ xinh, xen lẫn màu xanh mạ non của những thửa ruộng bạt ngàn, một phong cảnh thật hùng vĩ. Đã có nhiều đoàn khách tìm đến đây rồi yêu mến cảnh đẹp nơi này mà nghỉ lại qua đêm để tìm về chính mình trong cái tịnh của thiên nhiên.
Tượng Phật Quan Âm uy nghiêm ở Sơn Tiên tự
Chia tay Sơn Tiên tự, tôi được dẫn đi chiêm ngắm những địa điểm khác cũng khá thú vị. Phía Bắc của núi là các danh thắng khác như: hang Ông Hổ, Linh Sơn tự, Thạch Đại Đao (một phiến đá giống cây đao lớn), chót Ông Tà hay hang Chơn Thiện.
Ngược xuống núi, cách Sơn Tiên tự không xa chính là hang Ông Hổ. Người dân ở đây truyền rằng, xưa kia, trong hang ấy có 1 con hổ vằn 3 chân sinh sống. Thỉnh thoảng, có người gặp nó xuất hiện nhưng rất hiền lành, chưa bao giờ làm hại ai. Lâu sau đó, người ta không gặp lại con hổ ấy nữa, cũng không ai biết hổ đã đi đâu nên lập 1 bàn thờ, khắc tượng hổ ngay tại hang trước kia nó ở.
Rẽ sang hướng khác, chạy chừng vài trăm mét, Thạch Đại Đao là nơi chúng tôi dừng chân. Cũng lại là câu chuyện ly kỳ xoay quanh cây Thạch Đại Đao ấy. Cách đây không lâu, giữa 1 đêm mưa gió, sấm sét dữ dội, 1 một phiến đá giống cây đao lớn xuất hiện. Nhưng đến sáng, người dân mới phát hiện, sự hiếu kỳ đã thu hút rất nhiều người đến xem. Rồi phiến đá ấy được kéo lên, đặt trang nghiêm ở trên cao để thờ phượng. Cái tên Thạch Đại Đao cũng là từ đó.
Thạch Đại Đao
Sách Gia Định thành thông chí của danh thần Trịnh Hoài Đức có chép: “Ba Thê sơn, cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, cách phía tây bến Thoại Hà 18 dặm rưỡi, 3 ngọn vươn xanh chập chùng cổ thụ tươi mát, cấm dân không được chặt.
Mặt trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Thoại Ngọc Hầu nhân đó đào cho thông ra, rộng 20 tầm để cho thuyền bè đi lại. Người Cao Miên ở theo triền núi và đường rừng, họ vừa sống bằng nghề săn bắn ở núi, lại còn câu cá ở ao chằm, thu được 2 mối lợi”.
Để nói hết vẻ đẹp của núi Ba Thê có lẽ sẽ còn rất nhiều. Tôi xin dừng bút tại đây để các bạn tự mình khám phá những thú vị ấy trong hành trình của riêng mình!
Giá trị du lịch của lễ hội
Du lịch đã trở thành một phần của cuộc sống và trở thành ngành công nghiệp quan trọng trong cơ cấu kinh tế toàn cầu. Trong bài viết này, xin đề cập những thông tin khảo cứu thú vị về sự hình thành của ngành công nghiệp du lịch và những giá trị của du lịch lễ hội - loại hình được ưa chuộng từ lâu đời.
Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm bánh dân gian Nam bộ. Ảnh: DUY KHÔI
Du lịch thuở sơ khai
Những dấu ấn đầu tiên về việc đi du lịch của con người xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Khi đó, tuy khái niệm "du lịch" chưa ra đời nhưng các chuyến đi với mục đích du lịch đã xuất hiện và đa phần thuộc về tầng lớp giàu có với mục đích tham quan các công trình kiến trúc, văn hóa, học tập ngoại ngữ... ến thế kỷ VII, những người là tín đồ của các tôn giáo đã thực hiện những chuyến đi xa vì nhu cầu sức khỏe, tôn giáo và ngắm nhìn thắng cảnh trên đường đi. Ở phương Tây, năm 1271, Marco Polo đã có chuyến đi kéo dài hơn 20 năm, từ Ý tới Trung Quốc và nhiều nơi ở phương ông, trong đó có thương cảng ại Chiêm (nay là Hội An). Tiếp đó, một loạt các chuyến hải hành và phát kiến địa lý nổi tiếng của Cristoforo Colombo, Vasco de Gama và Ferdinand Magellan đã được thực hiện. Những chuyến đi này đã mở hướng cho hoạt động lữ hành quốc tế trên phương tiện vận tải thủy(1).
Như vậy nhu cầu du lịch hay hưởng thụ văn hóa đã có từ xa xưa. Có điều lúc bấy giờ chưa được phổ biến. Du lịch hiện đại có thể bắt nguồn từ các chuyến Grand Tour vào thế kỷ XVIII tại châu Âu, là chuyến đi của giới thanh niên thượng lưu các nước Tây và Bắc Âu tới các quốc gia khác nhằm trải nghiệm, khám phá và học hỏi văn hóa, nghệ thuật. Phong trào này phát triển mạnh hơn và lan rộng ra các tầng lớp khác khi các tuyến đường sắt được xây dựng. Lượng hành khách, thời gian du lịch của khách và các dịch vụ gia tăng đã dẫn tới sự hình thành thị trường du lịch; sự xuất hiện của tàu hỏa cũng dẫn tới dịch vụ đặt chỗ.
Năm 1841, Thomas Cook - một nhà du lịch và nhà kinh tế người Anh, đã đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh lữ hành hiện đại. Ban đầu, ông tổ chức chuyến đi cho 570 người tới dự hội nghị trên một chiếc tàu từ Leicester tới Longborough dưới hình thức một tour hướng dẫn (sau này gọi là du lịch công vụ). Ông cũng ký hợp đồng riêng với công ty đường sắt tư nhân với chi phí thuê được tính bằng một nửa giá vé thông thường. Chuyến đi đã diễn ra rất thành công và nhiều người đã học theo Thomas Cook để tiếp tục mở ra các dịch vụ lữ hành. Năm 1812, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới. Năm 1845, ông mở hãng lữ hành ở Leicester, đây được coi là hãng lữ hành đầu tiên theo nghĩa hiện đại. Thời gian đầu, ông đã tổ chức một loạt các chuyến đi tới các điểm du lịch lý thú ở Anh, Scotland, viết sách hướng dẫn du lịch và ký các hợp đồng trọn gói phục vụ các chuyến viếng thăm tới các lâu đài. Thomas Cook cũng là người đã phát minh một số khái niệm trong lĩnh vực du lịch như giá vé đoàn, tour trọn gói, vé đường sắt quốc tế, coupon thanh toán tại khách sạn... Năm 1927, Cook đã tổ chức chuyến bay thuê bao (charter flight) đầu tiên cho du khách từ New York tới Chicago để tham dự một trận đấm bốc.
Du lịch thế giới tiếp tục được đẩy mạnh cùng lúc với phát triển của các phương tiện vận tải. Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, ngành du lịch trên thế giới đã phát triển rất mạnh. Sau đó, các tổ chức quốc tế và khu vực về du lịch và dịch vụ du lịch ra đời. Trên cơ sở Nghị quyết trù bị về thành lập Tổ chức Du lịch thế giới họp ngày 27-9-1970, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã chính thức được thành lập ngày 2-1-1975 thuộc Liên Hiệp Quốc. ây là tổ chức quốc tế về du lịch lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các hoạt động du lịch của hầu hết các quốc gia. Ngày 27-9 hằng năm được chọn là Ngày Du lịch thế giới(2).
Giá trị của du lịch lễ hội
Trong số các loại hình, du lịch lễ hội vừa có lịch sử lâu đời vừa vẫn thịnh hành trong đời sống hiện đại, nhất là ở đất nước giàu bản sắc văn hóa truyền thống như Việt Nam. ó là tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trong thời điểm trùng với thời gian lễ hội truyền thống bản địa, giúp du khách tìm hiểu và cảm nhận những giá trị văn hóa, phong tục, đời sống lao động sản xuất thông qua hoạt động tại lễ hội(3). Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính tổng hợp, bao gồm: tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, cảnh quan, diễn xướng, trò chơi... nên chính tính tổng hợp này đã đáp ứng các tiêu chuẩn của một điểm du lịch.
Hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI
Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hóa, điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình tài nguyên du lịch nhân văn luôn sóng đôi. Di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng vật chất, còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến với đời thường. Khách du lịch thường có nhu cầu tham dự các lễ hội và cảm thấy có sự hòa đồng. Những cuộc hội hè như vậy đã được gắn chặt vào đời sống văn hóa của cả khu vực hay mỗi quốc gia. Chính tại đây, tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết giữa các cá nhân được bộc lộ rõ ràng nhất.
Lễ hội và du lịch có điểm chung là do con người tạo nên và phải dựa vào đám đông, đáp ứng nhu cầu của đám đông để tồn tại và phát triển. Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng có khả năng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong đời sống tinh thần mỗi thành viên trong cộng đồng, của cộng đồng và toàn xã hội. Lễ hội thường được tổ chức vào những thời điểm nhất định trong một không gian là danh lam thắng cảnh, di tích hoặc ở những thiết chế văn hóa phù hợp. Chính sự gắn kết giữa cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như vậy đã tạo nên sự hấp dẫn du lịch lâu dài và bền vững. Lễ hội vì vậy thu hút khách du lịch và ngược lại khách du lịch - hay nói chính xác hơn là hoạt động du lịch - thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và phát triển lễ hội(4).
Ở vùng Tây Nam Bộ, mật độ lễ hội tuy không nhiều, nhưng vẫn có những lễ hội lớn thu hút hàng triệu du khách từ các nơi đổ về, điển hình nhất là Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Các lễ hội cúng đình, nghinh Ông, lễ hội Nguyễn Trung Trực... thu hút hàng chục ngàn lượt người đến dự lễ. Các lễ hội này cùng với dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, quà lưu niệm... hằng năm đã tạo nguồn thu rất lớn cho ngân sách địa phương, giúp địa phương có kinh phí bảo dưỡng, trùng tu di tích, chăm lo an sinh xã hội. Tại TP Cần Thơ, các lễ hội truyền thống, nhất là ở các đình thần mà điển hình như ình Bình Thủy, được tổ chức với các nghi thức được truyền thừa, đồng thời mở rộng tổ chức các hoạt động thu hút du khách trên nền tảng sinh hoạt văn hóa như làm bánh dân gian, trưng bày hoa kiểng... dần trở thành sự kiện văn hóa thu hút du khách.
Có thể nói, lễ hội là nguồn tài nguyên của du lịch trên cơ sở các hoạt động du lịch khai thác và phát triển nguồn tài nguyên này phù hợp với văn hóa, phong tục và cộng đồng dân cư bản địa.
Khám phá văn hóa đa sắc màu của Tú Lệ vào hè Không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp giao thoa sắc màu văn hoá dân gian, thung lũng Tú Lệ (Yên Bái) xanh mát còn là điểm trốn nóng trong những ngày hè tháng 6. Ảnh: Nguyễn Anh Đức. Nằm giữa miền núi non thanh sơn bích thủy, thung lũng Tú Lệ giữ mức nhiệt thấp với cơn gió mát lạnh, mang đến cảm...