Trẻ tử vong sau tiêm: Ai chịu trách nhiệm?
“Nếu xác định trẻ tử vong do nhầm thuốc, cả Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch UBND tỉnh tại nơi đó sẽ có phần trách nhiệm”.
GS.TS. Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại buổi tọa đàm trực tuyến “ Tiêm chủng mở rộng: Những vấn đề cần giải đáp” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng nay (2/8).
Nếu tiêm nhầm vắc xin, ai chịu trách nhiệm?
Tại buổi tọa đàm, khá nhiều câu hỏi gửi đến có liên quan đến vụ việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin ở Quảng Trị hôm 20/7. Nhiều ý kiến thắc mắc về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh đến nay vẫn chưa được làm rõ.
GS. TS. Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, về cơ bản có 3 nguyên nhân chính là: do vắc xin; do quy trình tiêm chủng; do tỉ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi/1000 trẻ sống (hội chứng đột tử của trẻ sơ sinh).
Theo GS Huấn, Hội tư vấn chuyên môn phủ nhận thông tin trẻ tử vong do đột tử. Do đó, chỉ còn nguyên nhân do vắc xin hoặc quy trình tiêm chủng. Hiện tại, Bộ Y tế chuyển điều tra xác định nguyên nhân sang Bộ Công an.
“Tôi cũng nghi ngờ rằng không có vắc xin nào làm 3 trẻ tử vong một lúc, cùng triệu chứng, cùng một địa điểm tiêm, với 2 lô vắc-xin khác nhau… nên tôi cho rằng cần chuyển điều tra cho minh bạch hơn”, ông Huấn nói.
Video đang HOT
Người nhà đau đớn trước cái chết của con em sau tiêm vắc xin
Cũng tại buổi tọa đàm, có độc giả đặt vấn đề: Nếu 3 trẻ tử vong sau tiêm chủng ở Quảng Trị do tiêm nhầm thuốc ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Bởi nguy cơ tiêm nhầm thuốc có thể xảy ra do vắc xin viêm gan B đã để lẫn với sinh phẩm khác. Ngoài ra, việc đền bù cho các gia đình nạn nhân sẽ được thực hiện như thế nào?
GS.TS Trịnh Quân Huấn cho rằng, đây là vấn đề rất lớn và nước ta đã có Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Luật cũng nêu rất cụ thể trách nhiệm của từng người trong vấn đề liên quan đến tai biến tiêm chủng. Trong trường họp này nếu do vắc xin, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm.
Các chuyên gia hàng đầu về vắc xin giải đáp thắc mắc của độc giả trong buổi tọa đàm. Ảnh: Dương Ngân
Nếu do quy trình tiêm chủng có nhầm thuốc như câu hỏi, đã có trong quy định của Luật, có liên quan đến cả 4 cấp. Trong đó, Chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp nguồn ngân sách đủ cho công tác tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ y tế chịu trách nhiệm về tất cả các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng phải chịu trách nhiệm về tổ chức tư vấn triển khai hoạt động tiêm chủng. Và thứ 3 là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh phải chỉ đạo cụ thể triển khai hoạt động tiêm chủng tại địa phương.
“Nói tiêm dịch vụ ít nguy cơ hơn là chưa có cơ sở”
Tại buổi tọa đám, một người dân ở Đồng Nai có chia sẻ: “Tôi phát khóc khi nghe mọi người bảo tiếc gì một chút tiền, nhỡ con làm sao lại ân hận cả đời. Rồi vắc-xin mà miễn phí, chất lượng có đảm bảo không, bảo quản có tốt không? Vài trăm nghìn tiêu thì cũng hết…và cuối cùng, tôi đã đưa con đi tiêm vắc xin dịch vụ”.
Vậy nhiều người lo ngại, liệu tiêm chủng mở rộng của Nhà nước có nhiều nguy cơ tai biến hơn tiêm dịch vụ?
Trước câu hỏi này, GS. Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm Vắc xin và Sinh phẩm y tế nhận xét, đây là câu hỏi rất thực tế. “Chúng ta không có lý do gì để trách các bà mẹ, bởi đó là sự lựa chọn tự nguyện. Tuy nhiên, nếu nói rằng, vắc xin tiêm dịch vụ ít tai biến hơn vắc xin tiêm chủng mở rộng là chưa đúng mức, chưa có cơ sở”, ông Bảng nói.
Theo GS.TS. Nguyễn Đình Bảng, nói tiêm dịch vụ ít nguy cơ hơn là chưa có cơ sở. Ảnh: Chinhphu.vn
Để có thể so sánh được vắc xin tiêm dịch vụ và tiêm chủng mở rộng, loại vắc xin nào gây ra ít hoặc nhiều biến chứng hơn vắc xin kia thì cần điều tra trên phương pháp khoa học thật sự. Theo ông Bảng, cho đến nay chưa có nghiên cứu, kết luận vắcxin nào ít biến chứng hơn.
Dù là vắc xin tiêm dịch vụ thì vẫn nằm trong sự kiểm soát của Bộ Y tế và các cơ sở tiêm dịch vụ vẫn là các cơ sở y tế. Tất cả vẫn thực hiện quy trình nghiêm ngặt về tiêm chủng như đối với vắc xin tiêm chủng mở rộng. “Tiêm dịch vụ phải trả tiền, còn tiêm chủng mở rộng không phải trả tiền, còn chất lượng vắc xin, theo tôi, là không khác biệt”, ông Bảng nói.
Theo D.Thu (Khampha.vn)
Phòng tiêm chủng ăn bớt vaccine: Lập đường dây nóng mới
Trong diễn biến khắc phục sự cố và siết chặt quy trình tiêm chủng sau vụ việc phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội) bị phát hiện ăn bớt vaccine tiêm cho trẻ, ngày 10-5, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội đã thiết lập đường dây nóng và tăng cường bác sĩ tại các điểm tiêm chủng để tư vấn tiêm chủng cho người dân.
Sau khi tiêm vaccine cho trẻ, các bậc phụ huynh cần kiểm tra lọ vaccine và giữ lại hộp
Chưa phát hiện có sai phạm hệ thống
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc TTYTDP Hà Nội cho biết, hiện nay qua rà soát quy trình tiêm chủng ở phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh cũng như 2 phòng tiêm chủng khác thuộc quản lý của Trung tâm, vẫn chưa phát hiện bằng chứng cho thấy hành vi ăn bớt vaccine của nhân viên phòng tiêm là có tính hệ thống. Một mặt, việc xuất vaccine đều có kiểm kê hàng ngày nên muốn biết nhân viên tiêm chủng có gian lận vaccine hay không thì chỉ cần kiểm tra đầu buổi, cuối buổi xem số vaccine được xuất ra có khớp với số đã tiêm hay không. Nói cách khác, đầu ngày, tại mỗi điểm tiêm vaccine đều có nhân viên kiểm kê số vaccine phát ra, đến cuối ngày lại thống kê số vaccine đã dùng, từ đó sẽ ra số vaccine còn lại, số trẻ đã được tiêm vaccine trong ngày, số tiền, số ticke phát, vì các vỏ lọ vaccine đã tiêm đều phải cho vào túi, lưu giữ trong vòng 14 ngày. Hiện tại, TTYTDP Hà Nội đã cho kiểm tra ở phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh và thấy các số liệu này khớp nhau.
Liên quan đến nghi vấn việc ăn bớt vaccine nói trên là hành vi có chủ ý, ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, đến thời điểm này, qua kiểm tra, rà soát TTYTDP vẫn chưa phát hiện bằng chứng cho thấy đây là việc cố tình bớt xén. Mỗi lọ vaccine là một liều đơn, khi tiêm cho trẻ phải là lọ nguyên. Vaccine tiêm cho trẻ được bảo quản theo dây chuyền lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C, về nguyên tắc lọ vaccine đã mở để tiêm cho trẻ này thì tuyệt đối không được sử dụng tiếp để tiêm cho trẻ khác. Với quy trình tiêm chủng chặt chẽ như thế nên việc tái sử dụng vaccine thừa cho trẻ khác là rất khó xảy ra. Theo Giám đốc TTYTDP Hà Nội, do tại Trung tâm chưa phát hiện trường hợp sai phạm về lỗi này nên hiện không thể đánh giá được chính xác mức độ tác hại nếu sử dụng vaccine thừa để tiêm cho trẻ khác là thế nào.
Tuy vậy, một số bác sĩ nhi khoa, chuyên gia về tiêm chủng đều cho rằng, nếu sử dụng vaccine dư thừa ở lọ vaccine đã mở để tiêm cho trẻ khác thì sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai, nếu sử dụng lại lượng vaccine dư thừa trong lọ để tiêm cho trẻ khác thì nguy hiểm ở chỗ vaccine được tiêm bị thiếu hoặc thừa liều theo quy định, trong trường hợp dồn vaccine dư thừa từ nhiều lọ khác nhau thì chất lượng vaccine đó không phải là một khối thống nhất, không đảm bảo an toàn tuyệt đối như lấy ra từ một lọ. Mặt khác, vaccine khi đã mở lọ, lấy ra thì phải tiêm ngay, nếu là lượng vaccine dư thừa đã được mở nắp nhưng để ngoài môi trường thì sẽ gây hỏng thuốc, không còn tác dụng bảo vệ.
Chịu trách nhiệm về chất lượng tiêm chủng
Đúng như đã hứa khi trả lời báo chí chiều 9-5, ngay trong ngày 10-5, TTYTDP Hà Nội đã thiết lập đường dây nóng mới số điện thoại 0439035688 để phục vụ riêng cho việc tiếp nhận phản ánh liên quan đến vụ việc gian lận vaccine tại phòng tiêm chủng thuộc Trung tâm. Đồng thời, TTYTDP Hà Nội cũng tăng cường thêm 3 bác sĩ tại 3 phòng tiêm chủng thuộc quản lý của Trung tâm để làm nhiệm vụ trực điện thoại, tư vấn cho khách hàng. Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, tất cả những trẻ đã tiêm phòng tại phòng tiêm chủng của Trung tâm nếu thấy lo lắng, không an tâm thì có thể gọi đến đường dây nóng của Trung tâm để được tư vấn, hướng dẫn và giải thích cặn kẽ. Với những trẻ đã được tiêm phòng mà vẫn mắc bệnh đã tiêm phòng, nếu liên quan đến việc tiêm chủng tại TTYTDP Hà Nội thì Trung tâm sẽ chịu trách nhiệm.
Đại diện TTYTDP Hà Nội cũng chia sẻ, người dân khi đưa trẻ đi tiêm chủng, sau khi tiêm có thể yêu cầu nhân viên tiêm chủng cho mang vỏ hộp vaccine về giữ, còn vỏ lọ vaccine thì có thể yêu cầu được xem nhưng phải đưa lại để nhân viên phòng tiêm chủng lưu trong vòng 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Kêu gọi mọi người hãy cùng giám sát việc thực hiện quy trình tiêm chủng của nhân viên y tế khi đi tiêm chủng, song các chuyên gia dịch tễ cũng khuyến cáo người dân cần lưu ý là có một số loại vaccine mà nhà sản xuất luôn đóng dư lượng vaccine trong lọ so với liều tiêm, chẳng hạn như vaccine phòng ung thư cổ tử cung... Do đó, nếu thấy nhân viên tiêm chủng không rút hết thuốc trong lọ thì trước hết cần hỏi, đề nghị nhân viên đó giải thích lý do chứ không nên vội vàng quy chụp đó là hành vi "ăn chặn" vaccine.
Theo ANTD
Hành trình "tiêu hóa khỏe" vì cộng đồng Hơn 1 năm có mặt ở nhiều thành phố lớn trên cả nước, chuỗi chương trình "Tiêu hóa khỏe - trẻ ăn ngon" do các chuyên gia Nhi khoa giàu kinh nghiệm đảm nhiệm đã mang đến những kiến thức quý báu cho các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Từ năm 2012, chuỗi ngày hội tư vấn "Tiêu hóa khỏe -...