Trên 20 tỷ đồng thất thoát trong xây dựng
Liên quan đến nhiều sai phạm nghiêm trọng về đầu tư xây dựng tại huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), sáng 14/6, thanh tra tỉnh Kiên Giang tiến hành họp báo, công bố kệt luận thanh tra. Theo bản kết luận, tổng số tiền các chủ đầu tư làm thất thoát là hơn 20,3 tỷ đồng.
Dự án nông nghiệp “trôi sông” 4,3 tỷ đồng
Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, qua thanh tra 78 công trình xây dựng do Phòng NN&PTNT huyện Tân Hiệp làm chủ đầu tư, đã phát hiện sai phạm tổng số tiền trên 4,35 tỷ đồng, trong đó sử dụng sai mục đích, ứng vốn sai quy định trên 2,27 tỷ đồng, thanh quyết toán khống trên 2,07 tỷ đồng. Đáng chú ý như các công trình thủy lợi thuộc các kênh 3B, 4B, kênh 10B Đông Bình, kênh 10B-9B và kênh 6 Đông Thọ, chủ đầu tư (Phòng NN-PTNT huyện) đã cho các nhà thầu ứng vốn trước nhưng không thi công, cấu kết lập khống hồ sơ để quyết toán hàng trăm triệu đồng mỗi công trình.
Nhiều công trình thuỷ lợi kém chất lượng do bị các nhà thầu “rút ruột” (ảnh Đ. Chánh)
Đặc biệt, tại dự án kè chống sạt lở vùng lũ Tân Hiệp (có tổng vốn đầu tư 205,363 tỷ đồng do trung ương hỗ trợ), UBND huyện được giao làm chủ đầu tư, Phòng NN-PTNT quản lý điều hành, dù công tác đấu thầu, danh sách các đơn vị trúng thầu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng vẫn triển khai thi công. Ngoài ra, qua thanh tra phát hiện Ban quản lý chi sai quy định số tiền trên 360 triệu đồng, chi khống hơn 170 triệu đồng. Ngoài ra, Ban quản lý còn chi mua trang thiết bị trị giá hơn 449 triệu đồng nhưng không nhận hàng mà ký gửi tại nơi mua hơn 1 năm, đến khi bị thanh tra mới nhận hàng về.
Trong kết luận Thanh tra tỉnh còn phát hiện nhiều đơn vị tại huyện Tân Hiệp “ăn” cả tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt. Cụ thể, có đến 10/12 đơn vị (11 xã và 1 trại thực hành thuộc Phòng NN-PTNT huyện quản lý) nhận tiền có sai phạm, trong đó 9 đơn vị thanh quyết toán khống và chi giám sát, chi phí quản lý hơn 413,1 triệu đồng, 1 đơn vị sử dụng vốn sai mục đích gần 66 triệu đồng.
Video đang HOT
Nhà vượt lũ chưa ở đã tốc mái
Đối với việc xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ, UBND huyện giao cho BQL Dự án Đầu tư – Xây dựng (ĐT-XD) huyện quản lý, tuy nhiên qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm nghiệm trọng. Nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng dù không có năng lực tài chính và kinh nghiệm thực tiễn nhưng Hội đồng thẩm định vẫn cho trúng thầu. Từ đó các đơn vị thi công “rút ruột” công trình, dẫn đến chất lượng kém không thể đưa vào sử dụng.
Cụ thể như tuyến dân cư vượt lũ Đòn Dông từ kênh 3 đến kênh 0, thi công xây dựng 300 căn nhà (do Cty TNHH Ba Sẳn trúng thầu) và bị sự cố lốc xoáy làm sập đổ, tốc mái…
Nhiều căn nhà vượt lũ ở cụm dân cư Đòn Dong dân chưa vào ở đã bị tốc mái (ảnh Việt Tiến)
Theo kết luận của đoàn thanh tra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà chưa vào ở đã tốc mái là do thi công không đúng thiết kế, thay đổi chủng loại vật tư và cấu kiện công trình, đến nay vẫn chưa khắc phục được. Ngoài ra, qua thanh tra còn phát hiện 3 cụm dân cư với 55 căn nhà, 4 nhà lồng chợ các xã xây dựng kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu sử dụng. BQL Dự án ĐT-XD huyện Tân Hiệp còn sử dụng trên 6,21 tỷ đồng tiền bán nền nhà cụm dân cư chi tạm ứng sai quy định cho các công trình khác.
Các công trình y tế, giáo dục cũng bị “rút ruột”
Trên lĩnh vực giáo dục, qua thanh tra 4 công trình do Phòng GD-ĐT huyện Tân Hiệp làm chủ đầu tư, Đoàn Thanh tra đã phát hiện tổng sai phạm gần 255 triệu đồng. Trong đó, quyết toán khống khối lượng, đầu tư sai chủng loại vật tư tổng số tiền trên 142,4 triệu đồng, đơn vị thi công chiếm đoạt vốn ngân sách hơn 96,5 triệu đồng, sử dụng vốn sai mục đích 15 triệu đồng.
Trong lĩnh vực đầu tư cho Y tế có đến 9/13 công trình bị chậm tiến độ, ít là 74 ngày, nhiều lên đến 240 ngày. Đáng nói, Trưởng phòng Y tế huyện là ông Nguyễn Văn Thế, nhận từ BQL Dự án ĐT-XD huyện số tiền hơn 46,8 triệu đồng nhưng không nhập quỹ mà giữ lại tự chi xài cá nhân.
Mặc dù các tổ chức, cá nhân có nhiều sai phạm về đầu tư – xây dựng, quản lí và sử dụng vốn,.. gây thất thoát cho nhà nước trên 20,3 tỷ đồng nhưng đoàn Thanh tra tỉnh chỉ kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
Ngoài ra một số công trình xây dựng khác gồm: Khu hành chính mới huyện Tân Hiệp, trụ sở làm việc một số xã qua thanh tra cũng phát hiện nhiều sai phạm như không tuân thủ nguyên tắc đầu tư xây dựng, tạm ứng vốn sai quy định, quyết toán khống khối lượng công việc.
Theo kết luận Thanh tra tỉnh Kiên Giang, Huyện tân Hiệp là huyện có điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì lợi thế này, huyện Tân Hiệp được UBND tỉnh chọn làm huyện điểm xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện việc đầu tư và xây dựng một số lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, giáo dục, y tế,… có nhiều sai phạm nghiêm trọng, gây thất thoát cho nhà nước trên 20,3 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, trong kết luận thanh tra do ông Ngô Quang Hưởng – Chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang – ký, đoàn thanh tra chỉ kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với những tổ chức và cá nhân có hành vi sai phạm chính sách pháp luật về đầu tư – xây dựng; quản lí, sử dụng vốn và mua tài sản đã gây thất thoát cho nhà nước trên 20 tỷ đồng
THeo Dantri
Nhói lòng vụ lừa 170 tờ vé số
Sáng 10-4, nhiều người chứng kiến cảnh một phụ nữ kêu khóc thảm thiết vì bị lừa mất 170 tờ vé số trị giá gần 2 triệu đồng.
Vào thời điểm trên, chị Mai Thị Trung (53 tuổi, quê Thanh Hóa, hiện tạm trú phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa) đi bán vé số dạo ngang qua một công trình xây dựng trên đường Dương Tử Giang (phường Tân Tiến). Tại đây, một người đàn ông khoảng 60 tuổi, tự xưng là "bảo vệ công trình" xây dựng gọi chị lại nhưng không mua vé số. Người này nói với chị Trung rằng công nhân trong công trường thường mua vé số, chị Trung vào đó mà bán. Nghe vậy, chị Trung định vào công trường để bán thì người "bảo vệ" ngăn lại và nói: "Nội quy ở đây cấm người lạ vào ra công trình, chị đưa xấp vé số cho tôi vào bán giúp, còn chị ở ngoài trông xe".
Chị Trung kêu khóc khi biết bị lừa mất 170 tờ vé số. Ảnh: DUY ĐÔNG
Hơn 10 phút sau, tay "bảo vệ" đi ra nói với chị Trung rằng đã bán hết vé số, chị Trung đứng chờ lấy tiền, các công nhân sẽ ra đưa. Tuy nhiên, khi chị Trung vừa quay lưng thì người đàn ông "tốt bụng" nhanh chân biến mất. Biết mình bị lừa mất trắng vốn liếng, chị Trung dường như ngã quỵ.
Người dân chung quanh biết được sự việc đã góp lại giúp người phụ nữ bán vé số tội nghiệp này được gần 500.000 đồng.
Theo Dantri
Khởi tố lái xe và bảo vệ chiếm đoạt tài sản của công ty Lợi dụng sự sơ hở của công ty, 2 đối tượng Chiến và Lực, là lái xe và bảo vệ của công ty TNHH Thương mại Thủ đô đã chiếm đoạt tài sản của công ty với giá trị lên tới 140 triệu đồng. Ngày 13-12, CAQ Long Biên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt Nguyễn Đình Chiến (SN...