Trên 4.400 nhân viên y tế trên cả nước đến hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch
Ngày 17/7, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có 24 đoàn với trên 4.400 nhân viên y tế đến chi viện cho ngành y tế thành phố khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Về việc huy động nhân lực cho các bệnh viện điều trị COVID-19 đang quá tải, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện tại TP Hồ Chí Minh đang tiếp nhận nguồn nhân lực của Bộ Y tế với khoảng 10.000 nhân lực.
Đã có trên 4.400 nhân viên y tế từ các tỉnh về hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh chống dịch.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến nay, Sở Y tế đã đón 24 đoàn công tác đến từ Sở Y tế các tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Bộ, ngành và 11 trường Cao đẳng, Đại học với tổng cộng 4.473 người; trong đó có 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên tham gia hỗ trợ.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, TP Hồ Chí Minh vừa sử dụng nguồn nhân viên y tế sẵn có của thành phố cùng với nhân viên y tế được tăng cường để thực hiện nhiều nội dung, từ lấy mẫu xét nghiệm cho đến điều tra truy vết, phục vụ bệnh viện dã chiến cũng như bệnh viện điều trị và bệnh viện hồi sức.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục điều phối nguồn nhân lực tại chỗ để đảm bảo nhân sự cho hoạt động của các bệnh viện trên địa bàn; đồng thời đề nghị các trường Đại học Y tại thành phố huy động lực lượng sinh viên tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch.
“TP Hồ Chí Minh tin tưởng với sự đồng lòng, chung tay hỗ trợ của các đơn vị sẽ sớm vượt qua khó khăn hiện nay để tiến tới mong muốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là sớm đưa Thành phố trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới”, lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành y tế quyết định triển khai chiến lược xét nghiệm tầm soát diện rộng qua test nhanh kháng nguyên và PCR nhằm truy vết F0 trong cộng đồng, nhờ vậy đã phát hiện nhiều ca F0. Tuy nhiên, với số trường hợp F0 tăng nhanh đã dẫn đến việc điều phối đến các bệnh viện điều trị chưa đáp ứng kịp thời.
“Mặc dù ngành y tế Thành phố đã nỗ lực phối hợp với các sở, ngành để mở rộng các bệnh viện dã chiến, đồng thời chuyển đổi công năng của các bệnh viện, tuy nhiên do hầu hết những bệnh viện dã chiến được thành lập từ các khu tái định cư nên cần phải sửa chữa nâng cấp”, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam cho biết.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, ngành y tế đang thêm giường bệnh, đầu tư thêm cơ sở vật chất của các bệnh viện để khắc phục tình trạng quá tải, cũng như việc chậm chuyển bệnh nhân đến các khu vực điều trị.
Video đang HOT
Công trường thi công 2 bệnh viện dã chiến gần 6.000 giường
Hàng trăm công nhân làm cả ngày và đêm để sớm hoàn thành hai bệnh viện điều trị Covid-19 được xây mới đầu tiên ở thành phố trong tháng 8.
Từ ngày 8/7, hai bệnh viện dã chiến tại quận 7 và huyện Bình Chánh với tổng quy mô gần 6.000 giường do một đơn vị tư nhân đầu tư đang gấp rút thi công để đưa vào sử dụng. Đây là hai bệnh viện dã được xây dựng mới đầu tiên ở TP HCM. Những bệnh viện dã chiến đang điều trị hiện nay đều được trưng dụng, cải tạo từ các cơ sở y tế cũ, ký túc xá, khu tái định cư...
Tại bệnh viện dã chiến ở trên đường Đào Trí (quận 7), công trình đã đạt khoảng 40% tiến độ, dự kiến hoạt động đầu tháng 8. Theo thiết kế, nơi đây có gần 2.400 giường, được xây dựng trên khu đất và nhà xưởng rộng khoảng 3 ha của một công ty.
Trong đó, khu nhà xưởng (bên phải) đang được cải tạo lại làm nơi điều trị các ca nhiễm. Bên cạnh xưởng là công trường với các dãy nhà dã chiến, sức chứa khoảng 1.500 giường.
Tòa nhà nằm ngay cổng vào vốn là văn phòng công ty nay được trưng dụng làm nơi điều hành và nghỉ ngơi của bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện.
Đến trưa 16/7, hai dãy nhà đã xong đổ bêtông sàn, làm phần khung và lợp mái hoàn chỉnh. Tổng cộng có 21 dãy nhà với hơn 400 công nhân đang thi công liên tục từ sáng tới đêm để kịp bàn giao.
Mỗi dãy nhà sẽ chia thành nhiều phòng nhỏ được thiết kế với vách ngăn là những tấm tôn cách nhiệt. Mỗi dãy có 14 phòng, một phòng rộng 36 m2 và đặt 4 giường dã chiến điều trị các ca nhiễm Covid-19.
Ở những dãy nhà khác, nhiều công nhân cùng máy móc khẩn trương dựng khung bằng sắt thép. Theo giám sát công trình, việc hoàn thành bộ khung đòi hỏi sự chính xác cao nhất vì ảnh hưởng tới kết cấu của bệnh viện.
Nhóm công nhân thi công hệ thống nước sinh hoạt cho các khu nhà. Họ đều được yêu cầu đeo khẩu trang cùng đồ bảo hộ đầy đủ.
Anh Hạnh trang bị thêm kính chống giọt bắn, đeo liên tục trong suốt thời gian thi công. "Trời nắng nóng mà đeo kính này cũng hơi ngộp xíu nhưng để an toàn phải làm vậy thôi. Mọi người ai cũng khẩn trương để bệnh viện dã chiến sớm xong, giảm áp lực cho y tế thành phố", nam công nhân 26 tuổi nói.
Ở khu vực còn lại, công nhân cùng cần cẩu, máy xúc, xe lu đang làm các công đoạn san ủi đất, lu nèn, đổ bêtông... trước khi dựng khung nhà. Theo đơn vị thi công, khi công trình gần xong cơ bản sẽ tiến hành mắc điện nước và chuyên chở các vật tư y tế vào bệnh viện.
Một khu khác đã làm xong các lán trại, đặt hàng trăm giường cho công nhân ở lại ngay tại công trường để phòng chống dịch. Trong thời gian tới tới, chủ đầu tư sẽ huy động thêm nhân công để đảm bảo kịp tiến độ.
Cách đó hơn 10 km, dự án Bệnh viện dã chiến Bình Chánh với quy mô 3.500 giường đang thi công trên khu đất rộng 5,6 ha ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh), hiện đạt khoảng 17% tiến độ.
Dự án đang trong quá trình san lấp mặt bằng để làm móng với gần 200 công nhân thi công cả ngày đêm. Công trình được sử dụng cho điều trị, cách ly người nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV.
Theo kế hoạch, nơi đây sẽ đưa vào hoat động 1.200 giường vào cuối tháng 8. Trong tháng 9 sẽ hoàn thành nốt 2.300 giường còn lại.
TP HCM đã lập tổng cộng 11 bệnh viện dã chiến tại TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh, quận 5 và quận 12, với tổng hơn 30.000 giường, tiếp nhận các trường hợp mới mắc hoặc đang được cách ly (F1) không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ.
Ngoài ra, thành phố có 5.000 giường của các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19, trong đó một số bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân nặng.
Đến sáng 17/7, TP HCM ghi nhận tổng cộng 25.682 ca nhiễm, xếp đầu cả nước; gần 15.000 người đang cách ly tập trung và hơn 37.000 trường hợp cách ly tại nhà.
11 ổ dịch hiện hành tại TP HCM Sở Y tế thành phố ghi nhận 11 chuỗi lây nhiễm lớn đang hiện hành ở nhiều quận huyện, gồm ba chuỗi ở quận Tân Bình, một chuỗi liên quan chợ Vườn Chuối tại quận 3. Theo báo cáo ngày 6/7 của Sở Y tế gửi UBND thành phố, 11 ổ dịch trên địa bàn hiện nay bao gồm: Ổ dịch chợ Vườn...