Trên da chân xuất hiện những đốm đen nhỏ, phải làm gì?
Viêm nang lông là một tình trạng phổ biến, khi trên da chân xuất hiện những đốm đen nhỏ như những nốt mụn.
Viêm nang lông thể nhẹ là do tiếp xúc với dao cạo, làm lông mọc ngược và là nguyên nhân gây ra sự xuất hiện của những nốt mụn đen – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Những nốt mụn này là nang lông hoặc lỗ chân lông nở to có chứa hỗn hợp dầu, vi khuẩn và da chết.
Sau khi cạo lông chân, không khí tiếp xúc với dầu sẽ bị ô xy hóa và trở nên sẫm màu. Viêm nang lông thường không ngứa hay đau.
Viêm nang lông là một tình trạng phổ biến. Có nhiều dạng, dẫn đến sự xuất hiện của những nốt mụn nhỏ màu đen. Viêm nang lông thể nhẹ là do tiếp xúc với dao cạo, làm lông mọc ngược và là nguyên nhân gây ra sự xuất hiện của những nốt mụn đen, theo Brightside.
Sau đây là những nguyên nhân có thể gây viêm nang lông:
1. Cạo lông chân
Viêm nang lông có tính di truyền và xảy ra thường xuyên nhất ở những người có lông rậm trên cơ thể, nhưng cạo lông chân là một trong những lý do chính gây ra tình trạng khó chịu này, theo Brightside.
Cạo bằng dao cạo cũ hoặc không thoa kem, có thể khiến da bị kích ứng, vùng da xung quanh nang lông sẫm màu và xuất hiện các chấm đen trên da.
2. Da khô
Mặc dù da quá khô cũng không làm lỗ chân lông bị thâm, nhưng dễ bị kích ứng do dao cạo.
Da khô cũng làm cho các nốt mụn đen lộ rõ hơn. Viêm nang lông dễ phát triển hơn khi da thiếu độ ẩm.
Video đang HOT
Cạo bằng dao cạo cũ hoặc không thoa kem, có thể khiến da bị kích ứng, vùng da xung quanh nang lông sẫm màu và xuất hiện các chấm đen trên da – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một bệnh lý da phổ biến, các mụn sần này thường nổi trên cánh tay, đùi, má hoặc mông.
Nguyên nhân là do sự tích tụ của lớp sừng ở lỗ chân lông, làm nghẽn lỗ chân lông, theo thời gian tuyến nhờn bên dưới và lớp sừng ngày càng dày, tạo ra các mụn sần sùi.
Dày sừng da xuất hiện khi da quá khô, thường gặp ở những người sống ở vùng khí hậu có độ ẩm thấp hoặc thường xuyên bơi trong bể bơi chứa nhiều hóa chất.
Cách loại bỏ bệnh viêm nang lông
Làm mềm da trước khi cạo bằng cách thoa kem hoặc gel. Rửa sạch sau mỗi lần cạo và thay lưỡi dao thường xuyên để tránh kích ứng. Cạo theo hướng lông mọc là từ trên xuống, theo Brightside.
2. Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ da chết và giúp lông mới mọc dễ dàng hơn và ngăn ngừa lông mọc ngược. Tẩy da chết thường xuyên cũng hỗ trợ ngăn ngừa viêm nang lông tái phát.
3. Điều trị y tế
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, thì nên thử các phương pháp điều trị y tế bao gồm điện phân và liệu pháp laser tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
Điện phân sử dụng điện nhằm vào các nang lông bị kích thích, ngăn lông phát triển, ngăn lông mọc ngược và làm giảm khả năng bị viêm nang lông.
Điều trị bằng laser là phương pháp tẩy lông an toàn nhằm vào nhiều nang lông cùng một lúc, theo Brightside.
10 nguyên nhân gây ngứa chân và cách điều trị
Ngứa chân thường không nghiêm trọng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Khô da: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng khô, da chân sẽ bị nứt, bong tróc, thô ráp kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Côn trùng cắn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa chân hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, chóng mặt...
Cạo lông: Việc cạo lông chân sai cách có thể gây ra tình trạng lông mọc ngược, hình thành những nốt mụn mủ, sưng đỏ và gây ngứa vùng da chân.
Dị ứng: Tình trạng ngứa cũng xảy ra nếu bạn dị ứng với các sản phẩm làm đẹp hoặc vệ sinh sử dụng cho da chân: kem tẩy lông, kem dưỡng da...
Tiểu đường: Ngứa chân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường do mức bị mất kiểm soát gây ngứa.
Viêm nang lông: Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của một cụm mụn ngứa trên chân, khu vực xung quanh cụm mụn đỏ lên và đau rát.
Giãn mạch máu: Một số người cảm thấy ngứa trong hoặc sau khi đi bộ, chạy bộ và tập luyện do khi hoạt động, mao mạch ở chân giãn nở, làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp và các dây thần kinh xung quanh gây ngứa tạm thời.
Hội chứng chân không yên (RLS) là tình trạng khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, khó chịu ở chân, khi người bệnh nghỉ ngơi chân có thể có cảm giác ngứa, khó chịu.
Tác dụng phụ của thuốc của một số loại thuốc có thể gây ra cảm giác ngứa và thường không đi kèm phát ban hoặc nổi mề đay.
Mặc dù không phổ biến nhưng ngứa chân có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như u lympho, ung thư da, bệnh thận tiến triển, bệnh gan, bệnh tuyến giáp...
Bên cạnh sử dụng thuốc, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau để giảm ngứa chân: Chườm lạnh, tắm nước ấm, tắm với yến mạch...
Bác sĩ mách cách điều trị viêm nang lông Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng da với các sẩn đỏ, mụn mủ xung quanh nang lông khiến người bệnh mất tự tin hoặc có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng. Viêm nang lông là gì? Theo ThS BS. Trần Ngọc Khánh Nam - Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, viêm...