Trên “công trường” A Róc – A Bả
Nằm chênh vênh trên sườn núi, bản A Róc – A Bả (cụm bản I Reo, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) lúc nào cũng quẩn quanh trong bộn bề thiếu thốn.
Trước khó khăn của đồng bào, những người lính Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế không nề hà vất vả, giúp bà con làm nhà, mang đến từ tấm áo, hạt gạo, cây trồng, vật nuôi và cả trường học cho trẻ em. Nơi đây, khó khăn đang dần đi qua, chỉ còn tình người ở lại.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm giúp thi công cống ngầm trên đường sang bản A Róc – A Bả. Ảnh: Trúc Hà
4 giờ sáng, anh nuôi của Trạm Kiểm soát Biên phòng Hồng Thượng đã dậy, nổi lửa nấu cơm để kịp đến 5 giờ cho bộ đội ăn sáng, 5 giờ 30 phút ra “công trường”. Hơn tháng nay, kể từ khi con đường từ bản A Róc – A Bả đi sang Hồng Thượng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam) được thi công, để đẩy nhanh tốc độ, Đồn Biên phòng Nhâm đã nhận giúp đỡ bản A Róc – A Bả thi công các hạng mục đổ cầu, cống. Đó là công việc nặng nhọc nhất, cũng đòi hỏi kỹ thuật cao, sai sót sẽ làm vỡ kết cấu, hậu quả là cống không trụ nổi một mùa mưa.
Là y sĩ, Thượng úy Trần Tuấn Ninh vốn rất cẩn thận, bởi vậy, được anh em tín nhiệm “bầu” làm “tổng công trình sư”, “kĩ sư trưởng”. Anh đọc rất kĩ bản vẽ và yêu cầu mọi người làm đúng từng chi tiết. Thiếu tá Nguyễn Thành Trọng, Phó Đồn trưởng dù công việc nhiều nhưng cũng cố gắng bố trí thời gian để ngày nào cũng có mặt đôn đốc công việc và động viên cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ. Con đường dần được hoàn thiện trong sự cố gắng của những người lính Biên phòng và sự mong chờ từng ngày của người dân hai bên biên giới.
Kể từ khi con đường thi công, gần như ngày nào, ông Su Mây, Trưởng bản A Róc – A Bả cũng ra chỗ cán bộ, chiến sĩ Biên phòng Việt Nam đang làm. Trưởng bản Su Mây nói được tiếng Việt nên ông nói chuyện với tất cả mọi người. Nhưng mỗi lần ra công trường, ông đều mong gặp Đội trưởng Đội Kiểm soát hành chính, Đồn Biên phòng Nhâm, đó là Đại úy Lê Minh Nhã. Anh là người Pa Cô, sinh ra và lớn lên ở A Lưới. Ông Su Mây vốn được sinh ra ở Việt Nam, do chiến tranh, loạn lạc, gia đình di cư sang Lào và ở lại luôn từ đó đến nay, nên giờ vẫn còn rất nhiều họ hàng ở A Lưới. Dù ở Lào, nhưng trong bản, nhiều gia đình vẫn giữ phong tục cũ, nói tiếng Pa Cô và tiếng Việt. Đến đây công tác, Đại úy Lê Minh Nhã tự nhận mình là “họ hàng gần nhất” với người dân A Róc – A Bả, Lào.
Video đang HOT
Vì đường đang ngổn ngang thi công nên chúng tôi khá vất vả mới đến được bản A Róc – A Bả. Đàn ông đi nương, trong bản chỉ còn người già, trẻ con. Trưởng bản Su Mây đưa chúng tôi đi thăm bản, chỉ rõ những “dấu ấn” của BĐBP Việt Nam giúp bà con, như: Điểm trường A Róc – A Bả, dãy nhà xây duy nhất trong bản. Đây là công trình hữu nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cho bản, được Đồn Biên phòng Nhâm giám sát thi công. Đến bây giờ, người dân cụm bản I Reo vẫn chưa hết cảm kích với những người bạn bên kia biên giới vì đã cứu đói kịp thời cho 19 hộ dân.
Do tập tục du canh du cư, một bộ phận dân cư của bản đã di cư đến làm nhà trên vùng đất mới, cách đường biên giới Việt Nam – Lào khoảng 500m. Lương thực dự trữ có hạn nên hơn 1 tháng, 102 nhân khẩu nơi đây phải ăn rau rừng qua ngày. Lúc đó, Đồn Biên phòng Nhâm và xã A Đớt đã ủng hộ 500kg gạo, 100kg muối, cứu đói kịp thời và giúp bà con ổn định nơi sinh sống, định hướng làm ăn bằng việc hỗ trợ giống lúa, sắn để người dân canh tác, không còn đói khi giáp hạt.
Ông Su Mây lấy nước từ công trình nước tự chảy do Đồn Biên phòng Nhâm xây dựng cho bản A Róc – A Bả. Ảnh: Trúc Hà
Tháng 9-2009, cơn bão số 9 làm sạt lở đất gây ảnh hưởng trực tiếp đến 13 hộ dân của bản A Róc – A Bả, sập 2 ngôi nhà, 7 người chết. Đây là khu vực thường xuyên bị sạt lở nên dân bản phải di cư đến một ngọn đồi cao, cách nơi ở cũ gần 2km để dựng lán trại ở tạm, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp người dân bản ổn định cuộc sống, Đồn Biên phòng Nhâm đã kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, chăn màn, thuốc chữa bệnh và các loại giống cây, con để sản xuất; đồng thời tham mưu, vận động các hộ dân đến định cư và làm ăn sản xuất ở vùng đất mới an toàn hơn.
Đầu năm 2014, từ nguồn kinh phí gần 200 triệu đồng của Ủy ban MTTQ tỉnh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm đã góp hơn 300 ngày công lao động giúp bà con xây dựng 13 ngôi nhà và hệ thống nước tự chảy. Đến giờ, các công trình vẫn đang phát huy hiệu quả, phục vụ bà con trong bản. Thiếu tá Hồ Văn Hà, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhâm cho biết: “Mặc dù đơn vị quản lý địa bàn rộng và nhân dân trên địa bàn cũng rất cần được giúp đỡ. Nhưng chúng tôi vẫn dành sự quan tâm cho bà con bản A Róc – A Bả Lào. Đó không chỉ vì tình anh em Lào – Việt, mà còn bởi chúng tôi luôn coi đó là “hậu phương phía trước” của đơn vị”.
Đứng ở đầu bản A Róc – A Bả có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng của dải biên cương. Những nóc nhà lá trên núi non trùng điệp ẩn hiện trong mây trắng. Con sông Sê Sáp chảy từ Việt Nam sang Lào như một sự kết nối của tự nhiên, rất hữu tình. Và chúng tôi hiểu rằng, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm đã góp phần không nhỏ làm nên những ngày tươi đẹp trên biên giới hôm nay.
Trúc Hà
Theo bienphong
Quảng Ninh cho học sinh nghỉ học vì bão số 6
Do ảnh hưởng của bão số 6, ngày mai (17.9), tỉnh Quảng Ninh cho học sinh trên địa bàn nghỉ học, đồng thời huy động hơn 10.000 người tham gia chống bão.
Tỉnh Quảng Ninh huy động hơn 10.000 người tham gia chống bão số 6 ẢNH L.N.H
Ngày 16.9, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 6 tại tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo với Phó thủ tướng, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết địa phương này đã ra công điện khẩn về chủ động các biện pháp phòng chống bão Mangkhut (bão số 6). Công tác phòng chống bão đã sẵn sàng, việc theo dõi, ứng trực cơn bão được thực hiện 24/24h từ cấp tỉnh đến cơ sở. Hơn 5.000 tàu, thuyền trên địa bàn đã về nơi tránh trú an toàn; các tuyến đê, kè đã được kiểm tra, gia cố những khu vực xung yếu; công tác thông tin tuyên truyền đến người dân được tăng cường...
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với cán bộ chiến sĩ lữ đoàn Hải quân 147, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) về công tác chống bão số 6 ẢNH L.N.H
Đáng chú ý, ngày mai (17.9), tỉnh Quảng Ninh sẽ học sinh các cấp từ mầm non đến THPT nghỉ học để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh cũng hoãn các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo... trừ các cuộc họp phòng, chống bão. Trong các ngày tiếp theo, Sở này cũng sẽ cho học sinh nghỉ học, hoãn các hoạt động hội họp khi trên địa bàn nếu có mưa to, gió lớn hoặc có nguy cơ lũ quét, ngập lụt, sạt lở, trơn trượt nguy hiểm.
Theo bà Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, ngay trong ngày 16.9, các cơ sở giáo dục đã thông báo cho học sinh biết thông tin nghỉ học. Nếu học sinh không biết mà vẫn đến trường thì cơ sở giáo dục phải có phương án quản lý học sinh tại trường, hoặc bố trí cán bộ, giáo viên phối hợp với phụ huynh đưa các em về nhà.
Để phòng chống bão số 6, Quảng Ninh đã 400 bộ đội, 2.294 dân quân tự vệ cùng 20 xe ô tô, 9 tàu, xuồng, trong trường hợp khẩn cấp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Quân khu 3 huy động thêm 550 cán bộ, chiến sĩ, 34 xe máy và 9 tàu xuồng làm nhiệm vụ khi có lệnh. Công an tỉnh Quảng Ninh cũng huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ trực 24/24 giờ làm nhiệm vụ chống bão số 6.
Cũng trong ngày 16.9, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã có chỉ đạo tới các đơn vị thành viên yêu cầu dừng sản xuất tại các khu vực xung yếu, không đảm bảo an toàn.
Theo TNO
Đà Nẵng: Huy động 50 người tiếp tục khống chế đám cháy trong quán bar Vụ hỏa hoạn tại một quán bar trên đường Lê Duẩn (TP Đà Nẵng) dù được phát hiện từ 8h sáng ngày 11/9, tuy nhiên cho đến cuối giờ chiều cùng ngày, lực lượng chức năng vẫn chưa thể khống chế hoàn toàn được ngọn lửa. Đến chiều 11/9, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an thành phố Đà Nẵng tiếp tục...