Trên 25.000 người Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ đã hồi hương
Ngày 24/12, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya cho biết trên 25.000 người Syria đã trở về nhà từ Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi diễn ra sự thay đổi quyền lực ở Damascus.
Người tị nạn Syria hồi hương tại cửa khẩu Cilvegozu, Reyhanli, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 10/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của gần 3 triệu người Syria tị nạn chạy trốn khỏi cuộc xung đột nổ ra vào năm 2011 và sự hiện diện của họ đã trở thành vấn đề đối với chính phủ của Tổng thống Tayyip Erdogan.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Yerlikaya cho biết: “Số người trở về Syria trong 15 ngày qua đã vượt quá 25.000 người”. Ankara đang liên lạc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo mới của Syria và hiện đang tập trung vào việc hồi hương tự nguyện của những người tị nạn Syria, đồng thời hy vọng sự thay đổi quyền lực ở Damascus sẽ cho phép nhiều người trong số họ trở về nhà.
Video đang HOT
Ông Yerlikaya cho biết văn phòng di trú sẽ được thành lập tại Đại sứ quán và lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Damascus và Aleppo để có thể lưu trữ hồ sơ của những người Syria trở về.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mở lại đại sứ quán của mình tại Damascus, gần một tuần sau khi Syria có chính phủ lâm thời và 12 năm sau khi phái bộ ngoại giao này đóng cửa khi xảy ra nội chiến ở Syria.
Trong diễn biến khác, cùng ngày, báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin chính quyền Ankara và lực lượng đang nắm quyền ở Syria có thể tiến hành chiến dịch quân sự chung chống lại lực lượng dân quân người Kurd nếu họ từ chối hạ vũ khí.
Chính phủ lâm thời Syria cũng sẽ kêu gọi các tay súng của đảng Công nhân người Kurd (PKK) và tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng từ bỏ vũ khí và gia nhập quân đội mới ở Syria.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ nhiều người nghi ngờ liên quan đến phong trào Fethullah Glen
Ngày 28/8, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya thông báo, cảnh sát đã bắt giữ 20 người tại 11 tỉnh vì nghi ngờ liên quan đến phong trào Fethullah Glen, một nhóm tôn giáo bị Ankara coi là 'tổ chức khủng bố'.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các cuộc trấn áp mạnh mẽ đối với các thành viên phong trào Glen. (Nguồn: Turkish Minute)
Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Yerlikaya cho biết những người bị bắt giữ bao gồm các nghi phạm có liên quan đến giáo phái Glen, những người sử dụng ứng dụng nhắn tin ByLock, hoặc bị cáo buộc liên lạc bí mật qua điện thoại công cộng với những người trong phong trào này. Một số cá nhân bị giam giữ cũng là những người có bản án do liên quan đến Glen và hiện đang tại ngoại.
ByLock được xem là công cụ liên lạc bí mật giữa những người ủng hộ phong trào Glen, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các tin nhắn qua ByLock liên quan đến cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7/2016.
Phong trào Glen, do giáo sĩ Fethullah Glen sáng lập, bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành và bị coi là "tổ chức khủng bố". Phong trào này phủ nhận mọi liên quan đến âm mưu đảo chính năm 2016 hoặc các hoạt động khủng bố.
Kể từ cuộc đảo chính bất thành, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các cuộc trấn áp mạnh mẽ đối với các thành viên phong trào Glen.
Hàng ngàn người đã bị bỏ tù, và nhiều người khác buộc phải rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ để tránh sự truy quét của chính phủ.
Các nhà chức trách thường dựa vào lời khai của nhân chứng và hồ sơ điện thoại để xác định và truy tố các thành viên phong trào. Trong các phiên tòa, nhiều bị cáo được khuyến khích khai báo về các thành viên khác để nhận án nhẹ hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 42 nghi phạm liên quan đến vụ đảo chính bất thành năm 2016 Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya ngày 15/2 thông báo các lực lượng an ninh của nước này đã bắt giữ 42 nghi phạm do liên quan đến một phong trào bị báo buộc dàn dựng âm mưu đảo chính hồi năm 2016. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trên nền tảng truyền thông xã hội, Bộ trưởng Yerlikaya cho biết đây...